10 research outputs found

    Thành phần động vật phù du ở sông Cái Lớn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm xác định tính đa dạng thành phần loài động vật phù du phân bố trên sông Cái Lớn thuộc huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 02/2017 đến 08/2017. Mẫu động vật phù du được thu 6 đợt với 3 đợt vào mùa khô, 3 đợt vào mùa mưa, tại 6 điểm trên sông chính. Tổng số loài động vật phù du đã xác định được là 105 loài. Số lượng các loài động vật phù du có sự biến động theo các đợt thu mẫu, dao động từ 71 loài trong mùa mưa đến 95 loài trong mùa khô. Trong đó, số lượng loài Rotifera phong phú nhất với 47 loài (44,8%), tiếp đến là Copepoda với 23 loài (21,9%). Mật độ động vật phù du ở sông Cái Lớn trong thời gian nghiên cứu cao, dao động từ 14.167 đến 62.000 cá thể/m3

    TÁC ĐỘNG CỦA MANNITOL ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY NHA ĐAM (ALOE VERA L.) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY IN VITRO

    No full text
    Bài báo này trình bày kết quả đạt được trong nghiên cứu ảnh hưởng của mannitol đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nha đam (Aloe vera L.) nuôi cấy in vitro. Đoạn thân và đỉnh sinh trưởng tách từ cây nha đam in vitro được cấy lên môi trường cơ bản Murashige và Skoog (MS) có bổ sung 8 g/l agar, 30 g/l saccharose, 1g/l than hoạt tính, 1,0 mg/l BAP kết hợp với 0,5 mg/l NAA, pH 5,8. Trên môi trường này đoạn thân và đỉnh sinh trưởng của cây nha đam in vitro tái sinh cụm chồi rất tốt với trung bình tương ứng là 11,13 chồi/mẫu và 12,2 chồi/mẫu. Chồi đơn tách từ cụm chồi in vitro tạo rễ, sinh trưởng và phát triển tốt trên môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/l NAA. Cây nha đam in vitro được xử lý với manitol ở các nồng độ thay đổi từ 1-16% để gây hạn sinh lý trong khoảng thời gian khác nhau. Kết quả cho thấy khi xử lý mannitol ở nồng độ thấp (1-4%) ít gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của mẫu nha đam in vitro, tuy nhiên khi xử lý mannitol ở nồng độ cao hơn (8, 10, 14%) gây giảm mạnh khả năng sinh trưởng và phát triển của mẫu nuôi cấy, đặc biệt khi xử lý mannitol ở nồng độ 16% gây tổn thương rất lớn đến hình thái lá và khả năng sinh trưởng của mẫu thí nghiệm. Từ khóa: in vitro, mannitol, nha đam, phát triển, sinh trưởng

    TÁC ĐỘNG CỦA MANNITOL ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY NHA ĐAM (ALOE VERA L.) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY IN VITRO

    No full text
    Bài báo này trình bày kết quả đạt được trong nghiên cứu ảnh hưởng của mannitol đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nha đam (Aloe vera L.) nuôi cấy in vitro. Đoạn thân và đỉnh sinh trưởng tách từ cây nha đam in vitro được cấy lên môi trường cơ bản Murashige và Skoog (MS) có bổ sung 8 g/l agar, 30 g/l saccharose, 1g/l than hoạt tính, 1,0 mg/l BAP kết hợp với 0,5 mg/l NAA, pH 5,8. Trên môi trường này đoạn thân và đỉnh sinh trưởng của cây nha đam in vitro tái sinh cụm chồi rất tốt với trung bình tương ứng là 11,13 chồi/mẫu và 12,2 chồi/mẫu. Chồi đơn tách từ cụm chồi in vitro tạo rễ, sinh trưởng và phát triển tốt trên môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/l NAA. Cây nha đam in vitro được xử lý với manitol ở các nồng độ thay đổi từ 1-16% để gây hạn sinh lý trong khoảng thời gian khác nhau. Kết quả cho thấy khi xử lý mannitol ở nồng độ thấp (1-4%) ít gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của mẫu nha đam in vitro, tuy nhiên khi xử lý mannitol ở nồng độ cao hơn (8, 10, 14%) gây giảm mạnh khả năng sinh trưởng và phát triển của mẫu nuôi cấy, đặc biệt khi xử lý mannitol ở nồng độ 16% gây tổn thương rất lớn đến hình thái lá và khả năng sinh trưởng của mẫu thí nghiệm. Từ khóa: in vitro, mannitol, nha đam, phát triển, sinh trưởng

    ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH BOKASHI-TRICHODERMA ĐẾN TUYẾN TRÙNG NỐT SƯNG (MELOIDOGYNE INCOGNITA) HẠI HỒ TIÊU TẠI QUẢNG TRỊ

    No full text
    Hồ tiêu là một trong những cây trồng mang lại giá trị kinh tế cho nông hộ. Tuy nhiên tuyến trùng nốt sưng là một trong những bệnh hại đe doạ đến  năng suất và chất lượng tiêu hạt. Để phòng trừ tuyến trùng hiện nay bà con nông dân đa số sử dụng thuốc hoá học và có những ảnh hưởng tiêu cực. Phân hữu cơ vi sinh (HCVS) đã được các nhà khoa học công bố về tác dụng trong kiểm soát tuyến trùng và kích thích cây trồng sinh trưởng phát triển. Nghiên cứu này trình bày kết quả nghiên cứu sử dụng phân hữu HCVS Bokashi-Trichderma có tác dụng làm giảm số lượng nốt sưng trên một đơn vị chiều dài rễ và 1 g rễ so với đối chứng là phân HCVS Quế Lâm (Đối chứng 2) và công thức không bón phân (Đối chứng 1). Đồng thời giảm mật số tuyến trùng trong 100 g đất và 1 g rễ ở 2 thời điểm tháng 2 và tháng 5. Mật số tuyến trùng trung bình trong 100g đất của công thức có bón phân HCVS Bokashi-Trichoderma là 662,2 con (Tháng 2) và 515,56 con (Tháng 5) thấp hơn so với đối chứng 1 là 1012,2 con (Tháng 2)  và 945,56 con (Tháng 5) và đối chứng 2 là  742,2 con (Tháng 2)  và 705,56 con (Tháng 5). Mật số tuyến trùng trung bình trong 1g rễ ở công thức có bón phân HCVS Bokashi-Trichoderma là 216,11 con (tháng 2) và 143,33 con (Tháng 5) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng 1 là 496,11 con (Tháng 2) và 243,33 con (Tháng 5) và đối chứng 2 là 366,33 con (Tháng 2) và 163,33 con (Tháng 5).  Bênh cạnh đó công thức bón phân Bokashi-Trichoderma cũng ảnh hưởng đến số hoa/gié, cành quả/cành và quả/gié và năng suất thực thu. Từ khoá: Phân hữu cơ vi sinh Bokashi-Trichoderma, tuyến trùng nốt sưng, số nốt sưng, mật số tuyến trùn

    NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG CÂY LẠC DẠI LÀM CÂY CHE PHỦ BẰNG HOM GIỐNG VỚI SỐ ĐỐT KHÁC NHAU

    No full text
    Cây che phủ có tác dụng cải thiện dinh dưỡng đất, độ ẩm đất, nâng cao hiệu suất cây trồng, kiểm soát được cỏ dại và dịch bệnh. Một số loại cây được sử dụng làm cây che phủ như cây lạc dại (Arachis pintoi), cây đậu mèo (Mucuna pruriens), cây đậu lông (Calopogonium mucunoides). Hiện nay cây lạc dại được sử dụng khá phổ biến do có thể nhân giống bằng cành. Tuy nhiên nghiên cứu về độ dài của hom giống cây lạc dại để nhân giống còn hạn chế. Vì vậy bài báo này nghiên cứu khả năng nhân giống với các độ dài khác nhau của hom giống với 2 đốt, 3 đốt và 4 đốt. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng giữa các công thức không có sự khác biệt. Tuy nhiên, hom giống 3 đốt có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhất, có số mầm và số lá cao nhất đạt  4,05 mầm (90 ngày sau trồng) và 13,35 lá trên thân chính (70 ngày sau trồng) và tổng số cành trên cây cũng cao nhất với 1,8 cành/cây (giai đoạn 95 ngày sau trồng). Số rễ chính cũng đạt cao nhất với 45,5 rễ (90 ngày sau trồng) và khối lượng rễ tươi và khô cao nhất tương ứng với 0,31 g và 0,12 g sau giâm hom 6 tháng. Số lượng vi sinh vật đất nói chung ở hom giống 3 đốt cũng có số lượng cao nhất. Như vậy sử dụng hom giống cây lạc dại có 3 đốt cho khả năng nhân giống và đạt các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển tốt nhất. Từ khoá: Cây che phủ, cây lạc dại, hom giống, nhân giống bằng càn

    Synthesis of Thermosensitive Hybrid Particles From Poly(N-isopropylacrylamide) and Silica

    Full text link
    This study has successfully synthesized the hybrid particles combining poly(N-isopropylacrylamide) (PNIPAM) core and silica shell based on two approaches. With the first approach, N,N′-methylene bisacrylamide (MBA) is used as a cross-linking agent in the formation of particle core P(NIPAM/AM), followed by the deposition process of silica precursor on the core surface via sol-gel reaction in the presence of 3-glycidyloxypropyltrimethoxysilane (GLYMO). The result-ing hybrid particles P(NIPAM/AM/MBA)@silica have a spherical shape, perfect shell-core structure, narrow size distribution, and retains thermo-sensitive properties. However, the particle diameter is relatively large (ca. 563,5±28,2 nm). With the second approach (without MBA), the P(NIPAM/ AM)@silica hybrid particles are synthesized by using P(NIPAM/AM) chains in a shrinking state at 50°C as the nuclei for the silica encapsulation process in the presence of GLYMO. As a result, P(NIPAM/AM)@silica particles have shape, structure and properties similar to P(NIPAM/AM/ MBA)@silica particles but only 68.7±6.2 nm in diameter. The resultant particles with controlled particle morphology and physicochemical properties are useful for drug delivery system
    corecore