13 research outputs found

    ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÙNG ĐÊ BAO LỬNG TỈNH AN GIANG

    Get PDF
    Mục đích của nghiên cứu là đánh giá sự tác động của yếu tố khí tượng - thủy văn khác nhau (bao gồm: Nhiệt độ, số giờ nắng, lượng mưa và mực nước) đến năng suất lúa ở tỉnh An Giang bằng cách phân tích các xu hướng và sự tương quan giữa các yếu tố thực đo với năng suất lúa thực tế. Bên cạnh các yếu tố khí tượng - thủy văn, tác động của các yếu tố sản xuất nông nghiệp (bao gồm: Giống lúa, phân bón, và sâu bệnh) lên năng suất lúa cũng được phân tích. Kết quả cho thấy nhiệt độ thấp và lượng mưa có xu hướng gia tăng; nhiệt độ cao và số giờ nắng có xu hướng suy giảm. Ngoài ra, sự tương quan giữa số giờ nắng, nhiệt độ cao và mực nước thấp với năng suất lúa có giá trị thấp (giá trị thấp nhất của sự tương quan trong vụ Đông-Xuân là 0,03% và trong vụ Hè-Thu là 3,2%). Tuy nhiên, tương quan giữa năng suất lúa với sâu bệnh và lượng mưa tương đối cao (giá trị lớn nhất tương ứng là 44,6 và 79,2%). Do vậy, sự thay đổi của lượng mưa (đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu trong tương lai) cần được nghiên cứu sâu hơn vì sự thay đổi này có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa, và do đó ảnh hưởng đến đời sống của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long

    Hiện trạng khai thác nước dưới đất và mối tương quan giữa hạ thấp cao độ mực nước và sụt lún đất: Nghiên cứu tại Trà Vinh và thành phố Cần Thơ

    No full text
    Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất (NDĐ) và thiết lập mối tương quan giữa hạ thấp cao độ NDĐ và sụt lún tại Cần Thơ và Trà Vinh. Trước tiên, hiện trạng khai thác NDĐ cho những mục đích khác nhau được tổng hợp và đánh giá; và sự suy giảm của cao độ NDĐ tầng Pleistocene giữa-trên (qp2-3) tại các giếng quan trắc được xem xét. Sụt lún đất được tính toán theo phương pháp lún cố kết 1 chiều (1D) theo phương đứng. Kết quả cho thấy NDĐ tầng Pleistocene giữa-trên được khai thác phổ biến nhất cho mục đích sinh hoạt và công nghiệp, và cho cả nông nghiệp. Từ đó dẫn đến cao độ NDĐ tầng này đã giảm đáng kể (3,98m (2001÷2014) và 4,06m (2004÷2015) lần lượt tại giếng quan trắc QT16 (Cần Thơ) và Q217020 (Trà Vinh)). Lún cố kết tại các vị trí này tương ứng là 4,383 cm và 27,854 cm. Kết quả  lún cố kết sơ bộ này tính theo số liệu địa chất thủy văn được kế thừa từ những nghiên cứu trước và chỉ tính lún cho tầng Pleistocene giữa-trên

    Tác động của việc khai thác nước dưới đất đến biến động mực nước dưới đất tại thành phố Cần Thơ

    No full text
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá động thái nước dưới đất (NDĐ) từ việc khai thác, sử dụng nguồn NDĐ trong giai đoạn 2000-2015; và hiểu rõ đặc điểm địa chất thủy văn của thành phố Cần Thơ (TPCT). Kết quả nghiên cứu này sẽ làm cơ sở cho dữ liệu đầu vào để tính toán và lập mô hình mô phỏng dòng chảy NDĐ (Modflow) cho nghiên cứu tiếp theo. Các bước được thực hiện như sau: (i) Thu thập và tổng hợp các số liệu thứ cấp (năm 2000-2015) về hiện trạng khai thác và các số liệu quan trắc NDĐ; (ii) Phân tích số liệu thu thập được nhằm đánh giá động thái NDĐ; và (iii) Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) cũng được sử dụng để số hóa các bản đồ nền nhằm thể hiện thông tin các giếng quan trắc NDĐ trên địa bàn TPCT. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầng chứa nư­ớc Pleistocene (qp2-3) hiện đang đ­ược khai thác, và có số lượng lỗ khoan nhiều nhất tại TPCT. Mực NDĐ của tầng này (năm 2000-2015) tụt giảm từ 1,89 đến 4,5 m, trung bình tụt giảm 3,2 m. Mực nước của tầng này có sự thay đổi tại các vị trí quan trắc. Kết quả nghiên cứu này cung cấp thông tin hữu ích cho quy hoạch phát triển ngành

    ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH TRÀ VINH SỬ DỤNG MÔ HÌNH MODFLOW

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá và dự báo tài nguyên nước ngầm cho tỉnh Trà Vinh sử dụng mô hình MODFLOW. Trước tiên, hệ thống nước dưới đất vùng nghiên cứu được phân thành 7 lớp. Dữ liệu đầu vào bao gồm: dữ liệu về bổ cập, bốc hơi và khai thác; điều kiện biên (sông) và hệ thống giếng khoan quan trắc. Mô hình được hiệu chỉnh trong khoảng thời gian là 720 ngày (24 bước thời gian). Kết quả tính toán cho thấy trữ lượng khai thác nước dưới đất tầng Pleistocen dưới là 9.974 m3/ngày. Đây là những thông tin hữu ích giúp cho việc khai thác hợp lý tài nguyên nước dưới đất trong vùng nghiên cứu. Kết quả dự báo mực nước và mực nước hạ thấp lần lượt là -9,5m và 3,9m. Kết quả nghiên cứu này cũng góp phần làm sáng tỏ được đặc điểm thủy động lực của các tầng chứa nước, làm cơ sở cho việc thiết lập mạng quan trắc động thái nước dưới đất trong tương lai

    Xác định thông số địa chất thủy văn bằng phương pháp thực nghiệm bơm hút nước dưới đất (pumping test) tại khu công nghiệp Trà Nóc - thành phố Cần Thơ: Kết quả sơ bộ

    No full text
    Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp thực nghiệm bơm hút nước dưới đất (NDĐ) (pumping test) tại khu công nghiệp Trà Nóc, thành phố Cần Thơ nhằm xác định sự thay đổi mực nước trong giếng quan trắc theo thời gian; từ đó xác định các thông số địa chất thủy văn (ĐCTV) cơ bản của tầng chứa nước Pleistocene giữa trên (qp2-3) như hệ số thấm (K), hệ số dẫn nước (T), hệ số nhã nước (S), chiều dầy tầng chứa nước (D). Các bước sau được thực hiện: (i) Thu thập các số liệu thứ cấp như bản đồ vị trí giếng, bản đồ ĐCTV, các thông tin về giếng (tầng chứa nước, chiều sâu); (ii) Bố trí thực nghiệm giếng bơm hút nước để đo mực nước NDĐ tại giếng quan sát trong suốt thời gian bơm. Kết quả tính toán sẽ xác định các thông số ĐCTV (K, T, S và D) tại vùng nghiên cứu theo phương pháp Theis. Kết quả này là cơ sở dữ liệu lập mô hình mô phỏng động thái NDĐ phục vụ cho quản lý và dự báo trữ lượng khai thác NDĐ. Kết quả bơm thí nghiệm tại tầng chứa nước qp2-3  xác định được hệ số thấm K = 3,465 m/giờ, hệ số nhả nước đàn hồi S = 0,003, hệ số dẫn nước T = 242,6 m2/ngày, chiều dày tầng chứa nước D = 70 m. Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để so sánh và hiệu chỉnh thông số ĐCTV thứ cấp để có dữ liệu đạt độ tin cậy cao phục vụ việc lập mô hình dòng chảy NDĐ

    Khai thác, biến động cao độ và quản lý nước dưới đất tại Khu Công nghiệp Trà Nóc, thành phố Cần Thơ: Hiện trạng và thách thức

    No full text
    Nghiên cứu được thực hiện tại Khu Công nghiệp Trà Nóc, thành phố Cần Thơ nhằm đánh giá hiện trạng khai thác, biến động cao độ và quản lý nước dưới đất (NDĐ). Tương quan giữa khai thác, mực nước trên sông Hậu (trạm CTH-039803) và cao độ NDĐ tại các trạm quan trắc được thiết lập. Kết quả nghiên cứu cho thấy lưu lượng khai thác NDĐ tại khu công nghiệp Trà Nóc là rất lớn, tổng lưu lượng khai thác đã tăng gấp 6 lần, từ 3.568 m3/ngày tăng lên 19.738 m3/ngày lần lượt từ năm 2004 đến 2010. Khai thác NDĐ quá mức là nguyên nhân chính dẫn đến mực nước hạ thấp tại tầng Pleistocen và Holocen lần lượt là 4 m và 1 m từ năm 2000 đến 2015. Mưa và sông Hậu là nguồn bổ cập chính đối với tầng Holocen. Bên cạnh đó, công tác quản lý NDĐ của các cơ quan chức năng vẫn chưa thực sự hiệu quả, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý ở địa phương; do đó cần có những giải pháp quản lý NDĐ thiết thực hơn ở hiện tại và trong tương lai

    Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong tiến trình ra quyết định các dự án thủy điện tỉnh Đắk Lắk

    No full text
    Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong tiến trình ra quyết định các dự án thủy điện với trường hợp nghiên cứu tại lưu vực sông Srepok, tỉnh Đắk Lắk (thủy điện Srepok 3, 4 và 4A). Trước tiên, các số liệu thứ cấp và thông tin tham vấn từ người am hiểu được thu thập và phân tích. Tiếp đến, 80 nông hộ được phỏng vấn và thảo luận nhóm được thực hiện tại 3 xã. Kết quả được phân tích và lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan. Kết quả cho thấy trong 80 hộ được phỏng vấn thì 29% là hộ nghèo, người Kinh và Mường chiếm đa số. Giai đoạn thu hồi đất, đền bù, tái định canh, tái định cư là bước quan trọng trong toàn bộ tiến trình vì liên quan trực tiếp đến cộng đồng bị ảnh hưởng. Chính quyền cấp huyện và nhà đầu tư có ảnh hưởng mạnh đến việc ra quyết định so với cấp khác. Trong khi đó người dân bị ảnh hưởng, các hội đoàn thể, các cơ quan nghiên cứu gần như không có vai trò gì. Bên cạnh những lợi ích mà các dự án thủy điện mang lại cho phát triển kinh tế-xã hội, thủy điện cũng gây ra nhiều vấn đề trong quá trình dự án như tiếng nói từ cộng đồng bị ảnh hưởng rất thấp hoặc không được xem xét

    Công nghệ xử lý nước thải chi phí thấp góp phần phát triển bền vững nguồn nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Tái chế nước thải là giải pháp tiềm năng để làm dịu căng thẳng nhu cầu nước. Do tiềm ẩn những rủi ro sức khỏe và tác động môi trường, các nghiên cứu tái chế nước thải đã tập trung vào vấn đề kỹ thuật để cải thiện chất lượng nước sau xử lý cho phù hợp với mục đích sử dụng. Mặc dù các công nghệ tiên tiến có thể xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn và phù hợp mục đích tái sử dụng nhưng vẫn còn tồn tại về chi phí đầu tư và vận hành cao và phát sinh các sản phẩm phụ. Các quy trình sinh học có chi phí xử lý thấp và bền vững cho xử lý và quản lý nguồn nước. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa được nhìn nhận theo hướng tiếp cận về mức độ xử lý nước thải phù hợp để tái sử dụng. Trong tổng quan này, các phương pháp xử lý chi phí thấp sử dụng các cột lọc cát, đất để kích thích các hoạt động của vi sinh vật được phân tích và thảo luận dựa trên các kết quả nghiên cứu trước đó

    Đánh giá hiệu quả của kè giảm sóng tại bờ biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả giảm sóng và mức độ ổn định của kè giảm sóng tại bờ biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Các số liệu về chiều cao sóng và cấp phối trước và sau công trình được đo đạc và phân tích. Mức độ bồi/xói được đánh giá thông qua đo đạc cao độ sau công trình. Mức độ ổn định công trình được đánh giá thông qua quan trắc độ lún của phần bê tông và đá hộc trong kè. Song song đó, hơn 100 chuyên gia trong lĩnh vực thủy lợi được tham vấn ý kiến về hiệu quả của công trình giảm sóng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả giảm chiều cao sóng tương ứng với Hmax, 1/3 Hmax và 1/10 Hmax của kè lần lượt là 67,5%, 66,7% và 65,8%. Chiều cao bãi bồi sau kè tăng lên trung bình 3,1cm/tháng. Độ lún phần bê tông của kè rất nhỏ; tuy nhiên độ lún phần đá hộc tương đối lớn. Hiệu quả về các mặt kinh tế, kỹ thuật, tác động đến môi trường và xã hội của kè được các chuyên gia đánh giá cao
    corecore