765 research outputs found

    HIỆU QUẢ CỦA DỊCH CHIẾT BẠC HÀ, SẢ VÀ BẠCH ĐÀN ĐỐI VỚI VI KHUẨN Ralstonia solanacearum GÂY BỆNH HÉO XANH TRÊN TRÊN CÂY ỚT

    Get PDF
    Tóm tắt: Bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum (Smith) Yabuuchilà một trong những bệnh quan trọng trên cây ớt, gây thiệt hại lớn về kinh tế và rất khó phòng trị. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh héo xanh bằng dịch chiết thực vật đã được tiến hành tại khoa Nông nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. Hiệu quả ức chế của ba loại dịch chiết thực vật bạc hà, sả và bạch đàn và từng loại dịch chiết kết hợp với bạc nitrate đối với vi khuẩn R. solanacearum đã được đánh giá trong điều kiện in vitro. Tất cả các dịch chiết cho hiệu quả ức chế đối với vi khuẩn R. solanacearum. Ngoài ra, dịch chiết có hiệu quả ức chế tốt đối với vi khuẩn khi kết hợp với bạc nitrate. Trong đó, dịch chiết bạch đàn có hiệu quả ức chế vi khuẩn cao, đạt 100% trong điều kiện in vitro nên tiếp tục được khảo sát trong điều kiện nhà lưới. 4 nghiệm thức với dịch chiết bạch đàn và nghiệm thức với acid oxolinic đều cho hiệu quả ức chế bệnh héo xanh trên cây ớt khá cao, hiệu quả giảm bệnh đạt 36,50–63,49%. Đặc biệt, ở nghiệm thức tưới dịch chiết bạch đàn sau khi lây bệnh 1 ngày có hiệu quả cao tương đương với nghiệm thức tưới acid oxolinic.Từ khóa: bệnh héo xanh, cây ớt, dịch chiết thực vật, R. solanacearum  Tóm tắt: Bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum (Smith) Yabuuchilà một trong những bệnh quan trọng trên cây ớt, gây thiệt hại lớn về kinh tế và rất khó phòng trị. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh héo xanh bằng dịch chiết thực vật đã được tiến hành tại khoa Nông nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. Hiệu quả ức chế của ba loại dịch chiết thực vật bạc hà, sả và bạch đàn và từng loại dịch chiết kết hợp với bạc nitrate đối với vi khuẩn R. solanacearum đã được đánh giá trong điều kiện in vitro. Tất cả các dịch chiết cho hiệu quả ức chế đối với vi khuẩn R. solanacearum. Ngoài ra, dịch chiết có hiệu quả ức chế tốt đối với vi khuẩn khi kết hợp với bạc nitrate. Trong đó, dịch chiết bạch đàn có hiệu quả ức chế vi khuẩn cao, đạt 100% trong điều kiện in vitro nên tiếp tục được khảo sát trong điều kiện nhà lưới. 4 nghiệm thức với dịch chiết bạch đàn và nghiệm thức với acid oxolinic đều cho hiệu quả ức chế bệnh héo xanh trên cây ớt khá cao, hiệu quả giảm bệnh đạt 36,50–63,49%. Đặc biệt, ở nghiệm thức tưới dịch chiết bạch đàn sau khi lây bệnh 1 ngày có hiệu quả cao tương đương với nghiệm thức tưới acid oxolinic.Từ khóa: bệnh héo xanh, cây ớt, dịch chiết thực vật, R. solanacearu

    ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA SỰ RA HOA VÀ PHÁT TRIỂN TRÁI NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG (DIMOCARPUS LONGAN (LOUR.) STEUD VAR. XUONG COM VANG)

    Get PDF
    Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu đặc tính sinh học sự ra hoa và phát triển trái của giống nhãn Xuồng Cơm Vàng nhằm làm cơ sở cho những nghiên cứu cải thiện năng suất và phẩm chất góp phần phát triển bền vững vùng trồng nhãn ở địa phương. Thí nghiệm được thực hiện trên giống nhãn Xuồng Cơm Vàng tháp trên gốc nhãn Long, cành ghép 4 năm tuổi tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 3-8/2005. Kết quả cho thấy nhãn Xuồng Cơm Vàng ra hoa trong tháng Tư, thu hoạch vào tháng Tám với tỉ lệ ra hoa trên 80%, trung bình mỗi phát hoa có 1.514,2 hoa, trong đó có 20% là hoa cái và lưỡng tính.  Tỉ lệ đậu trái tương đối thấp (13%). Rụng trái non tập trung trong giai đoạn 30 ngày sau khi đậu trái, rụng trái non đến thời kỳ thu hoạch tổng cộng hết 77%, thu họach đạt 9,6 trái/chùm. Trái phát triển trong 12 tuần theo một đường cong đơn giản. Trọng lượng trái tăng nhanh từ tuần thứ 6-11 do sự phát triển của thịt trái. Trái có trọng lượng 21,9 ± 0,5 g, trong đó thịt trái chiếm tỉ lệ 62%

    Nghiên cứu tổng hợp các hybrid mới của artemisinin với zidovudin (AZT)

    Get PDF
    The synthesis of new hybrids of artemisinin with zidovudin (AZT) was described via six-step procedure. Firstly, the reaction of dihydroartemisinin (2) with NaN3 in the presence of (CH3)3SiCl and a catalytic amount of KI in CH2Cl2 at ice water temperature gave 10β-azidoartemisinin (4). This compound was then hydrolysed by Ph3P in THF/H2O at 65 oC for 6 h to furnish 10β-azidoartemisinin (5). Next, the reaction of 5 with anhydride dicacboxylics (anhydride glutaric, 3,3-dimethyl anhydride glutaric) in the presence of DMAP gave new intermediates 7a,b. Compound 6 was obtained by the reaction of 5 with suberic acid monomethyl ester in CH2Cl2 in the presence of EDC and DMAP at ambient temperature, followed by the hydrolysis in CH2Cl2/EtOH = 9:1 using NaOH 0.2 N. Finally, the reaction of 6 and 7a,b with AZT in CH2Cl2 using EDC and DMAP as a catalytic system afforded novel hybrids 8a-c in moderate yields. The structures of synthesized compounds were confirmed based on spectroscopic methods: IR, NMR and HRMS. Keywords. Artemisinin, dihydroartemisinin, artemether, arteether, sodium azide, hybrid

    ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ CẤU TRÚC PHÂN TỬ CỦA LOÀI THIÊN MÔN CHÙM (ASPARAGUS RACEMOSUS WILD.) TẠI TỈNH GIA LAI, VIỆT NAM

    Get PDF
    Tóm tắt: Thông qua các thông số về hình thái lá, hoa, quả, và rễ củ, các tác giả đã xác định đối tượng nghiên cứu là Thiên môn chùm (Asparagus racemosus). Mặt khác, để tăng độ tin cậy, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc phân tử của loài thực vật này để xác định các thông số về di truyền học thực vật gồm (1) Trong sơ đồ cây phả hệ vùng trình tự ITS1, mẫu phân tích (Analysis sample-AS) xếp gọn giữa taxa Asparagus racemosus GU474426 và taxa A. racemosus KR215620 đã được công bố trên GenBank với độ tin cậy (bootstrap) 99%; mẫu AS và taxa Asparagus cochinchinensis JN171595 và taxa A. cochinchinensis JN171599 xếp ở 2 nhánh phả hệ khác nhau; (2) Trong cây phả hệ vùng trình tự matK, mẫu AS xếp chung nhóm với loài Asparagus rcemosus KR215620 với độ tin cậy (bootstrap) 64%; mẫu AS và loài Asparagus cochinchinensis xếp ở 2 nhánh phả hệ khác nhau. Như vậy, loài thực vật thuộc chi Măng tây phân bố tự nhiên tại tỉnh Gia Lai, Việt Nam chính là Thiên môn chùm (Asparagus racemosus Wild.).Từ khóa: Thiên môn chùm, cấu trúc phân tử, Gia Lai, Việt Na

    KIẾN TRÚC PHÁP THUỘC TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

    Get PDF
    Up till now, architectural buildings in French colony have not much been researched adequately in spite of they play an integral role of Hue architecture. Based on field survey by observation, taking photos and measurement, 55 buildings can be divided into 5 types: public buildings, office, villas/ private houses, religious buildings, and other buildings. These surveyed buildings can divided into 6 architectural styles according to building cube, facade decoration, structure, building materials,… These 6 architectural styles are Neo-classicism, French local architecture, Art Deco, Eurasian architecture, Pre-colonial architecture, and new architectural style. This study analyzed and provided characteristics of those architectural styles of French colonial buildings in Hue. This is a rationale for next researches for determining French colonial values and orientating preserved solutions, valuable improvement in future.Cho đến nay, các công trình kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc vẫn đang ít được quan tâm nghiên cứu đúng mức dù chúng đóng một vai trò không thể thiếu của quỹ kiến trúc Huế. Dựa vào khảo sát thực địa bằng chụp ảnh, quan sát và đo vẽ, 55 công trình được phân thành 5 loại hình: công cộng, công sở, biệt thự/ nhà tư, tôn giáo, và công trình khác. Dựa vào hình khối kiến trúc, trang trí mặt đứng, kết cấu, vật liệu, những công trình này được chia thành 6 phong cách kiến trúc, đó là tân cổ điển, địa phương Pháp, Art Deco, kiến trúc kết hợp Âu - Á, tiền thuộc địa, và kiến trúc mới.. Nghiên cứu này đã phân tích và nêu đặc trưng các phong cách kiến trúc của các công trình thời Pháp thuộc tại Huế. Đây sẽ là cơ sở cho các bước nghiên cứu tiếp theo trong việc xác định giá trị quỹ kiến trúc Pháp thuộc tại Huế và định hướng giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị trong tương lai

    TÍNH CHẤT QUANG CỦA MÀNG PHỦ POLYVINYL PYROLIDON (PVP) BỌC PHỦ HẠT NANO ZnS:Mn TỔNG HỢP BẰNG PHƯƠNG PHÁP HOÁ HỌC

    Get PDF
    THE OPTICAL PROPERTIES OF THE POLYVINYL PYRROLIDONE (PVP) CAPPED ZnS:Mn NANOCRYSTALLINE SYNTHESIZED BY CHEMICAL METHOD This study has been carried out on the optical properties of PVP (polyvinyl pyrrolidone) capped ZnS:Mn nanocrystalline powders and thin film. The influence of the concentration of PVP capping polymer on the optical properties of the PVP capped ZnS:Mn nanocrystalline thin films synthesized by the wet chemical method with the optimal Mn concentration was studied. The microstructures of the samples were investigated by the X-ray diffraction (XRD) patterns, the atomic absorption spectroscopy AAS-600, and transmission electron microscopy (TEM). The results showed that the prepared samples belonged to the sphalerite  structure with the average particle size of about 2 - 3 nm. The optical properties of samples were studied by measuring photoluminescence (PL) spectra in the wavelength range from 325 nm to 700 nm at 300 K. The luminescence spectra of PVP showed the blue emissiom with maximum of 425 nm. While the PVP coating did not affect the microstructure of ZnS:Mn nanomaterial, the PL spectra of the samples were found to be affected by the PVP concentration.

    Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch trên vịt và vịt Xiêm đối với vaccine H5N1 Re-6 tại Kiên Giang

    Get PDF
    Khảo sát đáp ứng miễn dịch của vịt và vịt Xiêm đối với vaccine H5N1 chủng Re-6 bằng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (HI) cho thấy lúc 14 ngày tuổi trước khi tiêm phòng đàn vịt và vịt Xiêm hoàn toàn không có kháng thể đủ bảo hộ; 21 ngày sau khi tiêm phòng lần 1 lúc vịt và vịt Xiêm được 35 ngày tuổi tỷ lệ bảo hộ của vịt là 68,18% (30/44) tương ứng với giá trị GMT là 3,32log2, trên vịt Xiêm là 60% (12/20) tương ứng với giá trị GMT là 2,4log2; lúc 30 ngày sau khi tiêm phòng lần 2 tỷ lệ bảo hộ của vịt là 100% (44/44) tương ứng với giá trị GMT là 5log2, trên vịt Xiêm là 75,0% (15/20) tương ứng với giá trị GMT là 3,45log2; lúc 60 ngày sau khi tiêm phòng lần thứ 2 tỷ lệ bảo hộ của vịt là 93,18% (41/44) tương ứng với giá trị GMT là 4,59log2, trên vịt Xiêm là 70,0% (14/20) tương ứng với giá trị GMT là 3,02log2. Hai mươi mốt ngày sau khi tiêm phòng lần 1, vịt và vịt Xiêm chưa có đủ kháng thể để bảo hộ đàn. Đáp ứng miễn dịch của vịt Xiêm đối với vaccine H5N1 chủng Re-6 chậm hơn so với vịt

    Phân lập và xác định nấm gây hại trên cây nghệ (Curcuma)

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm tìm ra những dòng nấm gây hại trên củ nghệ (Curcuma) được bảo quản làm dược liệu. Quá trình phân lập và nhận diện sơ bộ thông qua đặc điểm hình thái được 17 dòng nấm gây hại từ bốn mẫu nghệ tươi là nghệ Bình Phước, nghệ Indonesia, nghệ Xà Cừ, nghệ Đen và ba mẫu nghệ khô là AGZG030510, AGZG010510, DL020611. Tất cả các dòng nấm được phân lập đều có hại trên thực vật. Mười lăm dòng nấm được tuyển chọn từ mười bảy dòng trên để tiến hành định danh bằng kỹ thuật PCR và giải trình tự vùng gene ITS. Kết quả cho thấy có bảy dòng nấm thuộc chi Fusarium gồm: F. oxysporum, F. chlamydosporum, F. verticilliodes và bốn dòng F. proliferatum; ba dòng thuộc chi Aspergillus: A. flavus, A. terreus, A. tubingensis; hai dòng thuộc chi Penicillium; một dòng Rhizopus oryzae; một dòng Dichotomomyces cejpii và một dòng Coriolopsis polyzona. Từ các dòng nấm đã định danh xác định được giản đồ phả hệ thể hiện độ tương quan di truyền giữa chúng. R. oryzae và C. polyzona thuộc hai nhánh khác vì chúng thuộc hai ngành nấm lớn là Zygomycetes và Basidiomycestes. Các loài nấm còn lại được chia làm hai nhánh có chỉ số bootstrap 87% và cùng thuộc Ascomycetes

    Khảo sát tương tác của tuyến trùng Meloidogyne incognita và nấm Fusarium oxysporum f.sp. cubense trên cây chuối già Nam Mỹ (Musa acuminata) trong điều kiện nhà lưới

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát sự tương tác giữa tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne incognita và nấm Fusarium oxysporum f.sp. cubense gây bệnh héo rũ Panama trên giống chuối già Nam Mỹ Musa cavendish “Grande Naine” đánh giá sự tương tác đồng thời của hai tác nhân mầm bệnh và sự gia tăng tuần tự của mật số tuyến trùng đến triệu chứng héo rũ Panama. Kết quả ghi nhận tại các thí nghiệm được lây nhiễm kết hợp đồng thời hai tác nhân tuyến trùng và nấm bệnh đều có chỉ tiêu sinh trưởng của cây thấp hơn, biểu hiện triệu chứng héo rũ và/hoặc thiếu dinh dưỡng nặng hơn so với khi lây nhiễm riêng lẻ, mức độ này tăng nhanh và trầm trọng hơn theo sự gia tăng mật số tuyến trùng hiện diện đồng thời. Nghiệm thức mật độ tuyến trùng Meloidogyne incognita 1 con/g đất và nấm Fusarium oxysporum 106 bào tử/mL thì sự phát triển của cây đã giảm và thấp hơn so với nghiệm thức chỉ xâm nhiễm riêng lẻ và sự gia tăng triệu chứng héo rũ tỷ lệ thuận với mật số tuyến trùng M. incognita. Tuy nhiên, thí nghiệm lây nhiễm 4 con tuyến trùng/g đất tương tác với 106 bào tử nấm/mL thì mật độ tuyến trùng gia tăng thấp nhất cho thấy với mật độ lây nhiễm ban đầu cao đã có sự cạnh tranh giữa hai tác nhân ký sinh

    ẢNH HƯỞNG ÁNH SÁNG VÀ DINH DƯỠNG TRONG QUÁ TRÌNH NHÂN GIỐNG RONG MƠ - SARGASSUM POLYCYSTUM C. AGARDH TỪ HỢP TỬ

    Get PDF
    Increasing the growth of germlings and decreasing fouling algae are two main constraints for the seedling production of Sargassum in laboratory condition. These results indicate that the growth of germlings was best in nutrient concentration of NaNO­­3 : KH2PO4= 4 : 0,4 mg/L and photon irradiance of 510 µmol photon/m2/s. During the experiment, fouling was controlled by degration of photon irradiance. Seedlings of  0.2cm length could be achieved after 2 month of tank culture. However, seedlings of 2 cm length could be achieved after 4,5 month of tank culture from seedlings of 0.2 cm  length. These results indicate that the growth of seedling was low during their nursery cultivation stage at laboratory. Therefore, successful cultivation in nursery stage is essential for field conduction.Sự gia tăng tốc độ phát triển của cây giống và giảm rong tạp là hai khó khăn chính trong quá trình sản xuất giống rong Mơ trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy hàm lượng dinh dưỡng NaNO­­3 : KH2PO4= 4 : 0,4 mg/L và mức ánh sáng 510 µmol photon/m2/s tốt cho sự phát triển của cây rong Mơ con. Trong thí nghiệm, rong tạp cũng được hạn chế bằng cách giảm cường độ ánh sáng. Cây giống đạt chiều cao 0,2 cm sau 2 tháng nuôi cây con từ hợp tử và cây giống đạt chiều cao 2 cm sau 4,5 tháng nuôi trong bể từ cây con có chiều cao 0,2 cm. Kết quả cho thấy, sự phát triển của cây con trong giai đoạn ươm giống từ 0,2 đến 2 cm trong phòng thí nghiệm là rất thấp. Vì lẽ đó, để có giống đáp ứng được tiêu chuẩn cây giống sau thời gian ươm cần thiết phải tiến hành ươm giống ngoài tự nhiên
    corecore