12 research outputs found

    ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG VÀ HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG TRÁNH QUỐC LỘ 20 THÀNH PHỐ BẢO LỘC, TỈNH LÂM ĐỒNG

    No full text
    Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá công tác bồi thường hỗ trợ táí định cư của dự án tuyến đường tránh quốc lộ 20 trên địa bàn thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, nhằm hoàn thiện một số quy định về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thu thập và xử lý số liệu để phân tích làm rõ công tác bồi thường và hỗ trợ tái định cư của dự án. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dự án tuyến đường tránh Quốc lộ 20 ảnh hưởng 87 hộ gia đình với tổng diện tích là 54.426 m2 trên địa bàn phường Blao và xã Lộc Châu. Tổng kinh phí thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư ở xã Lộc Châu và phường Blao là 25,505,849,897 đồng. Kinh phí bồi thường đất nông nghiệp là 8.116.833.800 đồng và nhà ở, công trình xây dựng trên đất là 7.378.315.200 đồng. Dự án đã hỗ trợ người dân tìm kiếm việc làm, hỗ trợ học nghề, di chuyển tài sản, trợ thuê nhà, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ tái định cư cho 87 hộ phải di chuyển chỗ ở. Công tác bồi thường và hỗ trợ tái định cư của dự án đảm bảo công khai minh bạch, phù hợp các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định của Thành phố

    Nhận diện và đánh giá tính chống chịu mặn của các giống lúa mùa dựa trên dấu phân tử SSR (Simple Sequence Repeats)

    Get PDF
    Để nhận diện dấu phân tử liên kết chặt với gen chịu mặn các giống lúa mùa, cả kiểu hình và kiểu gen chịu mặn giai đoạn mạ, nhóm nghiên cứu đã thanh lọc tính chịu mặn ở mức EC = 12 mS/cm theo quy trình của Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế. Kết quả thí nghiệm có 23,7% giống được đánh giá là chịu mặn, 28,9% chịu mặn trung bình, 39,5% nhiễm mặn và 7,9% rất nhiễm mặn. Về kiểu gen, 2 dấu phân tử các chuỗi lặp lại đơn (simple sequence repeats-SSR) là RM493 và RM3412được chọn để nhận diện kiểu gen chịu mặn. Hiệu quả đánh giá  bằng RM493 và RM3412 đạt từ 70% trở lên ở tất cả các nhóm cấp độ chịu mặn. Dựa trên hai dấu SSR này, 36 giống lúa mùa được chia thành 7 nhóm chính theo phương pháp UPGMA. Nhóm I có các giống có khả năng chịu mặn khá. Các giống có kiểu gen chịu mặn trung bình hầu hết thuộc nhóm II và III. Các kiểu gen nhiễm và rất nhiễm mặn thuộc các nhóm từ IV đến VII. Kết quả RM493 và RM3412 là dấu phân tử hữu ích trong chọn lọc các giống lúa mùa chịu mặn

    Phát hiện té ngã cho người cao tuổi bằng gia tốc kế và mô hình học sâu Long Short-Term Memory.

    No full text
    Té ngã là một hiện tượng phổ biến của người cao tuổi. Té ngã không những gây ra các chấn thương sinh lý nghiêm trọng như gãy xương, tổn thương vùng đầu,… mà còn gây ra các tổn thương về tâm lý cho người cao tuổi. Ngoài việc phòng chống thì phát hiện té ngã một cách kịp thời có thể giúp hạn chế hậu quả của việc té ngã gây ra. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất một phương pháp phát hiện té ngã cho người già sử dụng gia tốc kế (accelerometer) trên các thiết bị di động. Mô hình nhận dạng té ngã được xây dựng dựa trên mô hình học sâu Long Short-Term Memory (LSTM). Chúng tôi sử dụng mô hình học sâu LSTM với 64 lớp ẩn. Kết quả thực nghiệm trên tập dữ liệu thực do chúng tôi thu thập thực tế cho thấy rằng mô hình đề xuất phù hợp cho việc phát hiện té ngã ở người cao tuổi với độ chính xác là 93,9%

    Nghiên cứu vận hành công trình thủy lợi trong điều kiện xâm nhập mặn: Trường hợp nghiên cứu tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiện trạng thủy lợi và vận hành cống trong điều kiện xâm nhập mặn tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Hiện trạng công trình thủy lợi được số hóa bằng QGIS và các cao trình đê bao được đánh giá theo mực nước trạm Mỹ Thuận dự báo từ các kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). Cống Nàng Âm được chọn để vận hành (2015-2021) theo điều kiện: (1) Mực nước và (2) Độ mặn (ngưỡng mặn là 1 g/L). Kết quả cho thấy mực nước trạm Mỹ Thuận hiện tại với tần suất 3%, 5% và 10% thấp hơn cao trình đỉnh đê (+2,20 m); tuy nhiên, mực nước tương ứng năm 2030 và 2050 theo ba kịch bản RCP2.6, RCP4.5 và RCP 8.5 đều cao hơn cao trình đỉnh đê. Trong những năm có độ mặn cao như 2016, 2020 và 2021 thì thời gian đóng cống trong các tháng mùa khô là trên 25%. Số lần lấy nước liên tục nhiều nhất là từ 7 giờ đến 8 giờ, chiếm từ 30-47% trong năm
    corecore