58 research outputs found

    ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN TUYẾN TRÙNG HẠI KHOAI TÂY (Solanum tuberosum) TẠI ĐÀ LẠT

    Get PDF
    Plant-parasitic nematodes on potato were identified by morphology of juveniles and adults. Extraction of vermiform nematodes in soil and roots was made by modified Baermann technique and root gall index was dertermined following Bridge and Page (1980) chart. Results show that there were six genus, five families and one order of parasitic-plant nematodes in soil. The ratio of Helicotylenchus was the highest (93.33%), followed by Meloidogyne (83.33%), Pratylenchus (50%), Criconemella (33.33%), Ditylenchus (30%), and Globodera at only 20%. Density of plant parasitic nematodes ranged from 500 individuals to 3,000 individuals per 50 cm3 of soil, 200 to 2,204 individuals per 5 grams of roots. Root gall index ranged from 1,754 to 5,262.Điều tra xác định thành phần tuyến trùng ký sinh thực vật bằng mô tả hình thái tuyến trùng tuổi hai và tuyến trùng trưởng thành. Xác định mật số tuyến trùng trong đất và trong rễ khoai tây bằng phương pháp Baermann cải biên, mức độ gây hại của tuyến trùng bằng phương pháp của Bridge và Page (1980). Qua quá trình điều tra đã xác định được sáu giống thuộc năm họ và một bộ tuyến trùng thực vật ký sinh gây hại trên khoai tây. Trong đó giống Helicotylenchus có tần suất xuất hiện cao nhất với 93.33%, Meloidogyne có tần suất xuất hiện 83.33%, Pratylenchus có tần suất xuất hiện 50%, và Criconemella có tần suất xuất hiện 33.33%, Ditylenchus có tần suất xuất hiện 30%, Globodera có tần suất xuất hiện 20% trong tổng số 30 vườn được điều tra. Mật số tuyến trùng ký sinh gây hại trong đất phổ biến ở khoảng từ 500 cá thể đến 3,000 cá thể trong 50cm3 đất, trong rễ từ 200 đến 2,204 cá thể và mức độ gây hại là 1,754 đến mức 5,262

    Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Nghiên cứu khoa học (NCKH) không những là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo mà còn là hoạt động tạo ra tri thức mới cho sinh viên (SV) trong các trường đại học. Bài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 345 SV thuộc các chuyên ngành của Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ nhằm phân tích thực trạng NCKH của họ. Kết quả khảo sát cho thấy nhiều SV chưa biết đến hoạt động NCKH đề tài cấp cơ sở ở các mức độ như sau: có 14% SV không biết đến hoạt động này, 81% SV có nghe nhưng chưa tìm hiểu và 5% SV có nghe và tìm hiểu. Bên cạnh đó, cũng có gần 5% SV đã và đang thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở và có đến hơn 95% SV chưa từng thực hiện nghiên cứu. Nghiên cứu này cũng phát hiện những khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của SV Khoa Kinh tế. Từ nghiên cứu này, các giải pháp để thúc đẩy mạnh hoạt động NCKH của SV Khoa Kinh tế được đề xuất, góp phần thực hiện tốt chức năng đào tạo của Khoa, nâng cao năng lực nghiên cứu trong học tập của SV và chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào đời sống xã hội

    Một số đặc điểm hình thái hàu Crassostrea belcheri và mô hình nuôi hàu tại tỉnh Bến Tre

    Get PDF
    Khảo sát các loài hàu nuôi, các yếu tố tài chính và kĩ thuật của mô hình nuôi hàu tại tỉnh Bến Tre được tiến hành từ tháng 6/2016 – tháng 1/ 2017. Khảo sát dựa trên phiếu trả lời có đầy đủ thông tin về loài hàu nuôi, kĩ thuật nuôi và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi. Mẫu hàu sau khi thu từ những hộ nuôi được đem về phòng thí nghiệm Trường Đại học Cần Thơ để thu thập các chỉ tiêu như chiều dài, chiều rộng; cân khối lượng tổng, khối lượng thịt tươi; khối lượng thịt khô sau khi sấy xong. Kết quả sau khi phân tích cho thấy hàu nuôi tại Bến Tre được người nuôi gọi là “hàu mình” có tên khoa học là Crassostrea belcheri. Các hộ nuôi hàu ở Bến Tre sử dụng tấm tôn xi-măng để thu giống và nuôi hàu trực tiếp trên loại giá thể này. Thời gian nuôi trung bình 17 tháng, hàu nuôi đạt tỷ lệ sống 69,6±14,6% và năng suất trung bình đạt 3.560 ± 1.440 kg/100 m2 giàn/vụ nuôi. Tổng chi phí sản xuất trung bình của mô hình là 30,95 ±7,58 triệu đồng/vụ, lợi nhuận đạt trung bình 42,74 ±22,44 triệu đồng/100m2/vụ, tỉ suất lợi nhuận của mô hình là 1,34 ±0,61 lần. Kết quả khảo sát cũng cho thấy một số khó khăn xuất phát từ thực tế của nghề nuôi và những kiến nghị nhằm phát triển nghề nuôi hàu tại Bến Tre theo hướng bền vững

    Khả năng hấp phụ crom(III) bằng vật liệu compozit polyanilin-lignin

    Get PDF
    Polyaniline-lignin composite were prepared by polymerization of aniline in the presence of lignin using (NH4)2S2O8 as oxidant. Properties of the obtained polyaniline-lignin composite were studied by FT-IR spectra, thermal gravimetric analysis (TGA) and scanning electron microscopy (SEM). Results on absorption of Cr(III) by polyaniline-lignin composite showed the optimal absorption conditions of Cr(III) were pH of solution 5,0 and contact time of one hour. Absorption of Cr(III) followed the Langmuir model as evidenced by a good coefficient of correlation value (R2 = 0.9986). The maximum adsorption capacity, qmax from the Langmuir model was found to be 71.43 mg/g for Cr(III) and are higher than the separate polyaniline or lignin

    Thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật gây bệnh của tinh dầu vỏ bưởi Năm Roi (Citrus grandis (L.) Osbeck)

    Get PDF
    Nghiên cứu này thực hiện nhằm xác định thành phần hóa học và khảo sát được các hoạt tính kháng vi sinh vật gây bệnh của tinh dầu vỏ bưởi Năm Roi (Citrus grandis (L.) Osbeck) được ly trích bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Khảo sát khả năng kháng khuẩn của tinh dầu với vi khuẩn Staphylococcus aureus, Bacillus cereus và Escherichia coli bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch với nồng độ tinh dầu (50%, 25%, 10% và 5%). Đánh giá khả năng kháng nấm mốc được thực hiện với Aspergillus flavus bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch. Kết quả cho thấy hiệu suất tinh dầu thu được 1,78%, xác định được 25 thành phần chính trong tinh dầu vỏ bưởi Năm Roi như các hợp chất terpen, rượu và aldehyde. Khả năng kháng 3 chủng vi khuẩn S. aureus, B. cereus và E. coli ở nồng độ tinh dầu 50% đường kính vòng kháng vô khuẩn lần lượt là 15,67 ± 0,76 mm, 14,00 ± 0,92 mm và 12,33 ± 0,57 mm; ở nồng độ 25% là 13,33 ± 0,58 mm, 11,00 ± 0,87 mm và 9,33 ± 0,58 mm. Kết quả kháng nấm mốc A. flavus với hiệu suất kháng nấm ở nồng độ tinh dầu 50%, 25%, 10% và 5% lần lượt là 81,24 ± 2,25%, 62,58± 2,04%, 26,19 ± 2,02% và 8,35 ± 2,24%

    Mô hình PSM và cấu trúc, độ bền của các cluster

    Get PDF
    Cấu trúc, cơ chế phát triển và các tính chất về năng lượng của một số closo-hydroborate dianions BnHn2– (n = 5 - 12) và vàng cluster AuN (N = 2 – 20) được nghiên cứu một cách hệ thống bằng lý thuyết phiếm hàm mật độ DFT. Cấu trúc cân bằng được xác định hoặc xác nhận, và cơ chế phát triển sau đó được thiết lập. Một số thông số nhiệt động bao gồm năng lượng nguyên tử hóa, nhiệt tạo thành, thế ion hóa và ái electron cũng được tính toán để đánh giá xu hướng ổn định của chúng. Kết quả tính toán cho thấy trong số các cluster được khảo sát một số cluster đặc biệt ổn định với cấu trúc electron vỏ kín. Các electron hóa trị của chúng tạo ra các số kỳ diệu có thể được giải thích dựa vào mô hình PSM

    Nghiên cứu đặc tính điện tử và tính chất vận chuyển điện tử của penta-graphene nanoribbon dạng biên răng cưa được pha tạp các nguyên tố nhóm III

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, đặc tính điện tử và tính chất vận chuyển điện tử của penta-graphene nanoribbon dạng biên răng cưa pha tạp lần lượt boron (B), nhôm (Al), và gallium (Ga) tại hai vị trí khác nhau được khảo sát một cách có hệ thống bằng cách sử dụng lý thuyết phiếm hàm mật độ và hàm Green không cân bằng. Cụ thể, cấu trúc vùng, mật độ trạng thái, đặc tuyến I(V) và phổ truyền qua của tất cả các mẫu được nghiên cứu một cách chi tiết. Kết quả cho thấy đặc tính điện tử và tính chất vận chuyển điện tử của penta-graphene nanoribbon dạng biên răng cưa được pha tạp không những phụ thuộc vào nguyên tố được pha tạp mà còn phụ thuộc vào vị trí được pha tạp. Đặc biệt, tất cả các mô hình được khảo sát có cường độ dòng tăng gấp 8 lần so với penta-graphene nanoribbon dạng biên răng cưa thuần

    ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIẢM ĐỘ MẶN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ THÀNH PHẦN SINH HÓA CỦA RONG CÂU (GRACILARIA TENUISTIPITATA) VÀ RONG SỤN (KAPAPHYCUS ALVAREZII)

    No full text
    Thí  nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc giảm độ mặn đến sinh trưởng và thành phần sinh hóa của rong câu (Gracillaria tenuistipitata) và rong sụn (Kapaphycus alvarezii). Hai loài rong này được nuôi trong các bể thể tích 50 lít, mực nước 60cm và có bố trí sục khí để rong tiếp xúc đều với chất dinh dưỡng. Thí nghiệm gồm có 6 nghiệm thức trên 2 đối tượng rong biển và mỗi nghiệm thức bố trí 3 lần lặp lại là: 1) Nuôi rong ở độ mặn 30?; 2) Nuôi rong ở 30? sau đó giảm độ mặn và duy trì 20?; 3) Nuôi rong ở 30? sau đó giảm độ mặn và duy trì 10? cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Trong quá trình thí nghiệm các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, hàm lượng NH4/NH3, NO2 và NO3 trong các nhóm nghiệm thức không khác biệt nhau (P>0,05). Sau 90 ngày nuôi, khối lượng rong câu giảm ở tất cả các nghiệm thức đặc biệt ở độ mặn 20? (81,1%) và 10? (77,5%). Khi độ mặn giảm làm cho hàm lượng đạm của rong câu giảm, tuy nhiên chất béo không thay đổi và chất bột đường có khuynh hướng tăng lên. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy khối lượng rong sụn giảm khi giảm độ mặn đến 20? trong khi tăng lên ở 10? (2,5%) và 30? (14,3%). Hàmlượng đạm của rong sụn không bị ảnh hưởng của việc giảm độ mặn, tuy nhiên chất béo và chất bột đường có khuynh hướng tăng khi rong sụn được nuôi ở độ mặn giảm thấp.

    THử NGHIệM NUÔI KếT HợP ỐC LEN (CERITHIDEA OBTUSA) Và Sò HUYếT (ANADARA GRANOSA) TRONG RừNG NGậP MặN

    No full text
    Thí nghiệm nuôi kết hợp các mật độ ốc Len khác nhau với sò Huyết trong rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau  gồm 3 nghiệm thức (NT1, NT2, NT3) với ba mật độ ốc Len (10, 20 và 30 con/m2) và một mật độ sò (10 con/m2) trong thời gian 6 tháng. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt thống kê về tăng trưởng chiều cao và khối lượng của ốc Len giữa các nghiệm thức thí nghiệm (p>0,05). Tỷ lệ sống của ốc Len ở mật độ 10con/m2 (86,3%) cao hơn (

    ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NUÔI KẾT HỢP CÁC MẬT ĐỘ RONG SỤN (KAPPAPHYCUS ALVAREZII) VỚI TÔM CHÂN TRẮNG (LITOPENAEUS VANNAMEI)

    No full text
    Rong sụn (Kapaphycus alvarezii) được nuôi kết hợp trong các bể nuôi tôm chân trắng với các nghiệm thức là đối chứng (ĐC), nuôi rong sụn với sinh khối 800 g/m3 (NTI) và 1600 g/m3 (NTII). Mỗi nghiệm thức bố trí 3 lần lặp lại, trong đó rong được nuôi chung trong bể nuôi tôm. Tôm chân trắng có khối lượng trung bình lúc thả nuôi là 4,2 g/con và mật độ 90 con/m3. Kết quả về các yếu tố môi trường như NH4+ và NO2-, PO43- ở hai nghiệm thức nuôi ghép rong đều thấp hơn so với đối chứng (
    corecore