462 research outputs found

    Ảnh hưởng của việc điều khiển độ hoạt động của nước đến chất lượng khô từ cá lóc nuôi tại tỉnh Đồng Tháp

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu thiết lập quy trình chế biến và bảo quản khô từ nguồn nguyên liệu cá lóc nuôi tại tỉnh Đồng Tháp dựa trên kỹ thuật rào cản kết hợp - điều khiển độ hoạt động của nước (aw) và điều kiện bao gói, nhiệt độ bảo quản. Kết quả thí nghiệm cho thấy, thịt cá lóc sau khi xử lý được ngâm trong dung dịch muối NaCl 20% với thời gian 2 giờ, làm ráo bề mặt trước khi tẩm ngâm 3% sorbitol và 1,5% glycerin và sấy ở nhiệt độ 50 °C đến độ ẩm cuối trung bình 30% sẽ giúp sản phẩm khô cá lóc có giá trị cảm quan cao, vẫn ổn định màu sắc, có độ hoạt động của nước giảm đến giá trị 0,63÷0,65. Sản phẩm đảm bảo an toàn về chỉ tiêu vi sinh, kim loại nặng và độ hoạt động của nước giữ ở mức thấp hơn 0,70 sau 3 tháng bảo quản ở nhiệt độ phòng (28÷30°C), 6 tháng bảo quản ở nhiệt độ thấp (4÷6°C) khi bảo quản bằng bao bì PA, độ chân không 80%. Định mức chế biến sản phẩm là 3,64±0,07 hay 3,57÷3,71 kg cá lóc nguyên liệu tạo 1 kg khô cá

    ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CÁC THÀNH PHẦN CHẤT TAN ĐẾN ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA NƯỚC TRONG KHÔ CÁ SẶC RẰN (TRICHOGASTER PECTORALIS REGAN)

    Get PDF
    Nghiên cứu bổ sung chất tan nhằm làm giảm aw cu?a khô ca? să?c ră?n đa? đươ?c tiê?n ha?nh. Trươ?c hê?t, a?nh hưởng của các nồng độ nước muối khác nhau (15%, 18%, 21%, 24% và bão hòa; % khối lượng NaCl) đối với độ ẩm và hoạt độ nước (aw) của khô cá sặc rằn đã được kha?o sa?t. Tư? kê?t qua? lư?a cho?n nô?ng đô? muô?i ngâm thi?ch hơ?p va? đô? â?m cuô?i cu?a sa?n phâ?m khô, ta?c đô?ng cu?a ca?c châ?t tan kha?c như đươ?ng glucose, sucrose va? rươ?u ethanol đê?n sư? gia?m aw trong khô ca? să?c ră?n cu?ng đươ?c quan tâm. Kê?t qua? cho thâ?y, tương ư?ng vơ?i đô? â?m cuô?i cu?a sa?n phâ?m la? 34%, gia? tri? aw cu?a khô ca? să?c ră?n co? thê? gia?m đê?n gia? tri? 0,67 khi ngâm ca? trong dung di?ch muô?i vơ?i nô?ng đô? tư? 21 ữ 24 %, kê?t hơ?p vơ?i viê?c bô? sung đươ?ng sucrose vơ?i ha?m lươ?ng 1% va? 35 mL rươ?u ethanol (650)/kg ca? đa? ươ?p muô?i. 

    ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA SỰ RA HOA VÀ PHÁT TRIỂN TRÁI NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG (DIMOCARPUS LONGAN (LOUR.) STEUD VAR. XUONG COM VANG)

    Get PDF
    Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu đặc tính sinh học sự ra hoa và phát triển trái của giống nhãn Xuồng Cơm Vàng nhằm làm cơ sở cho những nghiên cứu cải thiện năng suất và phẩm chất góp phần phát triển bền vững vùng trồng nhãn ở địa phương. Thí nghiệm được thực hiện trên giống nhãn Xuồng Cơm Vàng tháp trên gốc nhãn Long, cành ghép 4 năm tuổi tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 3-8/2005. Kết quả cho thấy nhãn Xuồng Cơm Vàng ra hoa trong tháng Tư, thu hoạch vào tháng Tám với tỉ lệ ra hoa trên 80%, trung bình mỗi phát hoa có 1.514,2 hoa, trong đó có 20% là hoa cái và lưỡng tính.  Tỉ lệ đậu trái tương đối thấp (13%). Rụng trái non tập trung trong giai đoạn 30 ngày sau khi đậu trái, rụng trái non đến thời kỳ thu hoạch tổng cộng hết 77%, thu họach đạt 9,6 trái/chùm. Trái phát triển trong 12 tuần theo một đường cong đơn giản. Trọng lượng trái tăng nhanh từ tuần thứ 6-11 do sự phát triển của thịt trái. Trái có trọng lượng 21,9 ± 0,5 g, trong đó thịt trái chiếm tỉ lệ 62%

    ĐỊNH DANH CÁC LOÀI NẤM KÍ SINH VÀ GÂY BỆNH TRÊN BỆNH NHÂN NỮ NHẬP VIỆN Ở HẢI DƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH CHUỖI GEN VÀ PHÂN TÍCH PHẢ HỆ

    Get PDF
    Sử dụng phương pháp “mã vạch” DNA (DNA-barcoding), 36 chuỗi nucleotide vùng giao gen ITS (internal transcribed spacer) từ 43 mẫu bệnh phẩm nuôi cấy nấm đơn bào của bệnh nhân nữ nhập viện ở Hải Dương đã được thu nhận và phân tích so sánh với các chủng tham chiếu quốc tế. Chuỗi ITS có độ dài khác nhau tùy từng loài (0,5 – 1,2 kb) thu thập bằng phản ứng PCR và giải trình tự (cặp mồi ITS1F/ITS4R), được sử dụng để truy cập Ngân hàng gen và xác định loài dựa trên so sánh chuỗi và phân tích phả hệ với các loài tương ứng. Kết quả cho thấy, trong số 36 mẫu thực hiện thành công giám định loài, có 29 mẫu được xác định thuộc chi Candida, trong đó 13 mẫu là loài Candida albicans, 2 mẫu là C. tropicalis, 3 mẫu là C. metapsilosis, 8 mẫu là C. glabrata, 2 mẫu là C. etchellsii và một mẫu chỉ được định danh là Candida sp. Ngoài ra, 7 mẫu còn lại gồm 2 mẫu thuộc loài Pichia kudriavzevii và Pichia norvegensis; và một số loài ít gặp khác: i) Kodamaea ohmeri; ii) Fereydounia khargensis; iii) Debaryomyces sp. (có thể là loài Debaryomyces subglobosus); iv) Hanseniaspora sp. (có thể là loài Hanseniaspora opuntiae); và v) Penicillium citrinum, với mức độ đồng nhất rất cao (99-100%). Cây phả hệ chủng/loài Candida của Việt Nam và thế giới, chia làm 7 nhóm riêng biệt, bao gồm: nhóm C. albicans, nhóm C. tropicalis, nhóm C. parapsilosis, nhóm C. metapsilosis, nhóm Candida spp., nhóm C. glabrata và nhóm C. etchellsii. Phả hệ của Pichia spp. cũng cho thấy P. kudriavzevii và P. norvegensis của Việt Nam tập hợp cùng với loài tham chiếu tương ứng. Trên một địa bàn hẹp như tỉnh Hải Dương, kết quả định danh trên bệnh nhân nhập viện đã có đến 6 loài Candida khác nhau và 7 loài đặc biệt khác cho thấy tình hình nhiễm nấm Candida và nấm đơn bào là khá phức tạp và lẫn tạp. C. albicans vẫn là một loài nấm gây bệnh nguy hiểm đang tồn tại, lan tỏa và gây bệnh phổ biến trong cộng đồng phụ nữ ở địa bàn Hải Dương nói riêng và Việt Nam nói chung

    Tình hình bệnh Parvovirus trên chó tại Bệnh xá Thú y - Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Thí nghiệm được tiến hành để xác định tỷ lệ nhiễm Canine Parvovirus (CPV) dựa vào kit chẩn đoán  nhanh CPV – Ag  trên chó từ 2 đến 6 tháng tuổi bị  tiêu chảy phân có lẫn máu tại Bệnh xá Thú y-Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy 70 trong tổng số 159 chó tiêu chảy phân có lẫn máu bị mắc bệnh Parvovirus, chiếm tỷ lệ 44,03%.  Chó từ độ tuổi từ 2 đến nhỏ hơn 3 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm bệnh cao (82,61%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê với chó ở độ tuổi từ 3 đến nhỏ hơn 4 tháng tuổi (50%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm bệnh ở chó đực và cái. Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm chó giống nội và nhóm chó giống ngoại lần lượt là 43,06% và 44,83%. Chó được tiêm ngừa vaccine phòng bệnh thì tỷ lệ bệnh thấp hơn so với chó không được tiêm ngừa vaccine (2,90% so với 75,56%). Hiệu quả điều trị bệnh Parvovirus trên chó là 84,29%

    Xác định chế độ rửa bưởi Năm Roi (Citrus grandis L.) đáp ứng an toàn thực phẩm

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là xác định được nồng độ phụ gia thích hợp bổ sung vào nước rửa nhằm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng trong quá trình bảo quản bưởi Năm Roi hướng đến sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng. Ba phụ gia được bổ sung riêng lẻ vào nước rửa là NaHCO3 (1%, 2%, 3%, 4%), acid citric (1%, 2%, 3%, 4%), NaCl (8%, 10%, 12%, 14%). Kết quả nghiên cứu cho thấy, xử lý bổ sung phụ gia bằng dung dịch NaHCO3, acid citric vào nước rửa đều cho hiệu quả trong thời gian bảo quản. Sử dụng nồng độ rửa NaHCO3 là 3% có hiệu quả về bưởi Năm Roi ít bị mất màu xanh và tỷ lệ hao hụt khối lượng khi so với acid citric 3%. Tuy nhiên, việc xử lý nồng độ rửa acid citric là 3% có hiệu quả hơn về mật độ vi sinh vật hiếu khí tổng số, nấm men, nấm mốc. Bên cạnh đó, việc sử dụng NaCl 12% cũng giúp ổn định màu sắc, giảm sự hao hụt khối lượng và sự phát triển vi sinh vật

    Ảnh hưởng của muối và các phụ gia đến sự tạo gel và đặc tính cấu trúc của chả cá lóc đông lạnh

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung phụ gia thực phẩm (muối NaCl, hợp chất chống đông và tinh bột biến tính) đến sự hình thành gel của chả cá lóc chiên đông lạnh được chế biến từ thịt cá lóc nuôi. Trong nghiên cứu này, tác động của tỷ lệ các phụ gia như  NaCl (0,5; 1, 1,5 và 2%), hợp chất chống đông (hỗn hợp của sucrose và sorbitol ở tỷ lệ 1:1 từ 0 đến 4%) và tinh bột biến tính (0, 2%, 3% và 4%) đến cấu trúc, màu sắc và khả năng giữ nước của chả cá chiên đông lạnh đã được khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản phẩm chả có độ bền gel cao, khả năng giữ nước và màu sắc tốt khi thịt cá lóc  được bổ sung với 1,5% NaCl, 3% tinh bột biến tính và 3% hỗn hợp chất chống đông (1,5% sorbitol và 1,5% đường sucrose). Kết quả đã góp phần khẳng định hiệu quả của NaCl và các chất tạo gel đến đặc tính cấu trúc của chả cá lóc

    Ảnh hưởng của giống cải và nhiệt độ đến đặc điểm sinh học của sâu kéo màng, Hellula undalis Fabricius (Lepidoptera: Crambidae)

    Get PDF
    Sâu kéo màng, Hellula undalis Fab. (Lepidoptera: Crambidae) là loài sâu hại rau cải họ Brassicaceae quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm tạo thông tin cơ sở cho các nghiên cứu về xây dựng chiến lược quản lý hiệu quả, nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sâu kéo màng, H. undalis trên các giống cải và nhiệt độ khác nhau đã được khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm tại Trường Đại học Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giống cải và nhiệt độ của môi trường đã ảnh hưởng lên thời gian phát triển của H. undalis. Giữa 5 loại giống cải khảo sát gồm cải ngọt, cải xanh, cải tùa xại, cải thìa và cải bó xôi, vòng đời của H. undalis là ngắn nhất (17,54 ngày) khi được nuôi bằng đọt non cải xanh, trong khi ấu trùng được nuôi bằng đọt non cải bó xôi đã không thể sống đến hết tuổi 2. Mặt khác, trong khoảng nhiệt độ từ 16oC - 25oC, thời gian ở tất cả các giai đoạn phát triển của H. undalis trên giống cải xanh là dài hơn khi điều kiện nhiệt độ môi trường giảm (vòng đời dài 61,25 ngày ở 16oC, 32,17 ngày ở 20oC và 25,14 ngày ở 25oC)

    Khảo sát đặc điểm enzyme protease thịt đầu tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) sau quá trình tinh sạch sơ bộ

    Get PDF
    Nghiên cứu khảo sát đặc tính của enzyme protease nội tại từ thịt đầu của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Mục đích của nghiên cứu là xác định tác động của nhiệt độ (30 ÷ 80°C) và  pH (5 ÷ 11) đến hoạt động của enzyme protease. Tối ưu hóa theo phương pháp bề mặt đáp ứng với 2 thừa số nhiệt độ và pH bao gồm 11 đơn vị nghiệm thức. Bên cạnh đó, độ bền nhiệt của protease được đánh giá ở các mức nhiệt độ khác nhau (30 ÷ 80°C) trong 60 phút  và các thông số động học Km, Vmax của enzyme protease nội tại cũng được khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, điều kiện nhiệt độ và pH thích hợp cho hoạt động enzyme protease tương ứng 60oC và 7,0. Kết quả tối ưu hóa hoạt động protease dựa trên hai nhân tố nhiệt độ và pH là 54,40oC và pH 6,96. Enzyme protease được tìm thấy bền nhiệt ở 55oC và hoạt động của enzyme tăng khi tăng nồng độ cơ chất thịt đầu tôm thẻ từ 0 ÷ 0,6 (g/mL), Vmax đạt trị giá 11,70 U/phút và giá trị Kmlà 0,0795 g/mL

    Đa dạng di truyền các giống sầu riêng (Durio zibethinus) dựa trên trình tự dna mã vạch và chỉ thị phân tử ISSR

    Get PDF
    Sầu riêng (Durio zibethinus) là một trong những giống cây ăn quả đặc sản của Việt Nam được thị trường ưa chuộng. Hiện nay có nhiều giống sầu riêng được trồng tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và khó phân biệt được qua hình thái. Đề tài được thực hiện nhằm bước đầu khảo sát về mặt di truyền dựa trên DNA mã vạch và chỉ thị phân tử ISSR. Trình tự DNA của ba locus DNA mã vạch gồm ITS, matK, rpoC1 của chín giống (Ri-6, Monthong, Khổ Qua Xanh, Chín Hóa, Sữa Hạt Lép, Chuồng Bò, Bí, Musang King và Sáu Hữu) được thu từ Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long đã được giải trình tự và phân tích. Nghiên cứu đã xác định 6 SNPs của vùng ITS giữa các cá thể Ri-6-Bến Tre, Monthong-Tiền Giang, Chuồng Bò-Tiền Giang, Sữa Hạt Lép-Cần Thơ và Sáu Hữu-Tiền Giang. Đối với vùng trình tự matK tìm được 9 SNPs phân biệt được các cá thể Ri-6 (Cần Thơ và Viện Cây ăn quả miền Nam), Chín Hóa-Bến Tre, Sữa Hạt Lép-Bến Tre và Sáu Hữu-Tiền Giang. Vùng trình tự rpoC1 có độ bảo tồn cao giữa các giống trong nghiên cứu. Cây phân loại dựa trên các dấu phân tử ISSR đã tách các giống sầu riêng thành 5 nhóm và cho thấy sự khác biệt rõ của giống sầu riêng nhập ngoại Musang King-Vĩnh Long và cá thể sầu riêng Monthong-Tiền Giang
    corecore