53 research outputs found

    PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA KẺ BÀNG, QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Bình tiếp giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Cộng đồng vùng đệm tập trung chủ yếu ở vùng núi và vùng cao bao quanh khu bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia. Vùng đệm hình thành dựa theo Luật bảo vệ rừng (2003) và các quy định của Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, với tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đến Vườn quốc gia. Do vậy, phát triển bền vững vùng đệm là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển và bảo tồn của địa phương. Bài báo sử dụng phương phân tích chỉ số để đánh giá thực trạng phát triển bền vững của vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng trên khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường năm 2013, năm 2016 và năm 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số bền vững chung tăng lên theo thời gian, phát triển chung của vùng đệm giai đoạn 2013–2016 tăng từ 0,56 lên 0,59 và chỉ ở mức “tương đối bền vững”; năm 2018 đạt 0,6, ở mức “khá bền vững”. Trong đó tiêu chí về kinh tế có chỉ số bền vững thấp nhất (dưới 0,5) và không có sự thay đổi nhiều theo thời gian; tiêu chí về xã hội tăng theo thời gian và lớn hơn 0,6, thuộc mức “khá bền vững”; tiêu chí về môi trường ở năm 2013 đạt 0,53, ở mức “tương đối bền vững”, năm 2016 và 2018 tăng trên 0,6 và đạt mức “khá bền vững”.Từ khóa: Phát triển bền vững, vùng đệm, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàn

    XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NICOTIN TRONG NƯỚC TIỂU BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT LỎNG - RẮN VÀ GC/MS

    Get PDF
    Mục đích của chúng tôi là nghiên cứu quy trình định lượng nicotine trong nước tiểu bằng phương pháp chiết lỏng rắn và sắc kí khí khối phổ (GC-MS). Trong phần 1, chúng tôi báo cáo quy trình tách chiết nicotin từ nước tiểu bằng kĩ thuật chiết lỏng-rắn, pha rắn là octadecyl silica (C18) và quy trình định lượng nicotin bằng phương pháp GC-MS. Kết quả chỉ ra rằng với phương pháp chiết lỏng - rắn độ thu hồi của nicotin trong nước tiểu là 73,91 % và giới  hạn phát hiện là 0,03 ppm. Trong phần 2, chúng tôi sẽ báo cáo về kết quả phân tích định tính nicotin và các chất chuyển hóa chính của nó và áp dụng quy trình định lượng nicotin để phân tích 20 mẫu nước tiểu của những người không hút thuốc lá và 10 mẫu nước tiểu của những người hút thuốc lá ở nhà máy thuốc lá Khánh Hòa

    XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NICOTIN TRONG NƯỚC TIỂU BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT LỎNG - RẮN VÀ GC/MS

    Get PDF
    Mục đích của chúng tôi là nghiên cứu quy trình phân tích định lượng nicotin trong nước tiểu bằng phương pháp chiết lỏng rắn và phương pháp sắc kí khí khối phổ (GC-MS). Trong phần 1, chúng tôi đã báo cáo quy trình tách chiết nicotin từ nước tiểu bằng kỹ thuật chiết lỏng-rắn, pha rắn là octadecyl silica (C18) và quy trình định lượng nicotine bằng phương pháp GC-MS. Trong phần 2, chúng tôi báo cáo về kết quả phân tích định tính nicotine và các chất chuyển hóa chính của nó và áp dụng quy trình định lượng nicotine để phân tích 20 mẫu nước tiểu của những người không hút thuốc lá và 10 mẫu nước tiểu của những người hút thuốc lá ở nhà máy thuốc lá Khánh hòa. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng nicotine trong nước tiểu nằm trong khoảng 0,042 mg/l tới 2,074 mg/l

    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CAO SU NÔNG HỘ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Đối với tỉnh Quảng Bình, cây cao su được xem là cây đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho người trồng cao su. Cơ cấu giống có 12 giống, trong đó RRIM 600 có tỷ lệ số hộ trồng phổ biến nhất > 30%. Quy mô và chất lượng vườn cây được đánh giá qua 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 thì chất lượng vườn cây cao su được đánh tương đối tốt so với 3 giai đoạn trước đó. Đa số nông hộ trồng cao su giai đoạn KTCB đều trồng xen các loại cây ngắn ngày (Dưa hấu, Ngô, Lạc, ...) nhưng 100% nông hộ không bón chất giữ ẩm. Từ 96,67-100% nông hộ ở hai huyện bón phân chuồng hoai cho cao su trồng mới và trên 90% số nông hộ bón phân NPK thời kỳ kiến thiết cơ bản. Bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá chiếm tỷ lệ cao cả ở 2 huyện (26,67-50,00%). Với cây cao su giai đoạn KTCB thì trồng xen là mô hình giúp cho nông hộ trồng cao su tăng thêm thu nhập và cây cao su đã khẳng định được giá trị kinh tế và đưa lại lợi nhuận cao cho người trồng cao su ở Quảng Bình.Từ khoá: Cao su, hiệu quả kinh tế, giống, phân chuồng hoai, trồng xen

    PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VÀ ĐỊNH DANH VI KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI CELLULOSE ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH

    Get PDF
    Tóm tắt: Việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ vi sinh là giải pháp tối ưu hiệu nay vì vừa giảm thiểu thải chất thải lại vừa tận dụng để làm phân hữu cơ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân lập được 18 chủng vi khuẩn có khả năng phân giải cellulose, tuyển chọn được chủng 6NH1 có khả năng phân giải cellulose mạnh nhất và được nhân sinh khối để sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Chủng 6NH1 phát triển tốt nhất khi được nuôi cấy ở 30 °C và pH 6–7. Khi ủ rơm rạ với chủng vi khuẩn này, hàm lượng cellulose giảm 49,6 % so với đối chứng. Phân tích di truyền phân tử dựa trên trình tự 16S rRNA, chủng vi khuẩn 6NH1 đồng hình 99 % với loài Bacillus amyloliquefaciens.Từ khóa: Bacillus amyloliquefaciens,cellulose, phân hữu cơ vi sin

    ĐÁNH GIÁ TIÊM POTASSIUM PHOSPHONATE QUA THÂN ĐỂ PHÒNG TRỪ BỆNH CHẾT NHANH CÂY HỒ TIÊU KINH DOANH

    Get PDF
    Tóm tắt: Hồ tiêu là cây trồng có giá trị ở Việt Nam nhưng dịch bệnh chết nhanh do Phytophthora capsici gây hại đã làm giảm diện tích đáng kể. Việc xử lý phun potassium phosphonate lên tán lá cây trồng dễ thực hiện, nhưng hiệu quả trừ bệnh rất thấp, trong lúc đó biện pháp tưới thuốc potassium phosphonate vào gốc quá tốn kém và gây ô nhiễm môi trường. Tiêm thuốc potassium phosphonate cho cây ăn quả để phòng trừ bệnh hại do Phytophthora dễ dàng thực hiện, nhưng với cây hồ tiêu hiện tại chưa có dụng cụ tiêm thích hợp. Tiến hành tiêm potassium phosphonate qua thân bằng bộ dụng cụ được cải tiến dựa trên phương pháp tiêm thực hiện cho cây thân gỗ cho thấy với nồng độ áp dụng từ 10 đến 40% có thể phòng trừ bệnh chết nhanh nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Phương pháp tiêm potassium phosphonate qua thân với nồng độ 40% là tốt nhất, hiệu quả kinh tế nhất để phòng trừ bệnh chết nhanh đối với cây hồ tiêu. Ngoài ra, phương pháp này có mức chi phí phù hợp với người nông dân, thuận tiện sử dụng, rất ít gây ô nhiễm môi trường, sức khỏe con và là phương pháp trừ bệnh có thể áp dụng cho canh tác hồ tiêu hữu cơ.Từ khóa: hồ tiêu, potassium phosphonate, tiêm thân, bệnh chết nhan

    Ảnh hưởng của gốc ghép và biện pháp phủ liếp đến bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) và năng suất của ớt hiểm lai, tại Cù Lao Tây, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm xác định giống ớt làm gốc ghép và biện pháp phủ liếp có khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum và năng suất của ớt hiểm lai tại 2 xã Tân Hòa và Tân Huề của huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức lô phụ gồm 2 nhân tố, với 4 lặp lại. Lô chính gồm 2 biện pháp phủ liếp là rơm và màng phủ; lô phụ gồm 3 giống ớt làm gốc là ớt địa phương, ớt TN557, Hiểm 27 và 2 đối chứng (ghép lên chính nó và không ghép). Kết quả về gốc ghép, ở Tân Hòa, cây ớt ghép trên gốc TN557 có tỉ lệ bệnh (18,8%) thấp hơn đối chứng không ghép (36,3%) ở giai đoạn kết thúc thu hoạch, năng suất trái 10,3 tấn/ha, cao hơn 25,0% so với hơn đối chứng không ghép và 32,1% so với đối chứng ghép lên chính nó. Ở Tân Huề, gốc TN557 cũng có tỉ lệ bệnh héo xanh (20,0%) thấp hơn đối chứng không ghép (38,8%) ở giai đoạn kết thúc thu hoạch, năng suất trái 5,44 tấn/ha, cao hơn 18,0% so với đối chứng không ghép và 23,4% so với đối chứng ghép lên chính nó. Vật liệu phủ liếp không ảnh hưởng đến bệnh héo xanh vi khuẩn, năng suất ớt trồng có sử dụng màng phủ là 9,63 tấn/ha, tương đương 33,0% cao hơn phủ rơm ở xã Tân Hòa và 5,17 tấn/ha, tương đương 30,5% cao hơn phủ rơm ở xã Tân Huề

    Các hợp chất flavonoid và polyphenol từ cây mỏ quạ (Maclura cochinchinensis)

    Get PDF
    From the ethyl acetate extract of Maclura cochinchinenis six flavonoids: kaempferol, dihydrokaempferol, quercetin, 6-p-hydroxybenzyl-dihydrokaempferol (gericudranin E), oxyresveratrol and 2',4',5,7-tetrahydroxy-flavanone (steppogenin) were isolated. Their structures were established by analysis of the NMR and mass spectra. Compound 6-p-hydroxybenzyl-dihydroquercetin was isolated for the first time from M. cochinchinenis

    KíCH THíCH TíNH KHáNG BệNH THáN THƯ TRÊN RAU KHI ĐƯợC Xử Lý BởI MộT Số HóA CHấT

    Get PDF
    Nghiên cứu về kích thích tính kháng bệnh thán thư trên rau do nấm Colletotrichum gây ra được thực hiện trong điều kiện nhà lưới đối với ớt và cà chua và điều kiện nhà lưới và ngoài đồng đối với dưa leo nhằm đánh giá khả năng kích kháng của một số hóa chất đối với bệnh thán thư dựa trên khảo sát về sinh học, mô học và sinh hóa học. Đối với bệnh thán thư dưa leo, kết quả cho thấy calcium chloride không chỉ cho hiệu quả tốt và bền trong điều kiện ngoài đồng mà còn giúp gia tăng hoạt tính enzyme chitinase sớm và đạt đỉnh cao vào 144 giờ sau khi phun nấm lây bệnh. Đối với bệnh thán thư trên cà chua, chitosan có khả năng làm giảm kích thước vết bệnh cấp 1,2 và 3, giảm sự hình thành bào tử và gia tăng sự tích tụ polyphenol. Đối với bệnh thán thư trên ớt, axít salicylic có khả năng giúp hạn chế bệnh thông qua làm giảm sự mọc mầm của bào tử nấm gây bệnh, ức chế sự hình thành đĩa áp, kích thước đĩa áp, cho phản ứng tế bào thể hiện sớm và gia tăng sự tích tụ polyphenol và callose

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA HỆ VẬT LIỆU NANO TỔ HỢP MANG KHÁNG SINH ĐỐI VỚI VI KHUẨN VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS – GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TUY TỤY CẤP (AHPNS) TRÊN TÔM CHÂN TRẮNG Litopenaeus vannamei (Boone 1931)

    Get PDF
    TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá khả năng kháng khuẩn của hệ vật liệu nano tổ hợp mang kháng sinh Ag-TiO2-Doxycycline-Alginate (TiO2 - Ag/ DO /Alg) đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus - tác nhân chính gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm Chân trắng. Trong nghiên cứu này, hệ vật liệu nano TiO2- Ag/ DO /Alg được tổng hợp tại Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được phân lập từ 60 mẫu tôm bệnh trên cơ sở triệu chứng bệnh, đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh thái. Kết quả thử nghiệm cho thấy hệ nano TiO2-Ag /DO/Alg có hiệu lực diệt khuẩn V. parahaemolyticus tốt và vượt trội hơn kháng sinh DO thông thường (p<0.05). Hệ nano với nồng độ 50ppm cho đường kính vòng kháng khuẩn lớn hơn so với kháng sinh DO ở nồng độ 1000ppm (p<0.05).Từ khóa:  TiO2-Ag /DO/Alg, Vibrio parahaemolyticus, bệnh AHPN
    corecore