36 research outputs found

    Ảnh hưởng của marshal 200SC đến cholinesterase và tăng trưởng cá mè vinh (Barbonymus gonionotus)

    Get PDF
    Marshal 200SC chứa carbosulfan 200g/L được sử dụng trong canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Carbosulfan có cơ chế gây hại cho sinh vật qua ức chế cholinesterase (ChE). Cá mè vinh (Barbonymus gonionotus) sống ở nhiều thủy vực và được nuôi xen canh trong mô hình lúa - cá nên có nhiều nguy cơ tiếp xúc và bị ảnh hưởng do sử dụng thuốc này. Nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng ở nồng độ dưới ngưỡng gây chết của Marshal 200SC đến ChE và tăng trưởng của loài cá này. Ba nồng độ Marshall 200SC (1, 10 và 20%LC50-96 giờ) được triển khai trong điều kiện phòng thí nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến ChE trong 96 giờ và đến tăng trưởng cá trong 60 ngày. Kết quả cho thấy Marshal 200SC chứa carbosulfan 200g/L có độ độc cấp tính cao đối với cá mè vinh cỡ giống, giá trị LC50-96 giờ của thuốc đối với loài cá này là 1,375 ppm (# 0,275 mg/L carbosulfan). Thông số ChE trong não cá mè vinh nhạy cảm với Marshal 200SC hơn các thông số tăng trưởng. Ở nồng độ 1%LC50-96 giờ, thuốc đã làm ức chế 18,4% hoạt tính ChE; trong khi ở nồng độ 20%LC50-96 giờ, thuốc làm FCR và FI tăng lần lượt bằng 129,6% và 116,7% đối chứng nhưng SGR giảm còn 74,5% đối chứng. Nghiên cứu ảnh hưởng của Marshal 200SC đến cá ở điều kiện ruộng lúa là cần được triển khai

    SO SÁNH MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA CHẾ PHẨM ENZYME LIPASE TỪ CANDIDA RUGOSA VÀ PORCINE PANCREAS

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, một vài tính chất của Enzyme lipase Candida rugosa và Porcine pancreas dạng tự do được nghiên cứu thông qua sự xúc tác sinh học trong môi trường nước (sự thủy phân). Trước tiên, hai chế phẩm enzyme được xác định và so sánh về trọng lượng phân tử (MW) và các điều kiện như pH, nhiệt độ, bậc phản ứng, độ bền pH, độ bền nhiệt độ theo thời gian, ảnh hưởng của ion kim loại và năng lượng hoạt hóa (Ea) của phản ứng thủy phân dầu olive. Từ đó, điều kiện tối ưu mới cho hai chế phẩm enzyme này được thiết lập. Kết quả cho thấy hoạt tính xúc tác Candida rugosa tốt hơn của Porcine pancreas. Các giá trị tối ưu mới của Candida rugosa tìm được là: MW xấp xỉ 60 kilodalton, hệ đệm phosphate pH là 7,0; nhiệt độ là 40°C. ở các điều kiện này, các phản ứng được lặp lại nhiều lần để xác định độ bền pH sau 60 phút. Kết quả cho thấy hoạt tính của enzyme còn lại là 79,6% (1023,8 U/mg protein.phút), thời gian bán hủy (t1/2) tìm được là 210 (phút), hằng số ức chế kd là 3,3ì10-3 (phút-1), sau 60 phút độ bền nhiệt độ thể hiện hoạt tính của enzyme còn 84% (940,48 U/mg protein.phút) và Ea tìm được là 15,176 (kJ/mol). Tương tự, kết quả khi sử dụng enzyme Porcine pancreas là: MW xấp xỉ 50 kilodalton, hệ đệm borate pH là 8,5; nhiệt độ là 40°C. Lặp lại các lần phản ứng cũng ở các điều kiện trên để xác định  độ bền pH sau 30 phút. Kết quả cho thấy hoạt tính của enzyme này còn lại là 100% (5,88 U/mg protein.phút), (t1/2) tìm được là 148 (phút), hằng số ức chế kd là 4,7ì10-3 (phút-1), ) sau 60 phút độ bền nhiệt độ thể hiện hoạt tính của enzyme này còn 71,4% (4,2 U/mg protein.phút) và Ea tìm được là 15,176 (kJ/mol). Từ kết quả nghiên cứu này, kết luận được rút ra là cả hai enzyme đều bị ảnh hưởng bởi các ion Ca2+, Mg2+, và  Al3+; và phản ứng thủy phân dầu olive xúc tác Candida rugosa và Porcine pancreas là bậc một

    Tổng hợp vật liệu bằng phương pháp phản ứng nổ và tính chất của LaPO4:Eu kích thước nanomet

    Get PDF
    Eu (III) -doped LaPO4 nanophosphors were prepared via combustion synthesis using urea as fuel and metal nitrates as precursor. Structures, morphologies, and photoluminescent properties of the LaPO4:Eu were studied by X-ray diffraction, scanning electron microscopy, photoluminescent and excitation photoluminescent spectra. The average diameters for the phosphor particles are 5-20 nm. The effects of Eu(III) doping process and heating temperature on structure and optical properties of nanophosphors have been investigated. LaPO4:Eu phosphors show the intense peak at 594 nm corresponding to the 5D0-7F1 transition of Eu (III) in inversion symmetry sites

    HOUSEHOLD MUHSROOM PRODUCTION IN HUONG PHONG COMMUNE, LAGOON AREA IN THUA THIEN HUE PROVINCE

    No full text
    This research is carried out in Huong Phong commune, lagoon area in Thua Thien Hue province with three main objectives: (1) improve household’s income and minimize the environment pollution, (2) determine suitable mushroom seedlings for the locality and (3) find the potentials to develop mushroom production activity in the lagoon area. Results showed that income from mushroom production was contributing 20-60% of total family income. Some households have high income from mushroom production such as Mr. Dau (33 million VND), Mr. Nam (19 million VND) and Mr. Kinh (16 million VND). The main mushroom season begins from April to September every year. The amount of mushroom can be consumed easily in local markets. The average of annual price is 55.000 VND per kilogram. In comparison with rice cultivation, mushroom production only requires  a small portion of land and costs less for the investment yet brings higher income. After harvesting mushroom, 90% of participating households use wasted rice straws as fertilizer for vegetables in their garden. The results of this experiment show that mushroom seedling originated from Ho Chi Minh city contributes higher productivity than those from Hue city. Through the survey’s results related to mushroom cultivation from six communes bordering with Huong Phong Commune, currently two households only in one commune (Huong Vinh) out of six cultivate mushroom. In the remaining five communes (Phu Mau, Phu Thanh, Quang Thanh, Hai Duong and Thuan An) do not have any households doing this activity. Therefore, cultivating mushroom in household scales has the potentials and can be developed in the communes located in the lagoon area. Keywords: household, lagoon area, mushroom, Thua Thien Hue provinc

    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KỊCH BẢN MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

    No full text
    Hiện nay, vấn đề biến đổi khí hậu nói chung và mực nước biển dâng nói riêng đang tác động vào nhiều lĩnh vực trong đó ảnh hưởng lên sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm bởi vì đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt có liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội. Nghiên cứu này được thực hiện tại tỉnh Quảng Ngãi cho thấy rằng, khi mực nước biển dâng lên 1m và 2m thì có 25 và 28 loại đất sẽ bị ngập theo lần lượt với tổng diện tích là 2104,30ha và 4790,73ha  Trong đó, nhóm đất trồng lúa; đất ở và đất bằng trồng cây hàng năm chiếm phần lớn diện tích bị ngập trong toàn tỉnh. Những khu vực bị ngập chủ yếu nằm dọc các hệ thống sông như Trà Bồng; Trà Khúc; Sông Vệ…với khoảng cách tối đa là 2km và các khu vực có địa hình bằng phẳng. Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho người dân trên địa bàn vì đây là những khu vực sản xuất nông nghiệp chủ lực, một trong những sinh kế chủ yếu của người dân cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến nơi sinh sống của họ. Kết quả nghiên cứu là một cơ sở vững chắc để các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là trong lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất có những dự báo, thiết lập các phương án sử dụng đất hợp lý
    corecore