497 research outputs found

    PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC NGUYÊN TỐ VẾT TRONG CÂY ARTICHOKE TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HUỲNH QUANG TIA X PHẢN XẠ TOÀN PHẦN

    Get PDF
    Artichokes, which provide a lot of nutrients and minerals, are a specialty of Dalat. In our investigation, artichokes were collected at two artichoke farms in Ward 12 of Dalat from 2nd to 16th February 2020. Artichoke stems, leaves, flowers, and roots were studied with the Total Reflection X-ray Fluorescence (TXRF) technique. Twelve artichoke samples were collected, three samples for each part of the artichoke. TXRF technique is commonly used in qualitative and quantitative analyses of element compositions in solid, liquid, and gas samples. The main benefits of TXRF include simplicity, rapid measurement, simultaneous determination of the concentrations of many elements, small sample size, and no matrix effects. This study aimed to determine the concentrations of inorganic elements in locally grown artichokes. Concentrations of eleven trace elements, P, K, Ca, Mn, Fe, Cu, Zn, As, Cd, Hg, and Pb, are presented in the results. Most elements have concentrations similar to those found in previous studies, except for cadmium, which is notably higher.Artichoke là loại rau đặc biệt tại thành phố Đà Lạt, nó cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất. Trong nghiên cứu này, cây Artichoke được thu thập tại hai vùng Artichoke ở phường 12 thành phố Đà Lạt từ ngày 02 đến ngày 16 tháng 02 năm 2020. Những phần Artichoke được sử dụng trong nghiên cứu gồm: Hoa, lá, thân, và rễ. Mười hai mẫu artichoke đã được thu thập với ba mẫu cho từng bộ phận. Kỹ thuật huỳnh quang tia X (TXRF) đã được sử dụng trong nghiên cứu–đây là kỹ thuật thường sử dụng trong phân tích định tính và định lượng của các nguyên tố trong các loại mẫu: Rắn, lỏng, và khí. TXRF có nhiều ưu điểm như phân tích đơn giản, phân tích nhanh, phân tích đồng thời nhiều nguyên tố, mẫu mỏng, và không bị hiệu ứng matrix. Mục đích của nghiên cứu này là xác định nồng độ các nguyên tố trong các phần của cây Artichoke. Kết quả đã xác định được 11 nguyên tố vết, bao gồm: P, K, Ca, Mn, Fe, Cu, Zn, As, Cd, Hg, và Pb. So sánh với các nghiên cứu trước đây, hầu hết hàm lượng các nguyên tố này là tương đồng với số liệu trước, ngoại trừ nguyên tố Cadmium có hàm lượng cao hơn đáng kể

    CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GẮN KẾT NGƯỜI LAO ĐỘNG VỚI DOANH NGHIỆP KINH DOANH LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến các thành phần sự gắn kết người lao động với doanh nghiệp kinh doanh lưu trú và ăn uống vùng Duyên hải Nam Trung bộ. Kết quả nghiên cứu đã xác định 8 nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết gồm “Môi trường làm việc”, “Quản lý trực tiếp”, “Bản chất công việc”, “Trách nhiệm xã hội”, “Vai trò cá nhân”,               “Tiền lương”, “Hỗ trợ công việc” và “Cơ hội phát triển”. Ngoài ra, kết quả từ mô hình cấu trúc cho thấy 7 trong 8 nhân tố kể trên có ảnh hưởng đến ba thành phần của sự gắn kết, trong đó không có nhân tố   “Trách nhiệm xã hội”.Từ khóa: sự gắn kết, duyên hải Nam Trung bộ, kinh doanh lưu trú và ăn uốn

    NGHIÊN CỨU PHẢN ỨNG KHÂU MẠCH QUANG HÓA CỦA MỘT SỐ HỆ KHÂU MẠCH QUANG TRÊN CƠ SỞ GLYXYDYL ETE CỦA NHỰA O – CREZOLFOMANDEHYT

    Get PDF
    Ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng nhựa o-crezolfomandehyt (CG) và monome bisxycloaliphatic diepoxy (BCDE) đến phản ứng khâu mạch quang của hệ CG – BCDE – TAS đã được nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu phản ứng trùng hợp nhóm epoxy trong màng có chiều dày 20 μm của hệ nêu trên bằng phổ hồng ngoại cho thấy, trong khoảng tỉ lệ khối lượng CG/BCDE từ 30/70 đến 60/40, với cùng hàm lượng của chất khơi mào quang TAS bằng 5 %,  phản ứng có tốc độ cao nhất khi CG/BCDE = 60/40, dẫn đến chuyển hóa cao nhất của tổng lượng nhóm epoxy trong hệ 68 % và của BCDE 96 % sau 2,4 giây chiếu dưới đèn tử ngoại cường độ 250 mW/cm2. Đã xác định được rằng chiều dày màng có ảnh hưởng đến tốc độ khâu mạch quang. Màng càng dày, chuyển hóa nhóm epoxy của CG và BCDE càng ít

    Nghiên cứu chế tạo vật liệu polyme compozit từ hệ nhựa epoxy/DDS gia cường sợi thủy tinh có mặt vi sợi xenlulo. Phần 4. Ảnh hưởng của vi sợi xenlulo hình thành do vi khuẩn đến tính chất cơ học và độ bền mỏi của vật liệu polyme compozit từ nhựa epoxy

    Get PDF
    The aim of this study is to investigate the influence of bacterial cellulose (BC) content on the damage mechanisms of glass fibers reinforced epoxy under fatigue loading cycles and some other mechanical properties. Specimens were manufactured from prepregs to keep exact glass fibers/epoxy ratio. The mechanical properties of the materials such as tensile strength, flexible strength were affected slightly by the adding of BC. The fatigue life, however, increased significantly for 0.3% BC content of glass fibers reinforced epoxy. Scanning electron microscopy-analysis revealed the different deformation of the matrix due to the BC.

    Vi ghép bưởi năm roi (Citrus grandis cv. ‘nam roi’) trong điều kiện in vivo

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định giống và tuổi gốc ghép, kích thước chồi ghép và nồng độ NAA phù hợp cho vi ghép bưởi Năm roi trong điều kiện in vivo. Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên hai nhân tố, tỷ lệ sống (TLS) và sự sinh trưởng của chồi ghép được ghi nhận 3 ngày/lần trong 30 ngày. Kết quả cho thấy:TLS của chồi bưởi Năm roi ghép trên gốc cam Mật, bưởi Lông, cam Sành, Hạnh, Chanh ở 7, 11 và 15 ngày tuổi đều thấp; gốc ghép 7 và 11 ngày tuổi (lõi chưa hóa gỗ) thích hợp cho vi ghép. Tiền xử lý một giọt nước cất vào mặt cắt ngang gốc cam Mật-11 và 7 ngày tuổi trước khi đặt chồi ghép cho TLS là 16,7 và 10% cao hơn so các gốc ghép khác cũng như so với tiền xử lý NAA 0,2 và 0,4 mg/L; Với kỹ thuật đặt chồi vào góc vết cắt chữ L trên gốc ghép, TLS của chồi 4 lá sơ khởi ghép gốc cam Mật-11 ngày tuổi và chồi 2 lá sơ khởi ghép gốc cam Mật-7 ngày tuổi đạt 20 và 13,3%

    PHÂN LOẠI CHỦNG VI KHUẨN BTLP1 CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY PHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TRÌNH TỰ NUCLEOTIT CỦA ĐOẠN GEN 16S rARN

    Get PDF
    Chủng BTLP1 được chúng  tôi phân  lập  từ nguồn nước  thải có chứa phenol của khu công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm Hà Nội có màu hồng, tròn, đường kính từ 2 - 3 mm. Dưới kính hiển vi điện  tử quét,  tế bào có dạng hình que, kích  thước từ 0,6 – 0,8 µm × 3,6 – 4,4 µm. Dựa vào việc so sánh trình  tự đoạn gen 16S rRNA, chủng BTLP1 có độ  tương đồng cao (97%) với các chủng  thuộc  chi  Rhodococcus,  đặc  biệt  chúng  có  độ  tương  đồng  cao  với  loài  Rhodococcus pyridinovorans mã số AF173005. Chủng vi khuẩn này được đặt tên là Rhodococcus sp. BTLP1. và đã được đăng ký  trên ngân hàng Genbank  (NCBI) với mã số  là JF750921. Chủng vi khuẩn Rhodococcus sp. BTLP1 có khả năng phân hủy 92,5 % phenol với nồng độ ban đầu là 150 ppm phenol tại 30 oC sau 7 ngày nuôi cấ

    NHÂN GIỐNG IN VIVO CÂY BÁCH BỆNH (EURYCOMA LONGIFOLIA JACK)

    Get PDF
    Tóm tắt: Bài báo này trình bày các nghiên cứu về nhân giống cây bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack) bằng kỹ thuật giâm hom và gieo hạt. Hom giâm trước khi xử lý chất kích thích sinh trưởng đã được ngâm trong dung dịch diệt nấm Benlat-C 0,1 %. Kết quả cho thấy sau 4 tháng hom giâm bắt đầu nảy chồi và sau 6 tháng đã xuất hiện rễ. Trong đó, xử lý bằng Auxin Indole acetic acid (IAA) nồng độ 1250 mg/L cho kết quả tốt nhất đối với hom đầu ngọn (23,45 % nảy chồi và 5,56 % xuất hiện rễ), IAA nồng độ 1000 mg/L thích hợp cho hom đoạn thân (51,84 % nảy chồi và 52,22 % xuất hiện rễ). Ở trường hợp gieo hạt, tỉ lệ nảy mầm cao nhất đạt được đối với hạt có độ thuần 78 % sau 30 ngày gieo là 28 % khi được xử lý nhiệt trong khoảng 40–45 °C trong 8 giờ. Giá thể có thành phần 89 % đất cát + 10 % phân chuồng + 1 % lân cho kết quả cao nhất về tỷ lệ sống, chiều cao và đường kính gốc lần lượt là 100 %, 7,98 cm và 0,27 cm.Từ khóa: bách bệnh, giâm hom, gieo hạt, nhân giốn

    TÁCH CHIẾT, TINH SẠCH VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÁNG SINH TỪ XẠ KHUẨN STREPTOMYCES SP. QN63 CHỐNG STAPHYLOCOCCUS AUREUS NHỜN KHÁNG SINH

    Get PDF
    Xạ khuẩn Streptomyces sp. QN63 phân lập được từ đất rừng ngập mặn Yên Hưng, Quảng Ninh có khả năng kháng mạnh Staphylococcus aureus nhờn kháng sinh. Kháng sinh do chủng xạ khuẩn này sinh ra đã được đánh giá là có khả năng chịu nhiệt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp vi sinh và hóa sinh để xác định phổ kháng khuẩn và nấm của kháng sinh do Streptomyces sp. QN63 sinh ra và các quá trình tách chiết, tinh sạch kháng sinh trên. Kết quả cho thấy kháng sinh nghiên cứu kháng được cả hai loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương, nhưng không biểu hiện hoạt tính kháng lại các nấm kiểm định nghiên cứu. Kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân H và C13 chỉ ra rằng đây là một kháng sinh peptide vòng. So sánh với ngân hàng dữ liệu các hợp chất có hoạt tính, kháng sinh này có thể là một kháng sinh mới

    ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN TUYẾN TRÙNG HẠI KHOAI TÂY (Solanum tuberosum) TẠI ĐÀ LẠT

    Get PDF
    Plant-parasitic nematodes on potato were identified by morphology of juveniles and adults. Extraction of vermiform nematodes in soil and roots was made by modified Baermann technique and root gall index was dertermined following Bridge and Page (1980) chart. Results show that there were six genus, five families and one order of parasitic-plant nematodes in soil. The ratio of Helicotylenchus was the highest (93.33%), followed by Meloidogyne (83.33%), Pratylenchus (50%), Criconemella (33.33%), Ditylenchus (30%), and Globodera at only 20%. Density of plant parasitic nematodes ranged from 500 individuals to 3,000 individuals per 50 cm3 of soil, 200 to 2,204 individuals per 5 grams of roots. Root gall index ranged from 1,754 to 5,262.Điều tra xác định thành phần tuyến trùng ký sinh thực vật bằng mô tả hình thái tuyến trùng tuổi hai và tuyến trùng trưởng thành. Xác định mật số tuyến trùng trong đất và trong rễ khoai tây bằng phương pháp Baermann cải biên, mức độ gây hại của tuyến trùng bằng phương pháp của Bridge và Page (1980). Qua quá trình điều tra đã xác định được sáu giống thuộc năm họ và một bộ tuyến trùng thực vật ký sinh gây hại trên khoai tây. Trong đó giống Helicotylenchus có tần suất xuất hiện cao nhất với 93.33%, Meloidogyne có tần suất xuất hiện 83.33%, Pratylenchus có tần suất xuất hiện 50%, và Criconemella có tần suất xuất hiện 33.33%, Ditylenchus có tần suất xuất hiện 30%, Globodera có tần suất xuất hiện 20% trong tổng số 30 vườn được điều tra. Mật số tuyến trùng ký sinh gây hại trong đất phổ biến ở khoảng từ 500 cá thể đến 3,000 cá thể trong 50cm3 đất, trong rễ từ 200 đến 2,204 cá thể và mức độ gây hại là 1,754 đến mức 5,262

    NGHIÊN CỨU SỰ ỦNG HỘ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Người dân là nhân tố đóng vai trò chủ chốt của sự phát triển du lịch tại địa phương. Sự ủng hộ của người dân địa phương là cực kỳ quan trọng cho sự thành công của các dự án phát triển du lịch. Nghiên cứu này được thực hiện trên nền tảng Lý thuyết trao đổi xã hội. Theo đó, người dân sẽ ủng hộ sự phát triển du lịch địa phương nếu nhận thấy các tác động tích cực mang lại nhiều hơn các tác động tiêu cực gây ra. Tác động hai mặt của du lịch được xem xét trên 4 khía cạnh kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường. Mô hình hồi quy đa biến được thành lập nhằm giải thích sự ảnh hưởng của các yếu tố nhận thức về tác động du lịch đến sự ủng hộ của người dân đối với du lịch địa phương. Từ khoá: tác động du lịch, sự ủng hộ của người dân, Lý thuyết trao đổi xã hộ
    corecore