43 research outputs found

    Ảnh hưởng của việc bổ sung hàm lượng lecithin khác nhau trong thức ăn đến sự biến thái và tỉ lệ sống của cua biển (Scylla paramamosain) từ giai đoạn zoea 3 đến cua 1

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mức bổ sung lecithin thích hợp trong thức ăn phối chế cho ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) ở hai giai đoạn ương nuôi (1) từ giai đoạn zoea 3 đến megalop; (2) từ giai đoạn megalop đến cua 1. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm năm nghiệm thức thức ăn có cùng hàm lượng protein (53%), lipid (12%), được bổ sung với các mức lecithin lần lượt là 0% (đối chứng), 1%, 2%, 3% và 4%. Ấu trùng cua được cho ăn kết hợp thức ăn thí nghiệm và ấu trùng Artemia trong suốt thời gian ương nuôi. Kết quả cho thấy khi ương nuôi ấu trùng cua từ giai đoạn zoea 3 đến megalop, nghiệm thức thức ăn bổ sung 3% lecithin cho chỉ số biến thái, tỉ lệ sống, chiều dài và khối lượng của megalop cao hơn có ý nghĩa thống kê (

    Kaempferol, quercetin và dẫn xuất diglycosid của chúng tách từ lá chay bắc bộ (Artocarpus tonkinensis)

    Get PDF
    The present study reported the isolation and identification of five flavonols named kaempferol, kaempferol 3-rutinoside, kaempferol 3-neohesperidoside, quercetin-3-O-b-D-glucopyranoside and quercetin 3-rutinoside from the leaves of Artocarpus tonkinensis A. Chev. ex  Gagnep. Their structures were identified by combination of spectroscopic methods (NMR, HR-ESI-MS) and comparison with reported data. Three flavonol glycosides kaempferol 3-rutinoside, kaempferol 3-neohesperidoside and quercetin 3-rutinoside were found for the first time in the genus Artocarpus J.R. Forst. G. Forst. Keywords. Artocarpus tonkinensis; astragalin; kaempferol 3-rutinoside; kaempferol 3-neohesperidoside; quercetin 3-rutinoside

    ĐÁNH GIÁ CHỈ THỊ SSR VÀ HIỆN TƯỢNG THẮT CỔ CHAI Ở QUẦN THỂ DẦU MÍT (DIPTEROCARPUS COSTATUS) TRONG RỪNG NHIỆT ĐỚI ĐÔNG NAM BỘ

    Get PDF
    Loài Dầu mít (Dipterocarpus costatus) là loài phân bố hẹp trong Rừng nhiệt đới núi thấp Đông Nam Bộ. Do khai thác quá mức vào những năm 1980 và 1990, cùng với nơi sống của chúng bị thu nhỏ, loài này được đưa vào Sách đỏ thế giới năm 1998 và cần được bảo vệ. Để bảo tồn loài Dầu mít, đánh giá đa dạng di truyền loài đã được điều tra trên cơ sở phân tích 9 locus microsatellite (SSR), từ 86 cá thể trưởng thành. Chín locus đều có kết quả đa hình. Tổng số 27 allele đã được ghi nhận cho tất cả locus nghiên cứu. Chỉ số băng đa hình (PIC) cho mỗi cặp mồi đa hình trung bình 0,207 (0,034-0,514) và chỉ ra mức độ đa hình thấp. Các giá trị đặc điểm của mỗi cặp mồi SSR cũng được xác định, RP (3,092), PD (0,342) và MI (0,389). Dẫn liệu chỉ mức độ đa dạng di truyền loài Dầu mít ở Rừng nhiệt đới Đông Nam Bộ thấp, số allele cho một locus là NA = 2,3, hệ số gen dị hợp tử quan sát HO = 0,131, hệ số gen dị hợp tử kỳ vọng HE = 0,147 và hệ số cận noãn cao FIS = 0,104- 0,135. Hiện tượng thắt cổ chai cũng được tìm thấy ở Rừng phòng hộ Tân Phú (Đồng Nai) và Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh) (p0,01). Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra tầm quan trọng cần phải bảo tồn nguồn gen loài Dầu mít ở Rừng nhiệt đới Đông Nam Bộ

    KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊT LỢN AN TOÀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THÀNH PHỐ HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá khả năng tiếp cận thịt lợn an toàn của người tiêu dùng, tạo cơ sở xác định giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. 100 người tiêu dùng ở 4 phường của thành phố Huế được chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn bằng bản hỏi bán cấu trúc. Phỏng vấn sâu được tiến hành với 8 cán bộ các ban ngành liên quan và tiểu thương để thu thập thông tin về tình hình quản lý thịt lợn trên địa bàn thành phố. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng 100 % người tiêu dùng mong muốn được sử dụng thịt lợn an toàn và sẵn sàng chi trả thêm, nhưng chỉ 27 % số người được hỏi sẵn sàng chi trả thêm trên 20 % giá thường. Khả năng tiếp cận đến thịt lợn an toàn của người tiêu dùng rất thấp, yếu tố chính cản trở đến khả năng tiếp cận là sự sẵn có của thịt an toàn và lòng tin đối với thịt an toàn. Để đẩy mạnh khả năng tiếp cận thịt an toàn cần chú trọng đến công tác tuyên truyền về thịt lợn an toàn, xây dựng cơ chế quản lý, giám sát từ sản xuất đến cung ứng nhằm củng cố lòng tin cho người tiêu dùng, cũng như tạo ra được sản phẩm sẵn có trên thị trường.Từ khóa: sự sẵn sàng chi trả, khả năng tiếp cận, thịt lợn an toà

    Thay thế Aremia bằng thức ăn chế biến ương ấu trùng cua biển Scylla paramamosain

    Get PDF
    Nghiên cứu nhắm đánh giá khả năng thay thế Artemia bằng thức ăn chế biến (TACB) để ương ấu trùng cua biển Scylla paramamosain từ Zoe 3 lên cua 1. Nghiên cứu được thực hiện với 2 thí nghiệm: ương từ giai đoạn Zoe 3 lên megalop và từ megalop lên cua 1. Mỗi thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức, được bố trí ngẫu nhiên với 5 lần lặp lại. Thí nghiệm được bố trí với chế độ cho ăn 5 lần/ngày cho tất cả các nghiệm thức, nghiệm thức đối chứng cho ăn hoàn toàn Artemia, nghiệm thức TACB cho ăn hoàn toàn thức ăn chế biến. Bốn nghiệm thức còn lại được thay thế từ 1- 4 lần Artemia bằng thức ăn chế biến, Kết quả tỷ lệ sống của zoae 5 và megalopa có khuynh hướng tăng dần theo tỷ lệ cho ăn Artemia, trung bình lần lượt là 30,8-91,1% và 8,6-17,0% trong đó nghiệm thức 3, 4 và 5 lần Artemia/ngày khác biệt không ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ sống từ megalopa đến cua 1 dao động 57,6-76,8%, trong đó nghiệm thức hoàn toàn TACB đạt cao. Khi sử dụng thức ăn chế biến ương cua lượng Artemia giai đoạn Zoea3 đến megalopa giảm được 40% và giai đoạn megalopa đến cua 1 có thể giảm đến 100% lượng Artemia

    Hiện trạng kỹ thuật và sử dụng thức ăn ương ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Khảo sát được thực hiện 2 đợt: đợt 1 vào năm 2015 và đợt 2 vào năm 2020 bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ sản xuất giống cua biển (Scylla paramamosain) ở 3 tỉnh ĐBSCL có nghề sản xuất giống cua phát triển mạnh gồm Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang nhằm thu thập thông tin về kỹ thuật sản xuất giống cua biển, tình hình sử dụng thức ăn trong ương ấu trùng cua biển. Mật độ ương ấu trùng cua giai đoạn zoea1 trong khoảng 101,6 và 192,7. Tỷ lệ sống megalopa và cua 1: megalopae trung bình 8,17%, và cua 1 là 6,74%.  Kết quả khảo sát cho thấy 100% các trại sản xuất giống cua sử dụng kết hợp ấu trùng Artemia với thức ăn nhân tạo cho tôm để ương ấu trùng cua biển. Hàm lượng protein thức ăn dao động từ 42-52% và lipid từ 7 đến 14,2%.  Chi phí thức ăn Artemia chiếm tỷ lệ cao (75%) và chi phí thức ăn nhân tạo chỉ chiếm 3%. Sản xuất giống cua biển ở Đồng bằng sông Cửu Long còn phụ thuộc nhiều vào nguồn Artemia và chưa có thức ăn chuyên cho ương giống cua biển, vì vậy việc nghiên cứu sản xuất thức ăn ương ấu trùng cua biển là cần thiết cho việc phát triển nghề sản xuất giống cua biển
    corecore