132 research outputs found

    SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG MEN THUẦN TRONG LÊN MEN RƯỢU NẾP THAN

    Get PDF
    Amylomyces rouxii và Saccharomyces cerevisiae được sử dụng làm giống chủng cho qui trình sản xuất men rượu thuần. Bắp mảnh và trấu là cơ chất thích hợp cho môi trường sản xuất bột mốc, và thời gian ủ mốc là 6 ngày. Qui trình sản xuất bột men được thử nghiệm trong bình 20lít, và mật số tế bào nấm men có thể đạt đến 109 tế bào/g bột men. Tỉ lệ gồm 1,5% bột mốc và 0,4% bột men là thích hợp cho qui trình sản xuất rượu nếp than. Thành phần là bột gạo, hỗn hợp bột gạo và bột khoai mì thích hợp làm môi trường để sản xuất men rượu thuần gồm tổ hợp mốc và men. Hoạt tính men rượu có chiều hướng giảm trong quá trình lên men rượu sau thời gian tồn trữ, tuy vậy nồng độ cồn đạt được khi sử dụng men rượu sau 12 tháng tồn trữ vẫn còn thể hiện khá cao (16,2 % (v/v) ở 20oC). Vi khuẩn lây nhiễm trong men rượu thuần có tên Bacillus subtilis/amyloliquefaciens là loài vi khuẩn không sinh độc tố và không nhiễm bệnh đối với người

    KHẢO SÁT KHẢ NĂNG LÊN MEN VÀ TÍNH CHỊU CỒN CỦA NẤM MEN

    Get PDF
    Từ 50 dòng men được phân lập từ viên men rượu, 9 dòng được tuyển chọn do có khả năng lên men tốt trong dung dịch đường glucoz sau 14 giờ lên men. Những dòng men này tiếp tục được thử nghiệm khả năng lên men rượu trong dung dịch đường khử từ nếp ở 30oC trong 5 ngày. Kết quả cho thấy quá trình lên men rượu thành công thể hiện qua sự tiêu thụ và biến đổi gần như hoàn toàn lượng đường khử ban đầu có nồng độ 18% (w/v), tạo ra ethanol có nồng độ 8,6% (w/v). Kết quả thử khả năng chịu đựng độ cồn cho thấy 7 dòng có khả năng chịu độ cồn trong khoảng 5 ? 6% (w/v) ethanol và 2 dòng có khả năng chịu độ cồn thấp hơn từ 2,4 ? 3% (w/v) ethanol. Dựa trên phân tích các đặc tính hình thái và sinh trưởng, các dòng men tuyển chọn được quan sát, nhận dạng và định danh sơ bộ thuộc giống Saccharomyces

    TỐI ƯU HÓA NỘI DUNG WEBSITE DU LỊCH NHẰM NÂNG CAO THỨ HẠNG TRÊN GOOGLE

    Get PDF
    Tối ưu hóa nội dung là một trong những hoạt động thường xuyên của người xây dựng nội dung của website. Trong thực tế, công việc này ít được chú trọng và chưa được đánh giá đúng tầm quan trọng của việc tối ưu hóa nội dung ảnh hướng đến tính thân thiện của website với công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó, người xây dựng nội dung không phải ai cũng hiểu các kỹ thuật về SEO nhằm viết và tinh chỉnh nội dung phù hợp với các tiêu chí của SEO về nội dung. Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu các nghiên cứu liên quan đến việc tối ưu hóa nội dung, quy trình thực hiện. Từ đó, tối ưu hóa nội dung cho website du lịch promtour.com dựa trên cơ sở quy trình tối ưu hóa nội dung và dữ liệu về việc nghiên cứu từ khóa

    Sự phát triển và ảnh hưởng của vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens trong môi trường nuôi Artemia ở độ mặn cao

    Get PDF
    Nghiên cứu này đánh giá sự phát triển của vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens ở điều kiện độ mặn cao và ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn này trong môi trường nuôi Artemia franciscana. Trong thí nghiệm 1, vi khuẩn B. amyloliquefaciens được nuôi ở các độ mặn 15‰ (đối chứng), 80‰, 85‰, 90‰, 95‰ và 100‰ với mật độ 106 CFU/mL. Kết quả sau 10 ngày nuôi cho thấy vi khuẩn B. amyloliquefaciens có khả năng sinh trưởng và phát triển ở độ mặn cao nhất là 90‰ (3,02±0,01 log CFU/mL). Thí nghiệm 2 nghiên cứu khả năng cải thiện các yếu tố môi trường nước và nền đáy của vi khuẩn B. amyloliquefaciens trong điều kiện nuôi Artemia ở độ mặn 90‰, có nền đáy bùn hoặc không có nền đáy bùn. Artemia được nuôi với mật độ 100 con/L và cho ăn bằng thức ăn tôm sú số 0. Sau 15 ngày nuôi, tỉ lệ sống của Artemia (74,8%) và tỉ lệ bắt cặp (83,3%) ở nghiệm thức bổ sung vi khuẩn B. amyloliquefaciens và không có nền đáy bùn cao hơn (

    Non-linear analysis on steel transmission tower using beam-column method

    Get PDF
    For reflecting the actual working of the tower transmission, requirements about analysis model and review during processes used in the design must be determined and clearly assessed.The non-elastic analysis will directly overcome the disadvantages of methods that were based on linear elastic analysis above-mentioned. Main advantage of this method which based on direct analysis of nonlinear geometric effects and nonlinear materials is: (i) without using coefficientof computed length because nonlinear geometric effects are integrated directly; (ii) the interaction due to plastic flow and gradual instability as per increasing load is taken into account; (iii) to provide results of internal forces of the entire structure with consideration over the internal force redistribution as true status of the system; (iv) to predict the stiffness of the structures transmission tower with a more accuracy; (v) to figure out the nonlinear behavior of the system, order and modes of failure of structures and structural systems, as well as ultimate bearing capacity of the system; (vi)to apply suitably and reasonably all kind of frame structures including unbracing frame, bracing frame and mixed frames.In this paper, following problems have been solved: Beam-column method using stability function with plastic hinged in both ends in order to describe the nonlinear behavior of structural steel transmission tower, then a nonlinear algorithm for analyzing the system subjected to static load was created. A practicable Fortran program for analyzing nonlinear system rigid frame, bracing frames, steel frames and power supply towers was established. After then, the reliability of the developed program has been evaluated and compared to that ofSAP2000 results. Finally, developed programs was used to design electricity transmission towers

    PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CỦA MỘT SỐ DẪN XUẤT NAPHTHOPYRONE VÀ ANTHRAQUINONE TỪ CỦ SÂM ĐẠI HÀNH (Eleutherine bulbosa)

    Get PDF
    Hai dẫn xuất naphthopyrone là eleutherinol (1) và eleutherinoside A (2) đã được phân lập từ cặn chiết etyl axetat của củ sâm đại hành (Eleutherine bulbosa) cùng với một dẫn xuất anthraquinone là 1,3,6-trihydroxy-8-methyl-anthraquinone (3). Cấu trúc của cả 3 hợp chất này đã được xác định dựa vào các phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1 chiều và 2 chiều

    Mô hình hóa quá trình thủy phân vỏ khoai lang tím nhật bằng enzyme sử dụng mô hình bề mặt đáp ứng

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, hai bước thủy phân bằng enzyme đối với vỏ khoai lang tím (là phế phẩm của quá trình sản xuất) được tối ưu hóa. Ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian và liều lượng enzyme cho mỗi tiến trình thủy phân (dịch hóa và đường hóa) đến hàm lượng chất khô hòa tan và hàm lượng đường khử đã được nghiên cứu. Thiết kế thí nghiệm theo mô hình Box-Behnken đã được áp dụng và có tổng cộng 18 nghiệm thức đã được tạo ra cho mỗi bước. Đối với giai đoạn dịch hóa, phân tích ANOVA cho thấy mô hình bậc hai thu được có ý nghĩa (

    Tổng quan: Phân lập, tuyển chọn và ứng dụng nấm men chịu nhiệt trong lên men rượu vang trái giác

    Get PDF
    Trái giác (Cayratia trifolia) đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng định có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao, có khả năng kháng oxy hóa, giảm sự tăng trưởng của khối u. Ở Việt Nam, trái giác là một loại trái mọc hoang dại, phổ biến với người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên các nghiên cứu về nó còn hạn chế. Bài viết nhằm cung cấp những kết quả về phân lập nấm men trong tự nhiên, tuyển chọn những chủng nấm men có khả năng chịu nhiệt để ứng dụng vào quá trình lên men rượu vang đáp ứng với điều kiện ấm dần lên của trái đất hiện nay. Từ trái giác trong tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, có 151 chủng nấm men đã được phân lập thuộc bốn giống Saccharomyces, Hanseniaspora, Pichia, và Candida, trong đó có đến 64/151 chủng có khả năng phát triển ở nhiệt độ 37ºC và chịu được độ cồn đến 9-12% v/v. Rượu vang trái giác lên men từ các chủng nấm men chịu nhiệt được tuyển chọn cho giá trị cảm quan tốt cũng như có sự hiện diện của thành phần polyphenol khá cao góp phần tạo nên đặc tính kháng oxy hóa của sản phẩm

    Khả năng sinh trưởng và tích lũy sinh khối của bồn bồn (Typha orientalis), cỏ bàng (Lepironia articulata) và năn tượng (Scirpus littoralis) trồng trên đất phèn

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và tích lũy sinh khối ở ba loài thực vật thủy sinh gồm bồn bồn (Typha orientalis C. Presl), cỏ bàng (Lepironia articulata Retz. Domin.) và năn tượng (Scirpus littoralis Schrab.) trồng trên đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trước khi trồng cây, thí nghiệm đánh giá khả năng cải thiện pH đất bằng CaCO3 được thực hiện trên 2 nghiệm thức bón 2 tấn CaCO3/ha và không bón CaCO3 (được xem là nghiệm thức đối chứng). Đất này được sử dụng để trồng cây cho thí nghiệm tiếp theo với ba loài cây, bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại. Sau 42 ngày ngâm đất, giá trị pH trong đất đạt 4,02 ở nghiệm thức có CaCO3 và cao hơn so với đất ban đầu (pH=3,02). Sau 90 ngày trồng cây, khả năng sinh trưởng và tiềm năng tích lũy sinh khối tươi và khô của phần thân và rễ cây và chỉ số diệp lục tố (SPAD) của bồn bồn và năn tượng tốt hơn khi cây trồng trên đất phèn có bón CaCO3
    corecore