403 research outputs found

    TIỀN XỬ LÝ SUCROSE VÀ BẢO QUẢN LẠNH LÊN CÁC THUỘC TÍNH CỦA HOA LILY CẮT CÀNH SAU BẢO QUẢN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, VIỆT NAM

    Get PDF
    The effects of sucrose pulsing, cold storage methods (dry and wet) and cold storage duration (one and two weeks) on the post-storage attributes of cut lilies in Dalat were studied. After harvest, the lilies were treated with sucrose pulsing solutions consisting of three concentrations of sucrose (0, 50, and 100g/L) in combination with 0.2mM silver thiosulphate (STS) and water as control for 24h at room temperature, then placed in wet and dry cold storage at 2.5°C for one and two weeks. After each period of cold storage, the cut lilies were placed in water to evaluate the vase life, the time of bud opening, the bud opening rate, and water uptake. The results showed that when cut lilies were treated with 50g/L sucrose in combination with STS 0.2mM and one-week cold storage, the vase life increased to 16.8 days with better color, the time of bud opening slowed down to 5.8 days, buds fully opened (100%), and the water uptake remained constant at 91.5ml.Ảnh hưởng của việc tiền xử lý đường và bảo quản lên tuổi thọ và đặc điểm của hoa lily cắt cành ở thành phố Đà Lạt được nghiên cứu. Sau khi thu hoạch, hoa lily được xử lý bằng dung dịch đường sucrose ở ba nồng độ (0, 50, và 100g/L) kết hợp với 0.2mM STS và xử lý với nước (đối chứng) trong 24h ở nhiệt độ phòng (23oC), sau đó bảo quản lạnh ướt và lạnh ở nhiệt độ 2.5oC. Sau một và hai tuần bảo quản lạnh, hoa lily được cắm trong nước để theo dõi thời gian cắm, thời gian bắt đầu nở hoa, tỷ lệ nở, và sự hấp thụ nước. Kết quả cho thấy khi hoa lily được tiền xử lý với dung dịch sucrose 50g/L, STS 0.2mM và bảo quản lạnh trong một tuần thì có thời gian cắm tăng (16.8 ngày) với màu sắc nở đẹp hơn, thời gian nở chậm hơn (5.8 ngày), các nụ hoa nở hoàn toàn (100%), và duy trì sự hấp thụ nước (91.5ml)

    Quy trình chuẩn hóa, tính toán trong đánh giá mức độ phát triển bền vững tổng hợp cấp địa phương dựa trên bộ chỉ thị - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh

    Get PDF
    Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng bộ chỉ thị giám sát, đánh giá phát triển bền vững cấp địa phương bao gồm nhiều chỉ tiêu trên nhiều lĩnh vực và biến động có ý nghĩa khác nhau. Đo lường thực trạng mức độ phát triển bền vững tổng hợp là cơ sở quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Nghiên cứu đưa ra quy trình chuẩn hóa, tính toán trong đánh giá phát triển bền vững tổng hợp cấp địa phương: (i) Sử dụng phương pháp chuẩn hóa Min-Max để đưa giá trị các chỉ tiêu về miền giá trị [0,1] và có cùng ý nghĩa biến động trong đánh giá, sử dụng giá trị tham chiếu là mục tiêu hoặc giá trị xu hướng; (ii) Sử dụng số bình quân nhân giản đơn để tính toán chỉ số thành phần đại diện cho các nhóm chỉ tiêu; (iii) Sử dụng số bình quân nhân giản đơn tính chỉ số phát triển bền vững tổng hợp từ các chỉ số thành phần. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất thang chia 5 mức độ trong đánh giá phát triển bền vững. Nghiên cứu tính toán, đánh giá thử nghiệm cho trường hợp tỉnh Hà Tĩnh cho thấy tỉnh phát triển bền vững tổng hợp ở mức tương đối bền vững, nhưng mất cân đối giữa các chỉ số riêng. Quy trình chuẩn hóa, tính toán có cơ sở khoa học rõ ràng, có tính khả thi, hoàn toàn có thể áp dụng rộng rãi

    Has Merger and Acquisition been considered as a method of dealing with weak banks? Evidence from the third bank restructuring process in Vietnam

    Get PDF
    In the third bank restructuring process in Vietnam during the 2011–2016 period, banking system experienced the participation of 14 commercial banks with 7 successful, both mandatory and voluntary, M&A deals. This research tries to answer if M&A was a good method of dealing with weak banks as Vietnam expected. Firstly, the article evaluates M&A activities’ effects on business results of acquiring banks through three financial ratios (including return on asset (ROA), return on equity (ROE) and net interest margin (NIM) by using paired sample T-Test. The results show that M&A activities only have positive effects on ROA of acquiring banks in Vietnam, while impacts of M&A activities on ROE and NIM are not clear. Secondly, by using a fuzzy TOPSIS approach based on Balanced Scorecard, the research shows that the performance of acquiring banks in mandatory M&A deals are not good as compared to the other acquiring banks. In fact, M&A deal only has strongly positive effects on acquiring bank performance, when it is totally based on real demands of both target and acquiring banks as well as created synergy. Therefore, to deal with weak banks in the next time period, Vietnamese banking system should focus on other market solutions in addition to keeping the nature of M&A activities and improving its efficiency

    KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM VÀ HẠN CHẾ BỆNH HÉO RŨ GỐC MỐC TRẮNG LẠC (Sclerotium rolfsii) CỦA DUNG DỊCH NANO BẠC

    Get PDF
    Tóm tắt: Bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii gây ra là một bệnh nguy hiểm trên cây lạc. Để hạn chế bệnh hại, cần áp dụng một hệ thống quản lý tổng hợp bao gồm sử dụng thuốc hóa học, sử dụng các tác nhân phòng trừ sinh học và sử dụng biện pháp canh tác. Trong những năm gần đây, nano bạc đã được nghiên cứu và ứng dụng phòng trừ một số bệnh hại cây trồng. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu trong hạn chế bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên cây lạc. Trong nghiên cứu này, hiệu quả kháng nấm và hạn chế bệnh hại của nano bạc được thực hiện trong điều kiện in vitro và trong điều kiện nhà lưới. Kết quả nghiên cứu cho thấy nano bạc hạn chế nấm S. rolfsii cả trên môi trường đặc (Potato Dextrose Agar – PDA) và môi trường lỏng (Potato Dextrose Broth – PDB). Tuy nhiên, trong môi trường lỏng, nano bạc thể hiện khả năng kháng nấm cao hơn trên môi trường đặc. Trong điều kiện nhà lưới, nano bạc hạn chế tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh và tỷ lệ cây chết đối với bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên cây lạc.Keywords: héo rũ gốc mốc trắng, cây lạc, nano bạc, Sclerotium rolfsi

    Farm Management Schemes within Organic PGS Survey and Analysis in Sóc Sơn, Hanoi, Vietnam

    Get PDF
    A comparative analysis of collective and individual management schemes within Organic Participatory Guarantee Systems (PGS) in the Hanoi province in northern Vietnam indicates that collective farm management enhances social and ecological practices. The study has juxtaposed the schemes in terms of social and ecological systems as well as impressions of farmers and retailers

    NGHIÊN CỨU VI KHUẨN ACETOBACTER XYLINUM TẠO MÀNG BACTERIAL CELLULOSE ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỎNG

    Get PDF
    Từ 14 mẫu nguyên liệu phân lập được 65 chủng vi khuẩn, trong đó chủng A.xylinum BHN2 có khả năng tạo màng BC tốt nhất. Chủng A. xylinum BHN2 có khả năng tạo màng BC tốt nhất trong môi trường có các thành phần (g/l): glucose: 20 g, (NH4)2SO4: 2 g, KH2PO4: 2 g, Mg(SO)4: 2 g, nước dừa già: 1 lit với pH = 5,0; S/V = 0,8. Lượng giống ban đầu tốt nhất là 10 % và thời gian  thu màng  là  sau 6 ngày. Màng BC do chủng A. xylinum BHN2  tổng hợp có  sợi cellulose nhỏ, dai, độ bền kéo, độ thấu khí cao; độ thấm hút nước tốt có triển vọng ứng dụng làm màng trị bỏng

    ĐáNH GIá KHả NăNG CHịU MặN Và PHẩM CHấT CủA GIốNG LúA SỏI, MộT BụI HồNG Và NàNG QUớT BIểN

    Get PDF
    Lúa mùa ở đồng bằng Sông Cửu Long phần lớn được trồng ở ven biển trong thời gian dài. Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, người dân đã tận dụng nước biển để nuôi tôm, đất đai bị nhiễm mặn, do đó lúa không thể canh tác được, dịch bệnh trên tôm ngày càng trở nên phổ biến. Mục đích của nghiên cứu này là để tìm ra được các giống lúa có khả năng chịu được độ mặn đất cao. Thí nghiệm được tiến hành để kiểm tra khả năng chịu mặn theo phương pháp của IRRI, 1997, thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô phụ, 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại với 3 giống là Lúa Sỏi, Một Bụi Hồng và Nàng Quớt Biển, IR28 làm giống chuẩn nhiễm, Đốc Phụng làm giống chuẩn kháng. Kết quả đánh giá cấp chống chịu mặn của 5 giống lúa sau 16 ngày thử mặn, giống Đốc Phụng, Lúa Sỏi, Nàng Quớt Biển có khả năng chịu mặn ở cấp 5 (chống chịu trung bình) ở độ mặn 12,5?, giống Một Bụi Hồng có khả năng chịu mặn ở cấp 5 (chống chịu trung bình) ở độ mặn 10? khi giống chuẩn nhiễm IR28 ở cấp 9 (rất nhiễm)

    XÁC ĐỊNH LUẬT PHÂN BỐ XÁC SUẤT CỦA DỮ LIỆU CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ ĐƯỢC QUAN TRẮC TẠI HÀ NỘI

    Get PDF
    A study to determine the probability distribution of air quality data measured at Hanoi was conducted using the statistical software of SPSS. Data used are hourly average concentrations of air  pollutants  including  SO2,  NO2,  CO,  O3,  TSP  and  PM10  collected  from  Lang  automatic ambient air quality monitoring  station, Hanoi  for a period of about 8 years,  from  July 2002  to May 2010. Obtained  results show  that  the Weibull distribution was fitted  to  the data of hourly average concentrations of  these air pollutants. As a result, Probability Density Function (PDF), f(x) and Cumulative Distribution Function (CDF), F(x) for these set of data were determined

    NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ VÀ BÌNH TUYỂN CÂY QUÝT HƯƠNG CẦN ĐẦU DÒNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành tại vùng trồng Quýt Hương Cần thuộc xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các tác giả đã xây dựng và ban hành tiêu chuẩn cơ sở bình tuyển cây đầu dòng Quýt Hương Cần với 28 tiêu chuẩn về các điểm nông sinh học và 10 tiêu chuẩn về chất lượng quả. Căn cứ vào tiêu chuẩn cơ sở, 10 cây Quýt Hương Cần đầu dòng có những đặc điểm nông sinh học đặc trưng của giống đã được bình tuyển. Các cây đầu dòng sinh trưởng tốt, không bị nhiễm bệnh virus. Năng suất cây đầu dòng cao hơn 10% so với cây thông thường. Chất lượng quả đạt được các tiêu chuẩn cơ sở về hình dạng, màu sắc, khối lượng, độ đồng đều, tỷ lệ phần ăn được, màu sắc thịt quả, độ dai của vách múi, độ mịn và mọng nước của thịt quả, số hạt/quả, hương vị quả và độ brix. Cần tiếp tục bình tuyển, bảo tồn và lưu giữ cây đầu dòng để làm vật liệu phục tráng và phát triển sản xuất giống Quýt Hương Cần.Từ khóa: cây đầu dòng, Quýt Hương Cần, tiêu chẩn cơ sở, Thừa Thiên Hu

    ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN SÔNG TRANH 2 ĐẾN SINH KẾ VÀ TIẾP CẬN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA NGƯỜI DÂN TẠI QUẢNG NAM

    Get PDF
    Tóm tắt: Hệ thống đập thuỷ điện ở Việt Nam đã và đang được xây dựng dày đặc trên các hệ thống sông ngòi. Bài báo này phân tích những tác động của xây dựng đập thuỷ điện đến sinh kế của người dân ở cả vùng thượng nguồn và hạ nguồn ở của đập thuỷ điện Sông Tranh 2, cũng như chỉ ra những hạn chế chính sách liên quan đến phát triển đập thuỷ điện, tái định cư và đền bù. Nghiên cứu sử dụng các công cụ PRA để thu thập thông tin và sử dụng các thống kê thông thường để tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở cả vùng thượng nguồn và hạ nguồn các hoạt động sinh kế đều bị đảo lộn và giảm thu nhập, gia tăng tình trạng hạn hán, thiếu nước. Tại khu tái định cư tại thượng nguồn, chính sách đền bù và tái định cư chưa thoả đáng, thiếu chính sách hỗ trợ hậu tái định cư đã đẩy người dân tái định cư vào những khó khăn trầm trọng như mất khả năng tiếp cận và khai thác lâm sản ngoài gỗ ở rừng tự nhiên, mất đất canh tác và các hoạt động sinh kế. Cộng đồng ở hạ nguồn cũng chịu những tác động tiêu cực khá nghiêm trọng. Quá trình tích và xả nước bất hợp lý của đập thuỷ điện khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp bị thiếu nước vào mùa khô và ngập lụt vào mùa mưa. Những lỗ hổng trong luật tài nguyên nước và chính sách đền bù, tái định cư đã làm cho việc phát triển đập thuỷ điện gây ra nhiều tác động tiêu cực. Để khắc phục những vấn đề này, các bên liên quan cần phối hợp và có những điều chỉnh để chiến lược phát triển đập thuỷ điện của Việt Nam thực sự là chiến lược tốt cho sự phát triển bền vững ở tương lai.Từ khoá: đền bù, tái định cư, sinh kế, tiếp cận tài nguyên thiên nhiên, thuỷ điệ
    corecore