34 research outputs found

    Ảnh hưởng cường độ ánh sáng lên sinh trưởng và chất lượng của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi theo công nghệ biofloc

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm xác định cường độ ánh sáng thích hợp cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng trong mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức với các mức cường độ ánh sáng khác nhau: (i) ánh sáng tự nhiên; (ii) che tối hoàn toàn; (iii) đèn compact 30w; (iv) đèn compact 55w và (v) đèn compact 110w. Tôm được nuôi theo công nghệ biofloc (C:N=15:1), thể tích nước trong bể 300L với độ mặn 15‰ và mật độ 150 con/m3, khối lượng trung bình của tôm bố trí là 0,54 g và chiều dài là 3,69 cm. Các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi trong thời gian 90 ngày nuôi i. Chiều dài của tôm nuôi ở các nghiệm thức dao động từ 11,9 – 12,9 cm tương ứng với khối lượng là 18 – 21,9 g. Trong đó, khối lượng của tôm nuôi ở nghiệm thức đối chứng là cao nhất (21,9 g) nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức chiếu sáng bằng đèn 55w (20,5 g). FCR của nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức đèn 55w là thấp nhất (2,08) nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với các nghiệm thức khác. Tỉ lệ sống của tôm ở nghiệm thức chiếu sáng bằng đèn 55w đạt cao nhất (58,9%), tuy nhiên cũng khác biệt không có ý nghĩa với các nghiệm thức khác (p>0,05). Như vậy, thay thế ánh sáng tự nhiên bằng đèn 55w cho thấy sự tăng trưởng của tôm về khối lượng, chiều dài cũng như tỷ lệ sống tương đương nhau và có thể áp dụng với các hệ thống nuôi tôm biofloc trong nhà

    Ảnh hưởng của tảo và mật độ ương lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của ấu trùng cầu gai đen Diadema setosum (Leske, 1778)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các loài tảo làm thức ăn và mật độ ương ấu trùng phù hợp cho cầu gai đen Diadema setosum (Leske, 1778). Trong thí nghiệm 1, ấu trùng cầu gai (2,0 con/mL) được cho ăn kết hợp các loài tảo khác nhau với 4 nghiệm thức (NT): Nannochloropsis oculata+Chaetoceros gracillis (N+C), N. oculata+ Thalassiosira sp. (N+T), Thalassiosira sp.+C. gracillis (T+C) và N. oculata +Thalassiosira sp.+ C. gracillis (N+T+C). Sau 25 ngày,  tỷ lệ sống (TLS) đạt cao nhất (60±1,5%) là ở NT (N+T+C) và thấp nhất (40±4,6%) là ở NT N+C.Tăng trưởng về chiều dài tổng (TL), chiều dài thân (BL) và chiều rộng thân (MDL) của ấu trùng ở NT (N+T+C) khác biệt có ý nghĩa thống kê (

    HIỆU QUẢ KỸ THUẬT, TÀI CHÍNH VÀ PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT CỦA CÁC CƠ SỞ NUÔI TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) THÂM CANH Ở TỈNH BẾN TRE VÀ TỈNH SÓC TRĂNG

    Get PDF
    Nuôi tôm sú là một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Bến Tre và Sóc Trăng. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tài chính cũng như các hoạt động liên kết trong sản xuất của các hình thức tổ chức nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh nhằm góp phần làm cơ sở đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho nghề nuôi tôm bền vững. Khảo sát được thực hiện từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011 trên bốn hình thức tổ chức sản xuất là nông hộ nhỏ lẻ (NH), trang trại (TT), hợp tác xã/ban quản lý vùng nuôi (HTX/BQLVN) và công ty (CT). Số liệu thứ cấp được thu từ các cơ quan ban ngành. Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 60 NH, 11 TT, 18 HTX/BQLVN và 11 CT nuôi tôm sú thâm canh. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất tôm và lợi nhuận trung bình của bốn hình thức sản xuất lần lượt là 5.336 kg/ha và 244.246 ngàn đồng/ha/vụ (NH); 6.773 kg/ha và 442.678 ngàn đồng/ha/vụ (TT), 6.450 kg/ha và 317.783 ngàn đồng/ha/vụ (HTX/BQLVN); và 8.355 kg/ha và 553.118 ngàn đồng/ha/vụ (CT). Các mối liên kết trong nuôi tôm cũng được thảo luận chi tiết trong báo cáo này

    Khảo sát kháng thể kháng virus dại trên chó ở một số lò mổ tại thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Khảo sát kháng thể kháng virus dại trên chó ở một số lò mổ tại thành phố Cần Thơ được tiến hành từ tháng 02/2015 đến tháng 11/2015, bằng phương pháp ELISA với bộ Kit SERELISA® Rabies Ab Mono Indirect. Qua xét nghiệm 184 mẫu huyết thanh chó ở các lò mổ của 6 quận, huyện thuộc thành phố Cần Thơ thu được kết quả tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ là 14,13%. Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ cao nhất ở khu vực nội thành (16,7%) và thấp nhất là ngoại thành (10,53%). Tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ thấp nhất là chó 2 năm (31,25%), tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ trên giống chó nội (13,25%) thấp hơn so với giống chó ngoại (22,22%), tỷ lệ chó có kháng thể bảo hộ trên chó đực và chó cái gần bằng nhau (14%). Tuy nhiên những khác biệt đó không có ý nghĩa thống kê

    Enhancing Physical Layer Security of NOMA Wireless Networks by Array Antenna

    Full text link
    In this paper, the authors proposed a wireless communication NOMA technique with antenna array to improve the security of the physical layer. The proposed model is composed of three nodes, namely the source node, the destination node, and the eavesdropping node. The source node is an antenna array that uses NOMA technology to transmit two signals  and  simultaneously. It was mathematically proved that the physical security is proportional to the number of antennas at the source node. This was also verified by the simulation results. In addition, for different perspective, the authors evaluated the bit error ratio (BER) to determine that BER is strongly related to the security of physical layer in NOMA communication network combined with antenna array
    corecore