21 research outputs found

    Ứng dụng lý thuyết nền nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện luận văn của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Cải tiến chất lượng luận văn tốt nghiệp (LVTN) cho sinh viên (SV) khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn là cần thiết trong bối cảnh các nghiên cứu về lĩnh vực này còn hạn chế tại Trường Đại học Cần Thơ. Lý thuyết nền được ứng dụng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện LVTN của SV tại Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn và Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thông qua khảo sát 20 giảng viên hướng dẫn và 28 SV đã và đang thực hiện LVTN từ tháng 11/2020 đến tháng 01/2021. Kết quả đã xây dựng nên mô hình 4S mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng LVTN bao gồm nhóm các yếu tố liên quan đến bản thân SV (Student), giảng viên hướng dẫn (Supervisor), nhà trường (School) và xã hội (Society). Dựa trên mô hình 4S, một số đề xuất về các nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng LVTN cho SV được đưa ra. Việc áp dụng lý thuyết nền cho thấy đây là một cách tiếp cận phù hợp trong nghiên cứu định tính, có thể vận dụng trong nghiên cứu các vấn đề xã hội và nhân văn tại Trường Đại học Cần Thơ nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung

    KHẢO SÁT AN TOÀN VỆ SINH SẢN XUẤT NEM CHUA Ở HÀ NỘI

    Get PDF
    Nem  chua  là  sản  phẩm  thịt  lên men  truyền  thống  của  Việt  Nam  được  nhiều  người  ưa chuộng. Đây  là sản phẩm giàu giá  trị dinh dưỡng, hương vi hài hoà,  thơm ngon mang nét văn hoá truyền thống đăc trưng cho mỗi vùng. Sản phẩm được sản xuất chủ yếu theo phương pháp thủ công, nguyên liệu chính là thịt lợn không qua xử lý nhiệt, quá trình “chín” của sản phẩm dựa chủ yếu vào giai đoạn lên men nhờ vi khuẩn lactic có sẵn trong thịt do đó việc giữ cho sản phẩm có chất lượng ổn định là rất khó khăn và luôn  tiềm ẩn nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm.  Để có thể xác định được nguy cơ gây nhiễm các vi sinh vật độc hại và gây bệnh vào nem chua trong quá trình chế biến, chúng tôi đã chọn 3 cơ sở sản xuất nem chua ở tại Hà Nội để xác định  pH và một số chỉ tiêu vi sinh tại 4 điểm được coi là trọng yếu.  Kết quả nhận được cho thấy mặc dù thịt được dùng trong sản xuất nem chua  phải sử dụng ngay sau khi mổ nhưng vẫn là nguồn tạp nhiễm chủ đạo, chứa một lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh (đặc biệt là S. aureus và E. coli), từ đó kéo theo chất lượng vi sinh không đảm bảo ở sản phẩm Nem chua  . Quá trình xử lí nguyên liệu, phối trộn và bao gói trước lên men có khả năng làm  tăng  sự nhiễm, đặc biệt  là  trường hợp của B. cereus, và quá  trình  lên men  lactic  tự nhiên không có tác dụng ức chế nhiều các vi sinh vật gây bệnh (trừ trường hợp của C. perfringens)

    Truyền thuyết Việt Nam

    No full text
    452 tr.; 21 cm

    HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG GIỐNG, CANH TÁC, NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CAM TẠI NGHỆ AN

    No full text
    Miền Tây Nghệ An được mệnh danh là “vương quốc” cam trên núi, với quy mô diện tích lớn và năng suất cao. Tuy nhiên những nghiên cứu đánh giá về hiện trạng giống và canh tác, năng suất và hiệu quả kinh tế ở vùng trồng cam này còn hạn chế. Để làm căn cứ để đề xuất một số giải pháp phát triển cam phù hợp cho địa phương, góp phần phát triển cam bền vững và  đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp nông thôn miền núi chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu này. Hiện nay có 4 giống cam đang được trồng là Vân Du, Xã Đoài, Sương Quýt và Sông Con. Trong đó, cam Vân Du có diện tích lớn nhất (62 %), có chất lượng khá, được thị trường chấp nhận và cam Xã Đoài có nhiều ưu điểm nhất. Các giống có khả năng rải vụ thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Đa số các nông hộ sử dụng giống ghép/trấp và bưởi rừng có khả năng chống chịu tốt. Quy mô diện tích/vườn cam  từ 7.800 – 9.400 m2/hộ. Số cây/vườn 436 – 477cây, trồng trên đất Bazan (100%), phù sa cổ (50 -56,7%), và đất xám bạc màu (<40%). Năng suất thực thu (NSTT) bình quân 4 giống đạt từ 17,2  - 26,4 tấn/ha, trong đó cam Sông con cho NSTT cao nhất (25 -28 tấn/ha). Tuy nhiên, cùng một giống cam thì nhóm hộ giàu có NSTT (26,4tấn/ha), nhóm hộ khá (25,8 tấn/ha) và  nhóm hộ trung bình (17,2 tấn/ha). Cây cam đem lại hiệu quả kinh tế cao, lãi ròng cao ở nhóm hộ giàu (209,4 triệu đ/ha) > nhóm hộ khá (62,6 triệu đ/ha) > nhóm hộ TB (101,8 triệu đ/ha), chỉ số VCR khá cao (3,71- 4,19 lần)

    Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh phổ thông định hướng giáo dục stem thông qua chủ đề lập trình với robot Vex IQ

    Get PDF
    Bài viết đề cập nghiên cứu dạy học theo định hướng giáo dục STEM với mô hình dạy học 6E nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong tình huống thực tiễn cho học sinh lớp 11 bằng cách đưa robot vào việc dạy học lập trình ngôn ngữ Python. Trong bài báo, quá trình giáo viên vận dụng quy trình dạy học 6E được theo dõi và quy trình này được thực nghiệm 6 giai đoạn trong 7 tuần đối với 24 em học sinh của 4 lớp khối 11 của trường Trung học phổ thông Thực hành Sư phạm, Đại học Cần Thơ. Trong đó, 12 học sinh chỉ được học lý thuyết như thực tế triển khai thông thường tại các trường phổ thông (nhóm đối chứng) và 12 học sinh được dạy học cả lý thuyết và thực hành robot theo quy trình thiết kế mô hình, lắp ráp robot ảo, lập trình ngôn ngữ Python và trình diễn robot Vex Iq ngoài thực tế (nhóm thực nghiệm). Kết quả cho thấy nhóm thực nghiệm có năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, năng lực này phát triển đáng kể..

    Tác động của khoa học công nghệ tới cơ hội việc làm của con người

    No full text
    Trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Cách mạng khoa học và công nghệ đang tạo tiền đề, điều kiện và cũng là động lực hình thành và thúc đẩy hàng loạt các hiện tượng, công việc khác của con người trong đời sống, xã hội (KH&CN, 2021). Khoa học - công nghệ góp phần mở rộng khả năng phát hiện và khai thác có hiệu quả các nguồn lực, sản phẩm khoa học - công nghệ đóng góp trực tiếp vào GDP, đồng thời quyết định tăng trưởng trong dài hạn và chất lượng tăng trưởng, tạo điều kiện chuyển đổi từ chiều rộng sang chiều sâu. Khoa học - công nghệ ngày càng phát triển kéo theo sự ra đời hàng loạt của các công nghệ mới, hiện đại như: vật liệu mới, công nghệ nano, công nghệ sinh học, điện tử, viễn thông… làm tăng các yếu tố của sản xuất - kinh doanh, tăng thu nhập, điều đó dẫn đến sự gia tăng chi tiêu cho tiêu dùng của người dân và do đó cũng tăng đầu tư cho cả nền kinh tế (G.Hưng, 2020). Sự phát triển công nghệ luôn mang đến những điểm đột phá, và cách thức vận động mới cho nền kinh tế thị trường. Thế nhưng đã có nhiều câu hỏi được đặt ra là liệu rằng công nghệ có đang thực sự mang lại cho con người cơ hội làm việc hay là hay là đang lấy đi những công việc từ tay của những người công nhân? Máy móc có đang chiếm lấy công việc của chúng ta? Hay chính người công nhân đã trở nên lỗi thời bởi trí tuệ nhân tạo và robot? Để trả lời cho những câu hỏi trên, nhóm 3 chúng tôi đã quyết định viết bài luận này nhằm nghiên cứu những vấn đề xung quanh tác động của khoa học công nghệ tới cơ hội việc làm của con người trên toàn thế giới. Cấu trúc bài luận bao gồm ba phần như sau: Thực trạng; Tác động; Nguyên nhân; Giải pháp
    corecore