49 research outputs found
Tình hình bệnh Parvovirus trên chó tại Bệnh xá Thú y - Trường Đại học Cần Thơ
Thí nghiệm được tiến hành để xác định tỷ lệ nhiễm Canine Parvovirus (CPV) dựa vào kit chẩn đoán nhanh CPV – Ag trên chó từ 2 đến 6 tháng tuổi bị tiêu chảy phân có lẫn máu tại Bệnh xá Thú y-Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy 70 trong tổng số 159 chó tiêu chảy phân có lẫn máu bị mắc bệnh Parvovirus, chiếm tỷ lệ 44,03%. Chó từ độ tuổi từ 2 đến nhỏ hơn 3 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm bệnh cao (82,61%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê với chó ở độ tuổi từ 3 đến nhỏ hơn 4 tháng tuổi (50%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm bệnh ở chó đực và cái. Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm chó giống nội và nhóm chó giống ngoại lần lượt là 43,06% và 44,83%. Chó được tiêm ngừa vaccine phòng bệnh thì tỷ lệ bệnh thấp hơn so với chó không được tiêm ngừa vaccine (2,90% so với 75,56%). Hiệu quả điều trị bệnh Parvovirus trên chó là 84,29%
Nghiên cứu gia công khẩu trang kháng bức xạ cực tím từ sợi chuối
Nghiên cứu trình bày quy trình gia công khẩu trang thân thiện môi trường từ sợi chuối và đánh giá khả năng kháng bức xạ UV của khẩu trang thông qua khảo sát các yếu tố ảnh hưởng. Cấu trúc mặt cắt ngang và trên bề mặt của sợi chuối được quan sát thông qua kính hiển vi điện tử quét. Các yếu tố ảnh hưởng (gồm nhiệt độ ép, thời gian ép) để gia công khẩu trang đã được khảo sát. Để cải thiện khả năng kháng bức xạ UV của khẩu trang, một lượng muối lignin đã được bổ sung hoặc tăng bề dày tấm sợi. Khẩu trang từ sợi chuối đã được gia công thành công với khả năng sàng lọc bức xạ UV tối đa là 50,88% trong điều kiện gia công như: nhiệt độ ép tấm sợi là 130ºC, thời gian ép là 20 phút, thể tích muối lignin là 30 mL, bề dày tấm sợi là 3 mm. Hơn nữa, việc gia công thành công khẩu trang từ sợi chuối có khả năng kháng bức xạ UV đã tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về khẩu trang thân thiện môi trường
The effect of inflation on income inequality in developing economies: Empirical evidence
Inflation is a controversial topic among economists because, on the one hand, it increases the cost of living, leading to social instability, but on the other hand, it increases savings - investments and improves capital accumulation for the development of the private sector, leading to economic growth and development. Meanwhile, income inequality is one of the eight-millennium goals that most developing economies are facing because severe inequality can lead to political instability. Does inflation enhance income inequality? This paper looks for the answer by employing the difference GMM Arellano-Bond estimators to study the effect of inflation on income inequality for a balanced panel dataset of 35 developing economies between 2002 and 2021. The results show that inflation increases income inequality. Furthermore, public spending, economic growth, and unemployment are significant determinants of income inequality in these economies. The findings in this paper suggest some crucial implications for developing economies in controlling inflation to limit the increase in income inequality
Implementation of feed intervention strategies for improved livestock nutrition and productivity in Mai Son district, Son La province, Vietnam
Livestock production in Vietnam is critical in reducing poverty and increasing income particularly for ethnic minorities in the Northwest Highlands. Improved livestock management and productivity can be achieved through better feed management and increased cultivation of improved forages, to meet animal nutrition demand. This study aimed at assessing feed intervention strategies to address context-specific feed-related challenges, mainly winter-feed shortage, for improved animal nutrition and livestock productivity in Mai Son district, Son La province, Vietnam. These interventions included promoting the uptake of improved forage varieties (grasses and legumes) and capacity building on animal nutrition techniques including feed processing and preservation, feed mix and feeding regimes for cattle and pigs. Willing farmers selected various forage varieties, were provided with seeds and planting materials to grow on their farms and guided on forage planting, management, and utilization. Local partners and stakeholders supported various activities and ensured successful implementation amidst the restrictions arising from the Covid 19 pandemic. Farmers reported increased awareness on feed technologies, increased yield, and availability of high-quality feed for their livestock, as well as challenges encountered in applying different feed-related techniques. Initial results from this study show the potential of feed and forage technologies in improving livestock productivity and lays a foundation for scaling these interventions to other regions of Vietnam
NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI GF24 KHI ĐƯỢC PHỐI VỚI CÁC DÒNG ĐỰC GF337, GF280 VÀ GF399 TRONG ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP Ở MIỀN TRUNG
Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi được phối với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp ở miền Trung. Nghiên cứu đã được tiến hành tại 5 trại chăn nuôi lợn nái công nghiệp ở 5 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định; với tổng số 4844 ổ đẻ từ lứa thứ nhất đến lứa tư của lợn nái GF24 được phối tinh với 3 dòng đực nêu trên. Kết quả cho thấy lợn nái GF24 khi được phối giống với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có năng suất sinh sản cao và không có sự khác nhau giữa 3 dòng đực. Các chỉ tiêu về số con sơ sinh, số con cai sữa, khối lượng lợn con sơ sinh, khối lượng lợn con cai sữa, số con và khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm lần lượt đạt 12,7–13,2 con/ổ; 11,4–11,6 con/ổ; 1,37–1,40 kg/con; 5,89–6,00 kg/con, 28,4–29,1 con/nái/năm và 171,8–172,9 kg/nái/năm. Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 từ lứa thứ nhất đến lứa tư đều đạt cao với số lợn con cai sữa/nái/năm dao động từ 28,46 đến 28,94 con và không sai khác giữa các lứa. Lợn nái GF24 và 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có thể được sử dụng trong điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp ở miền Trung.Từ khóa: lợn nái GF24, các dòng đực GF, năng suất sinh sản, miền Trun
Thử nghiệm nuôi trồng rong nho (Caulerpa lentillifera J. Agardh, 1837) trong bể với các mật độ và phương thức nuôi trồng khác nhau
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ và phương thức nuôi trồng đến sự tăng trưởng và chất lượng rong nho (Caulerpa lentillifera) ở điều kiện trong bể. Thí nghiệm được bố trí hai nhân tố gồm hai mật độ rong nho ban đầu (0,5 kg/m2 và 1 kg/m2) kết hợp với hai phương thức nuôi trồng (trồng tiếp đáy và trồng treo trên vỉ lưới), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Rong nho được trồng trong bể nhựa 250 L, nền đáy cát ở độ mặn 30‰, bột cá được sử dụng làm nguồn dinh dưỡng. Sau 30 ngày nuôi trồng, không có ảnh hưởng tương tác (p>0,05) giữa mật độ và phương thức nuôi trồng đối với tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ thân đứng trên toàn tản và tỉ lệ thân đứng đạt kích thước thương phẩm. Tốc độ tăng trưởng và năng suất thân đứng của rong nho ở nghiệm thức trồng tiếp đáy cao hơn có ý nghĩa (
Khảo sát bệnh viêm ruột do Parvovirus gây ra trên chó tại Bệnh xá Thú y Trường Đại học Cần Thơ
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018 để xác định tỉ lệ nhiễm Canine Parvovirus (CPV) dựa vào kit chẩn đoán nhanh CPV – Ag trên chó từ 1 đến >6 tháng tuổi bị tiêu chảy phân lẫn máu tại Bệnh xá Thú y Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả chó thấy, 105 trong tổng số 356 chó tiêu chảy máu bị mắc bệnh viêm ruột do Parvovirus gây ra, chiếm tỉ lệ 29,45%. Chó từ độ tuổi từ 1 đế