487 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUỒN THẢI ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC ĐẦM THỊ NẠI

    Get PDF
    Các nguồn thải ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đầm Thị Nại hiện nay chủ yếu là từ sinh hoạt dân cư. Chất thải này cùng với vật chất từ sông Kôn đã gây ra tình trạng ưu dưỡng với nồng độ các muối dinh dưỡng (đặc biệt là ammonia, nitrate và phosphate), chất hữu cơ cao và nồng độ oxy hòa tan tương đối thấp trong khu vực từ đỉnh đầm đến cồn Chim. Đặc biệt mật độ vi sinh gây bệnh, nhất là coliform, đã ở mức rất cao trong toàn đầm. Ở khu vực Tây Nam đầm nước thải từ sinh hoạt dân cư và chế biến thủy sản với nồng độ các chất dinh dưỡng, hữu cơ cao, nhu cầu oxy lớn và đặc biệt là mật độ vi khuẩn cũng rất cao chỉ có tác động đáng kể đối với khu vực tiếp nhận. Hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) xung quanh đầm cũng làm gia tăng nhu cầu oxy, nồng độ của các chất dinh dưỡng (đặc biệt là các hợp chất chứa phospho) và mật độ vi sinh

    VI SINH VẬT PHÂN GIẢI CELLULOSE MẠNH TRONG SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI GIỐNG LẠC L14 TẠI HƯƠNG TRÀ, THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tuyển chọn được chủng xạ khuẩn 22TH và vi khuẩn NH1 có khả năng phân giải cellulose mạnh. Tiếp đến, 2 chủng vi sinh vật này được phối trộn với chất mang là cám gạo và bột bắp theo tỷ lệ 1:3 với 50 ml nước cất thanh trùng cho 1 kg. Ủ phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp với hỗn hợp trên và so sánh chất lượng phân bón, khả năng phân giải cellulose với công thức không bổ sung hỗn hợp vi sinh vật (mẫu đối chứng). Kết quả cho thấy ủ  phế phụ phẩm nông nghiệp với hai chủng vi sinh vật tuyển chọn cho hàm lượng cellulose giảm 55,87 % so với đối chứng và hàm lượng đạm, lân, kali tổng số đều tăng hơn so với đối chứng. Thử nghiệm ảnh hưởng của các liều lượng phân ủ khác nhau đến giống lạc L14 tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy bón 8 hoặc 9 tấn phân hữu cơ ủ/ha có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng, phát triển và năng suất thực thu của giống lạc L14. Phân tích di truyền phân tử cho thấy chủng xạ khuẩn 22TH đồng hình 100 % với loài Streptomyces olivochromogenes và chủng vi khuẩn NH1 đồng hình 99 % với loài Bacillus amyloliquefaciens.Từ khóa: cellulose, phân hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp, giống lạc L1

    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN LÊN TỶ LỆ SỐNG VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ KHOANG CỔ NEMO CON (AMPHIPRION OCELLARIS CUVIER, 1830)

    Get PDF
    Cá khoang cổ nemo 15 ngày tuổi được nuôi trong hệ thống nước hở gồm các bể kính có thể tích 15lít, mật độ 2 con/lít, với 4 loại thức ăn khác nhau: lô 1: ấu trùng (Nauplius) của Artemia (mật độ 5 – 7 con/ml); lô 2: thịt tôm tươi xay nhỏ; lô 3: thức ăn tổng hợp (VANNA); lô 4: Copepoda (mật độ 5 – 7 con/ml). Các lô thí nghiệm được kiểm tra tỷ lệ sống và quan sát tình trạng sức khỏe của cá hàng ngày. Định kỳ cân, đo cá 10 ngày/lần, xác định tăng trưởng chiều dài (L, mm), khối lượng (W, g) và tốc độ sinh trưởng đặc trưng ngày về chiều dài toàn thân (SGRL) của các lô cá thí nghiệm. Kết quả cho thấy tăng trưởng chiều dài và khối lượng của cá khoang cổ nemo 60 ngày tuổi ăn Copepoda (21,8mm và 0,204g) và thức ăn tổng hợp (21,5 mm và 0,19g)  cao hơn đáng kể so với cá ăn Artemia (20,3mm; 0,16g) và ăn tôm (17,2mm; 0,102 g). Tốc độ sinh trưởng đặc trưng trung bình ngày của lô cá ăn Copepoda (1%/ngày) và thức ăn tổng hợp (0,98%/ngày) cao hơn đáng kể so với cá ăn Artemia (0,87%/ngày) và thịt tôm (0,53%/ngày). Tỷ lệ sống của cá khoang cổ nemo 60 ngày tuổi dao động từ 74 - 88%, đạt cao nhất ở lô cá ăn Artemia (88%), tiếp theo là cá ăn thức ăn tổng hợp (84%), Copepoda (80%) và thấp nhất ở lô cá ăn thịt tôm (74%).Summary: Nemo fish (Amphiprion ocellaris) were cultured in open system including 15-liter tanks, with density of 2 individuals/liter and fed on 4 different diets separately: diet 1: Nauplius of Artemia (density of 5-7 individuals/ml); diet 2: shrimp flesh; diet 3: commercial diet (VANNA); diet 4: Copepod (density of 5 – 7 individuals/ml). Survival and health of the fish were observed daily. Every 10 days, total length (L,mm), weight  (W,g) and specific growth rate in length (SGRL%/day) of the fish were estimated. The result showed that the length and weight of 60 days-old nemo fish fed on Copepod (21.8mm and 0.204g) and commercial diet  (21.5mm and 0.19g)  were significantly higher than those of  the fish fed on Artemia (20.3mm; 0.16g) and shrimp flesh  (17.2mm; 0.102 g). The average specific growth rate of the fish fed on Copepod (1%/day) and the commercial diet (0.98%/day) were significantly higher than those of the fish fed on Artemia (0.87%/day) and shrimp flesh (0.53%/day). The survival rate of the fish ranged from 74-88%, with the highest of the fish fed on Artemia (88%), following the fish fed on commercial diet (84%) and Copepod (80%), the lowest of the fish fed on shrimp flesh (74%)

    CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN THEO HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu về đặc điểm nhân khẩu học và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên đang theo học chương trình liên kết Rennes (CTLK Rennes) và chương trình tiên tiến Sydney (CTTT Sydney) tại Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế (ĐHKT Huế). Nghiên cứu đã kết hợp phân tích hồ sơ sinh viên và khảo sát bằng bảng hỏi 206 trong tổng số 382 sinh viên đang theo học chương trình về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định theo học chương trình. Dữ liệu khảo sát đã được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả, ước lượng giá trị trung bình tổng thể bằng khoảng tin cây đối xứng và kiểm định giá trị trung bình hai mẫu độc lập. Kết quả nghiên cứu cho thấy: những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định theo học CTLK Rennes và CTTT Sydney là cơ hội du học, cơ hội học tập trong môi trường ngoại ngữ, được học với giảng viên nước ngoài và cơ hội việc làm. Từ kết quả phân tích, một số hàm ý nghiên cứu liên quan đến hoạt động tuyển sinh và đào tạo đối với các chương trình có yếu tố nước ngoài đã được thảo luận

    Tác động của những người có ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua sắm của người tiêu dùng thế hệ Z tại TP. Hà Nội

    Get PDF
    Nghiên cứu khám phá tác động của những người có ảnh hưởng (influencers) đến việc ra quyết định mua sắm của người tiêu dùng thế hệ Z tại Hà Nội bằng việc sử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) từ bộ dữ liệu được thu thập bằng bảng hỏi được gửi đến 250 người thuộc thế hệ Z. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 6 nhân tố ảnh hưởng tích cực tới việc ra Quyết định mua sắm của người tiêu dùng gồm: Mức độ đáng tin cậу; Mức độ chuуên giа; Mức độ hấp dẫn; Sự tương đồng; Mối quаn hệ với người tiêu dùng và Bản sắc xã hội. Trong đó, 2 nhân tố Mức độ chuyên gia của những người có ảnh hưởng, Sự tương đồng củа người có ảnh hưởng với thương hiệu là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất

    BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG HỒNG

    Get PDF
    Environment quality, especially aquatic environment is increasingly being interested. TThis paper presents the initial results of the monthly observations for the period from January 2012 to December 2012 on some heavy metal contents in the Red River system at the four hydrological stations in Ha Noi, Hoa Binh, Vu Quang and Yen Bai. The monitoring results showed that heavy metal concentrations in the Red River water varied in a high range: Cu: 10 – 80 mg/l; Zn: 2 – 88 mg/l; Cr: 0,2 – 5,1 mg/l; Pb: 2  - 107 mg/l; Cd: : 2 – 12 mg/l; Mn: 2 - 35 mg/l; Fe: 160 – 950 mg/l. Most of the mean values of heavy metal contents at the four monitoring sites were lower than the ones of  the Vietnamese standard limits for surface water quality, QCVN 08:2008/BTNMT. However, at several time during the observation period, the contents of some heavy metals such as Fe, Cd and Pb exceeded the Vietnamese standard limits. The results shows that the water quality of the Red River needs more be frequently and systhematically observe

    Ảnh hưởng của lực ion và một số ion lạ đến động học phản ứng quang oxi hóa khử giữa phức rutheni(II) polypyridin và axtt amin tyrosin

    Get PDF
    Ruthenium(II) polypyridine – [Ru(bpy)3]Cl2 complex give a maximum emission at lem = 605 nm and its excited state decays by the first-order equation with  k0 = 1.64 (± 0.01) ´ 106 s-1. Kinetics of the photoinduced electron transfer reaction between [Ru(bpy)3]Cl2 complex and acid amine Tyrosine is investigated by time-resolved molecular emission spectroscopy. The results show that the photoinduced electron transfer rate constants (kq) vary small (~ 7 %) in the solutions with ionic strength I = 0-0.05 M. However, kq-values decrease more than twice if I ³ 0.1 M. On the other hand, the presence of the specific ions such as Ca2+, NH4+ and PO43- in the solution does not influence the reaction kinetics. Keywords. Ruthenium(II) polypyridine, Tyrosine, ionic strength, photoinduced electron transfer, time-resolved molecular emission spectroscopy

    Ứng dụng Fuzzy TOPSIS trong đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng

    Get PDF
    Lựa chọn nhà cung ứng là một trong những công tác quan trọng góp phần vào sự thành công trong quản trị chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp. Để lựa chọn nhà cung ứng phù hợp, doanh nghiệp cần sử dụng các phương pháp đánh giá hệ thống và hiệu quả. Nghiên cứu này đề xuất sử dụng mô hình tích hợp Fuzzy-TOPSIS để đánh giá và xếp hạng các nhà cung ứng. Mô hình cho phép sử dụng đồng thời nhiều tiêu chí để đánh giá các nhà cung ứng trong môi trường bất định một cách khách quan. Một ví dụ tại Công ty TNHH Bao bì nhựa Thành Phú được áp dụng để minh họa cho mô hình đề xuất. Kết quả xếp hạng giúp doanh nghiệp lựa chọn được nhà cung ứng phù hợp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả chuỗi cung ứng

    ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN THU HOẠCH VÀ ĐIỀU KIỆN XỬ LÝ ĐẾN KHẢ NĂNG PHÂN LẬP NẤM MEN TỪ NƯỚC THỐT NỐT (BORASSUS) TƯƠI

    Get PDF
    Với mục đích tìm ra các dòng nấm men thuần chủng có đặc tính lên men rượu tối ưu từ nước thốt nốt, nghiên cứu phân lập nấm men từ nước thốt nốt ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang được tiến hành trên cơ sở khảo sát ảnh hưởng của thời gian thu hoạch (buổi sáng, buổi chiều) và điều kiện xử lý nước thốt nốt trước khi thu hoạch (không xử lý, xử lý  metabisulfite sodium và xử lý gỗ sến) đến sự hiện diện của nấm men trong nước thốt nốt. Kết quả nghiên cứu đã thu nhận được 21 dòng nấm men từ nước thốt nốt với các điều kiện xử lý khác nhau. Ngoài ra, thời gian thu hoạch nước thốt nốt buổi sáng và buổi chiều có ảnh hưởng đến khả năng hiện diện của các dòng nấm men trong nước thốt nốt, các điều kiện xử lý nước thốt nốt không ảnh hưởng đến khả năng phân lập nấm men

    PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VÀ ĐỊNH DANH VI KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI CELLULOSE ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH

    Get PDF
    Tóm tắt: Việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ vi sinh là giải pháp tối ưu hiệu nay vì vừa giảm thiểu thải chất thải lại vừa tận dụng để làm phân hữu cơ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân lập được 18 chủng vi khuẩn có khả năng phân giải cellulose, tuyển chọn được chủng 6NH1 có khả năng phân giải cellulose mạnh nhất và được nhân sinh khối để sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Chủng 6NH1 phát triển tốt nhất khi được nuôi cấy ở 30 °C và pH 6–7. Khi ủ rơm rạ với chủng vi khuẩn này, hàm lượng cellulose giảm 49,6 % so với đối chứng. Phân tích di truyền phân tử dựa trên trình tự 16S rRNA, chủng vi khuẩn 6NH1 đồng hình 99 % với loài Bacillus amyloliquefaciens.Từ khóa: Bacillus amyloliquefaciens,cellulose, phân hữu cơ vi sin
    corecore