6 research outputs found

    Success of entrepreneurial entreprises in Vietnam. Evidences from a service company and a manufacturing company

    Get PDF
    In Vietnam, entrepreneurial business is increasing more, but few businesses exist after starting businesses. This causes the country and people’s waste of resources. This study explores the success factors of entrepreneurs by studying two typical cases, one travel service company and one paint manufacturing company, and then draws practical lessons from them. The study results find out 5 groups of factors affecting the success of entrepreneurial companies in Vietnam, such as Entrepreneurs’ management capabilities; Entrepreneurs’ skills; support from family and friends; The support from society and Business activities. The research results suggest managerial implications for companies operating in specific activities to be suitable for the entrepreneurial context in Vietnam. It is also a reference document for establishing entrepreneurial companies in Vietnam, individuals who intend to start a business as well as researchers of this field

    Thành phần hoá học và hoạt tính kháng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus của các cao chiết cây sổ trai (Dillenia ovata)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá thành phần hoá học và hoạt tính kháng khuẩn của các cao chiết Sổ Trai. Thành phần hóa học của các cao chiết cây Sổ Trai được tìm thấy có chứa alkaloid, flavonoid, steroid, glycoside, saponin, tannin và sesquiterpene lactones. Cao chiết ethyl acetate của lá Sổ Trai và ethyl acatete của gỗ Sổ Trai có hàm lượng flavonoid và polyphenol cao, lần lượt là 309,97±1,47 mg QE/g cao chiết và 44,28±0,15 mg GAE/g cao chiết. Phương pháp khuếch tán trên giếng thạch được sử dụng để đánh giá hoạt tính kháng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) được xác định thông qua sự thay đổi màu của resazurin trên đĩa 96 giếng. Kết quả cho thấy cao chiết ethyl acetate của lá Sổ Trai thể hiện hoạt tính kháng khuẩn Vibrio parahaemolyticus mạnh nhất, với nồng độ ức chế tối thiểu và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu lần lượt là 320<MIC≤640 µg/mL, và 2560<MBC≤5120 µg/mL. Nghiên cứu này cho thấy tiềm năng của cây Sổ Trai trong phòng và điều trị bệnh do Vibrio parahaemolyticus gây ra

    Tối ưu hóa quy trình chiết xuất cao chiết giàu polyphenol và flavonoid có hoạt kháng vi khuẩn Vibrio spp. từ lá cây núc nác (Oroxylum indicum L.)

    Get PDF
    Phương pháp đáp ứng bề mặt được áp dụng để kiểm tra ảnh hưởng của các yếu tố chiết xuất đến hàm lượng polyphenol (TPC) và flavonoid (TFC) trong ​​lá núc nác (LNN). Điều kiện tối ưu được xác định để chiết xuất  TPC và TFC là: nhiệt độ 59°C, ethanol 69%, thời gian 11 phút và tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi là 1/25 (w/v). Quá trình chiết xuất được xác minh ở các điều kiện tối ưu đã được xác định. Các giá trị thực nghiệm (TPC=215,47±1,03 mg GAE/g cao chiết; TFC=158,01±1,12 mg QE/g cao chiết) cho thấy sự phù hợp tốt với giá trị dự đoán (TPC=214,09 mg GAE/g cao chiết; TFC=158,77 mg QE/g cao chiết). Hoạt tính kháng khuẩn của cao tối ưu LNN được nghiên cứu chống lại năm chủng Vibrio spp. (VC-1, VC-2, VC-3, VC-4, và VC-5). Cao tối ưu LNN có hoạt tính kháng khuẩn mạnh chống lại Vibrio spp. Nồng độ ức chế tối thiểu của cao tối ưu LNN dao động từ 320 đến 640 µg/mL. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ diệt khuẩn tối thiểu của cao tối ưu LNN dao động từ 640 đến 1280 µg/mL

    Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxy hoá của các cao chiết từ thân và lá cây Bọ Mắm (Pouzolzia zeylanica L.)

    No full text
    Hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxy hóa của các cao chiết methanol, hexane và ethyl acetate từ thân và lá cây Bọ Mắm (Pouzolzia zeylanica L.) tươi và khô được khảo sát. Khả năng kháng khuẩn của các cao chiết Bọ Mắm được khảo sát bằng phương pháp Kirby-Bauer và khả năng kháng oxy hóa được thực hiện bằng phương pháp DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl). Kết quả cho thấy, tất cả cao chiết từ thân và lá Bọ Mắm đều cho hoạt tính kháng E. coli, P. aeruginosa, S. aureus tốt hơn kháng sinh amoxicillin ở tất cả nồng độ được khảo sát với 40 µg/m

    Ảnh hưởng của luân canh lúa-dưa hấu đến độ hữu dụng của đạm, lân trong đất và năng suất lúa trên nền đất phèn tại tỉnh Hậu Giang

    Get PDF
    Luân canh cây màu trên nền đất lúa được xem là phương pháp canh tác thay thế cho mô hình chuyên canh lúa kém bền vững trong tương lai. Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của mô hình luân canh lúa-dưa hấu đến khả năng cải thiện hàm lượng đạm (N) hữu dụng, lân (P) hữu dụng và năng suất lúa vụ tiếp theo trên nền đất phèn tiềm tàng canh tác lúa tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 02 nghiệm thức và ba lần lặp lại, bao gồm: nghiệm thức luân canh lúa-dưa hấu và nghiệm thức canh tác lúa 2 vụ (đối chứng). Kết quả cho thấy hàm lượng N hữu dụng trong đất ở nghiệm thức luân canh lúa-dưa hấu  đạt 111,7 mg N/kg, cao khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức chuyên canh lúa (28,7 mg N/kg). Không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa P hữu dụng trong đất ở nghiệm thức luân canh lúa-dưa hấu so với nghiệm thức chuyên canh lúa (P > 0,05). Năng suất lúa vụ tiếp theo tại ô thí nghiệm đã thực hiện luân canh lúa-dưa hấu (5,10 tấn/ha), khác biệt không ý nghĩa thống kê so với mô hình chuyên canh lúa (4,80 tấn/ha). Lợi nhuận của mô hình canh tác dưa hấu (40,983 triệu đồng) cao hơn gấp 3 lần so với mô hình chuyên canh lúa (13,476 triệu đồng). Mô hình luân canh lúa-dưa hấu có thể được áp dụng trên vùng đất phèn tiềm tàng để thay thế cho mô hình chuyên canh lúa, giúp nâng cao hàm lượng đạm hữu dụng trong đất, tăng thu nhập cho người dân và thích ứng với điều kiện xâm nhập mặn trong canh tác lúa

    Đánh giá hiệu quả tài chính của một số hệ thống canh tác chủ yếu trên đất nhiễm mặn tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre và huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến hiệu quả tài chính của một số hệ thống cây trồng trên đất nhiễm mặn tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre và huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.  Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn nông hộ và đánh giá nông thôn có sự tham gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện trạng canh tác tại khu vực nghiên cứu còn nhiều khó khăn do tác động của xâm nhập mặn và phèn mặn. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của nông hộ thấp cũng là trở ngại không nhỏ trong sản xuất. Ngoài ra, hệ thống canh tác và hiệu quả tài chính ở hai huyện khác nhau. Tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre hệ thống chuyên canh rau cho lợi nhuận cao nhất, kế đến là chuyên canh dừa và lúa 2 vụ/năm thấp nhất. Tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, hệ thống lúa 2 vụ luân canh dưa lê cho lợi nhuận cao nhất, kế đến là lúa 3 vụ/năm và thấp nhất là lúa 2 vụ/năm
    corecore