71 research outputs found

    KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ ĂN MÒN THÉP CT3 TRONG MÔI TRƯỜNG TRUNG TÍNH CỦA CÁC LOẠI “ỨC CHẾ XANH”

    Get PDF
    Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại cho thép CT3 trong môi trường trung tính của dịch chiết lá chè xanh và lá thuốc lá bằng một số phương pháp: phương pháp tổn hao khối lượng,đo điện trở phân cực, đo tổng trở điện hóa và khảo sát hình thái bề mặt qua chụp ảnh vi mô SEM. Kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp khác nhau khá phù hợp với nhau. Trong điều kiện thử nghiệm, dịch chiết thuốc lá ở nồng độ 2g/l có khả năng bảo vệ ăn mòn tốt nhất, hiệu quả bảo vệ đạt tới 56,90% sau 03 ngày ngâm mẫu trong dung dịch nghiên cứu. Phép đo phổ tổng trở và đặc trưng hình thái bề mặt mẫu trên ảnh SEM cho thấy có sự hình thành một màng mỏng chất ức chế trên bề mặt kim loại

    SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CÔNG ĐỂ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Giám sát của cộng đồng có vai trò quan trọng trong thực hiện các đầu tư công để xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, công tác giám sát của cộng đồng ở các địa phương còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu và phân tích thực trạng sự tham gia của người dân, cộng đồng trong giám sát đầu tư công để xây dựng nông thôn mới và các yếu tố hạn chế sự tham gia này. Nghiên cứu đã khảo sát tại 3 huyện đại diện cho 3 vùng sinh thái: vùng núi, vùng đồng bằng, vùng ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiếp cận của người dân đối với các thông tin pháp luật về giám sát đầu tư công cộng đồng còn rất hạn chế, do đó người dân thiếu kiến thức về các qui định pháp luật này. Người dân đã tham gia thực hiện các nội dung cơ bản của giám sát đầu tư theo luật định, nhưng mức độ tham gia trong hầu hết các nội dung này còn rất thấp. Các yếu tố hạn chế sự tham gia bao gồm: qui định pháp lý chưa rõ ràng, hiểu biết và nhận thức của người dân hạn chế, thiếu chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng giám sát, thiếu sự quan tâm của chính quyền và thiếu kinh phí hỗ trợ cho giám sát.Từ khóa: đầu tư công, giám sát, sự tham gia, xây dựng nông thôn mớ

    ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ HỮU CƠ CHÙM NGÂY ĐẾN CÁC LOẠI RAU ĂN LÁ TRONG VỤ XUÂN 2019

    Get PDF
    Tóm tắt: Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Xuân 2019 tại Thừa Thiên Huế nhằm so sánh hiệu quả của phân bón lá hữu cơ chùm ngây (Moringa oleifera) được thử nghiệm ở các tỉ lệ 1:10, 1:20, 1:30, 1:40, 1:50 với nước và các loại phân bón lá hữu cơ rong biển và phân bón lá hóa học NPK trên các đối tượng xà lách, cải xanh và mồng tơi lá to 333. Thí nghiệm được tiến hành theo hai yếu tố với 21 công thức. Kết quả cho thấy các công thức sử dụng phân bón lá có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng sinh trưởng và phẩm chất của các loại rau. Đối với rau xà lách, năng suất thực thu cao khi sử dụng phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:30 với 24,48 tấn/ha. Đối với rau cải xanh và mồng tơi lá to 333, phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:10 mang lại năng suất thực thu cao nhất cho mỗi loại rau, tương ứng với 28,19 tấn/ha và 31,39 tấn/ha. Các công thức này đều cho tỉ lệ phần ăn được trên 55%.  Tóm tắt: Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Xuân 2019 tại Thừa Thiên Huế nhằm so sánh hiệu quả của phân bón lá hữu cơ chùm ngây (Moringa oleifera) được thử nghiệm ở các tỉ lệ 1:10, 1:20, 1:30, 1:40, 1:50 với nước và các loại phân bón lá hữu cơ rong biển và phân bón lá hóa học NPK trên các đối tượng xà lách, cải xanh và mồng tơi lá to 333. Thí nghiệm được tiến hành theo hai yếu tố với 21 công thức. Kết quả cho thấy các công thức sử dụng phân bón lá có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng sinh trưởng và phẩm chất của các loại rau. Đối với rau xà lách, năng suất thực thu cao khi sử dụng phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:30 với 24,48 tấn/ha. Đối với rau cải xanh và mồng tơi lá to 333, phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:10 mang lại năng suất thực thu cao nhất cho mỗi loại rau, tương ứng với 28,19 tấn/ha và 31,39 tấn/ha. Các công thức này đều cho tỉ lệ phần ăn được trên 55%.Từ khóa: phân bón lá, chùm ngây (Moringa oleifera), xà lách, cải xanh, mồng tơi lá to 33

    PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ VẾT LẮNG ĐỌNG TRONG KHÔNG KHÍ QUA RÊU BARBULA INDICA TẠI THÀNH PHỐ BẢO LỘC SỬ DỤNG KỸ THUẬT HUỲNH QUANG TIA X PHẢN XẠ TOÀN PHẦN

    Get PDF
    In this investigation, the Total Reflection X-ray Fluorescence (TXRF) technique detected 24 elements: Al, P, S, Cl, K, Sr, Sc, Ti, Mn, Fe, Co, Cu, Zn, As, Br, Ba, La, Eu, Tb, Dy, Ta, Pb, Th, and U in Barbula indica moss collected at Baoloc (Vietnam) from November 2019 to March 2020. Factor analysis was used to explain contamination sources at the sampling sites. This study showed that the passive moss biomonitoring and TXRF techniques are efficient and very suitable for detecting trace elements due to atmospheric deposition in developing countries, especially Vietnam and some Asian countries.Trong nghiên cứu này, kỹ thuật huỳnh quang tia X phản xạ toàn phần (TXRF) được ứng dụng đã xác định được 24 nguyên tố, bao gồm: Al, P, S, Cl, K, Sr, Sc, Ti, Mn, Fe, Co, Cu, Zn, As, Br, Ba, La, Eu, Tb, Dy, Ta, Pb, Th, và U trên rêu Barbula Indica tại thành phố Bảo Lộc (Việt Nam) từ tháng mười một năm 2019 đến tháng ba năm 2020. Kết quả cũng đã dự đoán những nguồn ô nhiễm mang lại. Ở nghiên cứu này cho thấy việc sử dụng mẫu rêu có sẵn, và kỹ thuật TXRF là hiệu quả, rất thuận lợi để xác định sự lắng động các nguyên tố vết trong không khí cho những quốc gia đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam và các nước Châu Á

    Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của lá cây Vót dạng cơm cháy Viburnum sambucinum (Caprifoliaceae)

    Get PDF
    Viburnum sambucinum is a small woody tree belongs to the genus Viburnum (Caprifoliaceae), mainly distributed in Vietnam, Lao and Cambodia. Extensive studies of the genus Viburnum have led to the identification of many compounds, such as diterpenes, triterpenes, iridoids, monoterpenes, sesquiterpenes, flavonoids, lignans, etc. In previous study, we reported 6 terpenoids isolated from the leaves of Viburnum sambucinum. In this study, we describe the isolation and structural characterizations of  four compounds hupehenol D (1), hupehenol A (2), 12β-hydoxy-3,15-dioxo- 20,21,22-23,24,25,26,27-octanordammanran (3), luteolin (4) and in vitro cytotoxic activities of ten compounds (1-10) from the leaves of  Viburnum sambucinum. Compound 1 and 3 exhibited significant cytotoxic activity against 4 cancer cell lines with IC50 value 4.71±0.03-5.35±0.04 μM. The compounds 2, 4, 6, 7 and 9 displayed week cytotoxicity with IC50 values ranging from 9.31± 0.12 to 82.06±0.94 mM
    corecore