12 research outputs found

    Nghiên cứu lượng hấp thụ Co2 của rừng tràm (Melaleuca cajuputi Powell) ở các độ dày than bùn khác nhau tại vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau

    Get PDF
    Nghiên cứu được tiến hành nhằm ước lượng khả năng hấp thụ CO2 của rừng tràm (Melaleuca cajuputi Powell) tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Số liệu được thu thập qua 12 ô tiêu chuẩn theo các độ dày than bùn: T (cm) < 40, T (cm)  = 40 - 70, T (cm) = 70 - 100, T (cm) = 100 - 120 và giải tích 21 cây cá thể. Số liệu sau khi thu thập được phân tích để tìm phương trình thích hợp cho mối quan hệ giữa các nhân tố. Kết quả cho thấy phương trình mô tả tốt nhất cho mối quan hệ giữa sinh khối, carbon tích lũy với đường kính thân cây có dạng: Y = (a + b/X)2. Có sự khác nhau giữa lượng CO2 hấp thụ của quần thể rừng tràm ở các độ dày than bùn: T (cm) < 40 là 237,51 tấn/ha, T (cm) = 40 - 70 là 167,73 tấn/ha, T (cm) = 70 - 100 là 42,89 tấn/ha, T (cm) = 100 - 120 là 58,87 tấn/ha. Tổng giá trị hấp thụ CO2 của rừng tràm tại khu vực nghiên cứu là 364.140.005.825 đồng

    Giải tích số

    No full text
    180 tr. ; 21 c

    Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở việt nam và Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Bài viết đề cập về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Dựa trên các lý thuyết phát triển nông nghiệp, nông thôn và các tiêu chí về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, bài viết sử dụng số liệu vĩ mô của Ngân hàng Thế giới và Niên giám thống kê Việt Nam để đo lường các tiêu chí công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long và đối sánh với nhóm các nước có thu nhập trung bình. Ngoài ra, bài viết cũng sử dụng mô hình hồi quy và phân tích kịch bản để dự báo quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cho những năm tiếp theo. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nếu không có những thay đổi quyết liệt về mô hình tăng trưởng thì phải đến giai đoạn 2040-2045 quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam mới có thể hoàn thành..

    Mức độ nhận biết bộ nhận dạng thương hiệu Trường Đại học Cần Thơ của viên chức, sinh viên thông qua truyền thông số

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu mức độ nhận biết bộ nhận dạng thương hiệu Trường Đại học Cần Thơ thông qua truyền thông số. Phương pháp nghiên cứu bao gồm tổng hợp, phân tích tài liệu và khảo sát 440 viên chức, 209 sinh viên của Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy viên chức và sinh viên có mức độ nhận thức chung về thương hiệu của Trường Đại học Cần Thơ khá cao, chiếm lần lượt 81,3% đối với sinh viên và 70,9% đối với viên chức. Tuy nhiên, mức độ nhận biết về một số yếu tố của bộ nhận dạng thương hiệu có sự khác nhau, từ đó, những người tham gia khảo sát đề xuất xây dựng hoặc thiết kế lại một số yếu tố của bộ nhận dạng thương hiệu của Trường. Để tăng cường mức độ nhận biết thương hiệu và quảng bá thương hiệu, Trường Đại học Cần Thơ cần phát triển và hoàn thiện bộ nhận dạng thương hiệu, đồng thời tăng cường các hoạt động truyền thông và quảng bá thương hiệu
    corecore