27 research outputs found

    Sự ĐA DạNG DI TRUYềN CủA CáC GIốNG ĐậU NàNH RAU NHậT BảN

    Get PDF
    Để làm cơ sở cho việc tuyển chọn giống đậu nành rau thích nghi với điều kiện đồng bằng sông Cửu Long, nghiên cứu đánh giá sự đa dạng di truyền của 22 giống đậu nành rau Nhật Bản dựa trên 15 tính trạng hình thái-nông học, 40 primer RAPD và 26 primer SSR đã được thực hiện. Có 62,85% đặc điểm hình thái-nông học được mô tả là đa hình. So với dấu hình thái, dấu RAPD và SSR đã chỉ ra mức độ khác biệt cao hơn và hiệu quả trong phân tích đa dạng di truyền: dấu RAPD với 70,32% đa hình và 94% dấu SSR là đa hình. Phân tích nhóm dựa trên 3 loại marker này đã phân 22 giống nghiên cứu thành 4 nhóm với khoảng cách Euclidean là 4,47-10,05. Mức độ đa dạng di truyền cho thấy sự khác biệt giữa các giống đủ để sử dụng cho việc chọn tạo giống mới. Bốn giống Wase edamame, Fusanari chamame, Chuse edamame và Yuusuzumi có quan hệ xa về mặt di truyền so với các giống khác và đây là nguồn vật liệu lai tạo quan trọng cho tương lai

    ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TỶ LỆ SỐNG ẤU TRÙNG GHẸ XANH(PORTUNUSPELAGICUS)

    Get PDF
    Hai thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn và mật độ ương khác nhau lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng Ghe? Xanh (Portunus pelagicus ) đã được tiến hành tại Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm 1 đánh giá sự ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên giai đoạn zoae-1 và zoae-2. Thí nghiệm này gồm 4 nghiệm thức và được lặp lại 4 lần gồm thức ăn là luân trùng được giàu ho?a bằng tảo Chlorella, luân trùng được giàu ho?a nhủ tương ICES (30/4/C), luân trùng được giàu ho?a Frippak (thức ăn ấu trùng tôm Sú), ấu trùng Artemia giai đoạn bung dù. Luân trùng giàu ho?a được cho ăn 10?20 cá thể/ml nước và ấu trùng Artemia bung dù với mật độ là 5?7 cá thể/ml nước. Từ giai đoạn zoae-3 đến ghẹ-1 tất cả các nghiệm thức đều cho ăn ấu trùng Artemia mới nở với mật độ 5?7 cá thể/ml nước ương. Tất cả các nghiệm thức đều có mật độ ương là 100 zoae-1/l nước. Thí nghiệm 2 về sự ảnh hưởng của các mật độ ương khác nhau lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng trùng Ghe? Xanh. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức và được lặp lại 4 lần với 4 mật độ ương khác gồm 100, 200, 300 và 400 zoae-1/l nước ương. Tất cả 4 nghiệm thức đều cho ăn ấu trùng Artemia bung dù (thức ăn tốt nhất mà tìm ra ở thí nghiệm 1) cho các giai đoạn zoae-1 và zoae-2 và Artemia mới nở cho các giai đoạn từ zoae-3 đến ghẹ-1.[1] Trong thí nghiệm 1, ghẹ-1 xuất hiện sau 13?14 ngày ương và tất cả ấu trùng đều chuyển sang ghẹ-1 từ 1?2 ngày sau đó. Chiều dài của zoae-4 từ 3,24?3,43 mm và megalope từ 2,44?2,69 mm. Độ rộng mai của ghẹ-1 từ 2,40?2,45 mm. Tỷ lệ sống trung bình của nghiệm thức cho ăn luân trùng giàu ho?a bằng Chlorella là 8,44±3,77, nghiệm thức cho ăn Artemia bung dù là 10,3±3,78 và hai nghiệm thức này thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) nhưng tỷ lệ sống này thì cao hơn so với các nghiệm thức còn lại. ở thí nghiệm 2 tỷ lệ sống giảm khi mật độ ương tăng nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ sống cao nhất là ở nghiệm thức 100 zoae-1/l nước ương (12,4%), nhưng số lượng ghẹ-1 hay năng suất ương cao nhất ở nghiệm thức 300 và 400 zoae-1/l (14,9 và 15,8 ghẹ-1/l nước ương)

    Thành phần hóa học của cây Mussaenda pubescens (Rubiaceae)

    Get PDF
    The genus Mussaenda is an important source of medicinal natural products, particularly iridoids, triterpenes, saponines and flavonoids. The plants are members of the Rubiaceae and are native to the Old World tropics, from West Africa through the Indian sub-continent, South-East Asia and to Southern China. There are more than 200 species of Mussaenda known. Some species of Mussaenda have been used in traditional medicine. The abundance of the iridoids and its wide availability makes the plant a potential target for studying the activity of this drug. From the water extract of Mussaenda pubescens, six compounds, shanzhiside methylester (1), barlerin (2), mussaenoside (3), (6S, 9R)-roseoside (4), mussaendoside L (5) and coniferin (6) were isolated. Their structures were elucidated by using MS and NMR spectroscopic methods, including 2D NMR spectroscopy (COSY, HMQC, HMBC). Keywords. Mussaenda pubescens, Rubiaceae, iridoid, shanzhiside methylester

    Application of pepper oil nanoemulsion by high-speed homogenization method on meat preservation

    Get PDF
    Black pepper has been a kind of Vietnamese traditional spices for very long time. Especially, black pepper has been often utilized in Vietnamese meat products in order to preserve and give flavour. Therefore, black pepper essential oil which has bioactivities such as antimicroorganism, antioxidant,...could be used as food preservative. In this study, black pepper essential oil nanoemulsion was formulated by high-speed homogenization then added to meat (pork and chicken) as a preservative. Initially, fresh meats dripped into nanoemulsion for 5 minutes showed lower quantity of aerobic microorganism than 1% salt solution or distilled water till 4 days at 10oC storage. Additionally, we cured pork and chicken in 2 ways (seasoning only (salt, sugar, food enhancer) and seasoning together with essential oil nanoemulsion) for 12 days. All of the curing meats containing nanoemulsion had better quality and their number of areobic microorganism cell was below 6 Log CFU/g after 9 days, while the Log CFU/g of the other samples increased over 6 after 3 days

    Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên sự phân bổ năng lượng ở cá lóc (Channa striata)

    Get PDF
    Nghiên cứu ảnh hưởng kết hợp của nhiệt độ và độ mặn lên tăng trưởng, độ tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa năng lượng của cá lóc (Channa striata) (6,53±0,09 g) được thực hiện với 3 mức nhiệt độ (28; 31 và 34oC) và kết hợp 3 mức độ mặn (0, 6 và 9‰) trong thời gian 90 ngày. Kết quả cho thấy, ở 31oC-0‰ cá lóc có tốc độ tăng trưởng cao nhất và cá có thể thích nghi ở mức nhiệt độ 34oC hoặc độ mặn 6‰ mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng. Độ tiêu hóa thức ăn của cá có xu hướng giảm theo sự gia tăng độ mặn. Các nghiệm thức 6 và 9‰ trên cùng mức nhiệt độ có độ tiêu hóa thấp hơn có ý nghĩa (

    Giáo trình quản trị văn phòng

    No full text
    343 tr. ; 21 cm

    ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ NÂU GIỐNG (SCATOPHAGUS ARGUS) GIAI ĐOẠN 2 ĐẾN 5 THÁNG TUỔI

    Get PDF
    Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên sự phát triển và tỷ lệ sống của cá nâu (Scatophagus argus) làm cơ sở phát triển nghề nuôi cá ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Thí nghiệm được tiến hành ở 7 nghiệm thức độ mặn khác nhau là 0, 5, 10, 15, 20, 25 và 30? trong hệ thống lọc tuần hoàn. Cá giống thí nghiệm là cá được sinh sản nhân tạo có khối lượng trung bình 1,73 g/con, chiều dài 37,0 mm/con, chiều cao 20,5 mm/con (cá 2 tháng tuổi) được ương nuôi với mật độ 30 con/ bể 200 lít. Cá được cho ăn thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm 35%. Bể nuôi được sục khí liên tục. Kết quả cho thấy, sau 3 tháng nuôi, cá nâu nuôi ở độ mặn 5? tăng trưởng tốt nhất với khối lượng trung bình 11,63 g/con, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối 0,14 g/ngày và tốc độ tăng trưởng đặc biệt 1,48 %/ngày, khác biệt có ý nghĩa thống kê (

    Tỉ lệ năng lượng protein/lipid tối ưu cho cá lóc (Channa striata) nuôi trong điều kiện nhiệt độ và độ mặn cao

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ năng lượng (protein/lipid) tối ưu cho cá lóc (Channa striata) giống khối lượng trung bình 6,5 g được thực hiện trong môi trường nuôi 28oC-0‰ và môi trường nhiệt độ và độ mặn cao (34oC-9‰) với 6 nghiệm thức thức ăn gồm ba mức protein (40, 45 và 50%) và hai mức lipid (7 và 10%) tương ứng tỉ lệ năng lượng (protein/lipid) lần lượt là 3,41; 3,36; 3,82; 2,49; 2,71và 3,03 trong thời gian nuôi 60 ngày. Kết quả cho thấy cá lóc được nuôi trong môi trường nhiệt độ và độ mặn cao (34oC-9‰) làm giảm tỉ lệ sống, tăng trưởng, tỉ lệ thức ăn ăn vào, hiệu quả sử dụng thức ăn, hiệu quả sử dụng protein, lipid và hiệu quả tích lũy protein, lipid; tuy nhiên, không ảnh hưởng lên chỉ số gan tụy (HSI) của cá lóc. Tỉ lệ năng lượng (protein:lipid) trong thức ăn có ảnh hưởng lên tăng trưởng, hiệu quả sử dụng và tích lũy dưỡng chất (protein và lipid) cá lóc thí nghiệm. Tỉ lệ năng lượng (protein/lipid) tối ưu trong thức ăn cho cá lóc là 3,5 ở điều kiện nhiệt độ và độ mặn 28oC-0‰ và 3,37 ở điều kiện nhiệt độ và độ mặn cao (34oC-9‰)

    NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CÁ NÂU(SCATOPHAGUAARGUS)

    No full text
    Nghiên cứu sinh học dinh dưỡng và sinh học sinh sản cá Nâu (Scatophagua argus) đã được thực hiện trong 1 năm từ tháng 12/2002 đến 12/2003.  Mẫu cá được thu hàng tháng ở các đầm nước lợ thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.  Cá thu được cân khối lượng, đo chiều dài và quan sát cơ quan dinh dưỡng (miệng và mang).  Dạ dày và ruột cá được thu và giữ trong formol 10% còn buồng trứng được ngâm trong dung dịch Bouin để phân tích trong phòng thí nghiệm.  Một số cá đực và cái thành thục cũng được thu để kích thích sinh sản nhằm theo dõi sự phát triển phôi.  Sinh học dinh dưỡng của cá được nghiên cứu dựa vào phương pháp của Biswas (1993) và sinh học sinh sản dựa theo phương pháp của Banegal (1967). Cá Nâu có chiều dài ruột trung bình là 2,88 (trong khoảng từ 2,59-2,93) nên thuộc nhóm cá ăn tạp.  Khi phân tích dạ dày và ruột cá thấy chứa 97,8% mảnh vụn hữu cơ và 2,25% tảo.  Mùa vụ sinh sản của cá tự nhiên vào tháng 4-5 và tháng 7-8.  Hệ số thành thục trung bình cao nhất theo tháng là 16,4% và theo cá thể là 27,2%.  Cỡ cá trưởng thành nhỏ nhất là 40,5g.  Cá Nâu có sức sinh sản tuyệt đối là 519.547±237,776 trứng/cá thể (dao động từ 215.000-1.073.733 trứng/cá thể) đối với cá có trọng lượng trung bình 294±119g/cá thể.  Trong quần đàn cá thành thục thì cá cái có kích thước lớn hơn cá đực.  Ngoài ra, các giai đoạn phát triển phôi và tuyến sinh dục của cá cũng được mô tả chi tiết trong bài viết
    corecore