10 research outputs found

    CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH BỔ SUNG TẠI CÁC ĐIỂM DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ

    Get PDF
    Tóm tắt: Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động du lịch theo đúng nghĩa là sự cùng tham gia quản lý, cùng chịu trách nhiệm, cùng chia sẻ quyền lợi trong tiến trình phát triển du lịch tại địa phương đó. Thực tế cho thấy có nhiều yếu tố cản trở sự tham gia của cộng đồng, và do đó ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch ở các địa phương. Kết quả nghiên cứu sự tham gia của người dân địa phương trong phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị cho thấy sự tham gia của người dân ở đây đang ở dạng khá sơ khai. Các hình thức chủ yếu là hoạt động kinh doanh tự phát, qui mô buôn bán nhỏ, và thiếu tính hệ thống và chuyên nghiệp. Các yếu tố quan trọng giải thích cho thực trạng này gồm các hạn chế về nhận thức và hiểu biết của người dân đối với du lịch nói chung và kinh doanh dịch vụ du lịch bổ sung nói riêng, hạn chế về cơ chế và nguồn lực cũng như các rào cản trong hoạt động kinh doanh du lịch. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cơ hội khuyến khích sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch nói chung cũng như cung cấp các dịch vụ du lịch bổ sung là khả quan nếu có các giải pháp và chính sách phù hợp để nâng cao nhận thức và năng lực tham gia của người dân. Do vậy, các giải pháp đề xuất nhằm tập trung cải thiện các yếu tố hạn chế trên góp phần gia tăng sự tham gia của người dân trong phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị.Từ khóa: sự tham gia, dịch vụ du lịch bổ sung, di tích lịch sử văn hóa, người dân, nguồn lự

    PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG VÙNG NÔNG THÔN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI

    No full text
    Quảng Ngãi là một trong những tỉnh ở miền Trung có tiềm năng đáng kể về các sảnphẩm nông nghiệp hàng hóa. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định hệ thống thông tin thịtrường vùng nông thôn miền Núi tỉnh Quảng Ngãi, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằmgiúp các hộ gia đình nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện sinh kế của họ. 450nông hộ ở 15 xã khác nhau cùng với 16 thương lái ở 6 huyện miền núi, và 35 chuyên gia đượcđiều tra. Các phương pháp nghiên cứu thống kê như thống kê mô tả, ANOVA, Chi bình phương...được sử dụng để phân tích nguồn số liệu.Nghiên cứu chỉ ra rằng i) hệ thống thông tin thị trường ở vùng miền núi còn nghèo nàn,tính cạnh tranh thấp; ii) nông dân thiếu các thông tin về sản xuất và bán sản phẩm, khả năngnắm bắt thông tin còn rất hạn chế; iii) các dịch vụ về sản xuất và thương mại còn yếu; iv) cánbộ khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin về kĩ thuật sản xuất,trong khi đó thương lái cung cấp các thông tin thị trường. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một sốgiải pháp nhằm phát triển hệ thống thông tin thị trường vùng miền núi Quảng Ngãi được đềxuất như sau i) xây dựng các chợ nông thôn; ii) phát triển các tổ hợp tác; iii) cải thiện điều kiệngiáo dục và tập huấn cho nông dân; iv) nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là hệ thốnggiao thông; v) xây dựng các cơ sở chế biến nông sản

    PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG VÙNG NÔNG THÔN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI

    No full text
    Quảng Ngãi là một trong những tỉnh ở miền Trung có tiềm năng đáng kể về các sảnphẩm nông nghiệp hàng hóa. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định hệ thống thông tin thịtrường vùng nông thôn miền Núi tỉnh Quảng Ngãi, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằmgiúp các hộ gia đình nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện sinh kế của họ. 450nông hộ ở 15 xã khác nhau cùng với 16 thương lái ở 6 huyện miền núi, và 35 chuyên gia đượcđiều tra. Các phương pháp nghiên cứu thống kê như thống kê mô tả, ANOVA, Chi bình phương...được sử dụng để phân tích nguồn số liệu.Nghiên cứu chỉ ra rằng i) hệ thống thông tin thị trường ở vùng miền núi còn nghèo nàn,tính cạnh tranh thấp; ii) nông dân thiếu các thông tin về sản xuất và bán sản phẩm, khả năngnắm bắt thông tin còn rất hạn chế; iii) các dịch vụ về sản xuất và thương mại còn yếu; iv) cánbộ khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin về kĩ thuật sản xuất,trong khi đó thương lái cung cấp các thông tin thị trường. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một sốgiải pháp nhằm phát triển hệ thống thông tin thị trường vùng miền núi Quảng Ngãi được đềxuất như sau i) xây dựng các chợ nông thôn; ii) phát triển các tổ hợp tác; iii) cải thiện điều kiệngiáo dục và tập huấn cho nông dân; iv) nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là hệ thốnggiao thông; v) xây dựng các cơ sở chế biến nông sản

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THU HÚT DU KHÁCH CỦA ĐIỂM ĐẾN HUẾ

    No full text
    Khả năng thu hút của điểm đến “phản ánh cảm nhận, niềm tin, và ý kiến mà mỗi cá nhân có được về khả năng làm hài lòng khách hàng của điểm đến trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ”. Một điểm đến càng có khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách thì điểm đến đó càng có cơ hội để được du khách lựa chọn. Vận dụng mô hình thuộc tính đánh giá khả năng thu hút du khách, nghiên cứu này đã phân tích khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế trên cơ sở ý kiến đánh giá của cả phía cung và cầu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù các yếu tố tài nguyên du lịch của Huế được đánh giá tương đối nổi trội, nhưng các yếu tố sản phẩm và dịch vụ cơ bản thì vẫn chưa tạo cơ hội lựa chọn tốt nhất cho du khách và do vậy hạn chế đến khả năng thu hút du khách của điểm đến. Từ đó, các hàm ý quản lý và phát triển điểm đến Huế phải nhằm vào chiến lược phát triển sản phẩm, cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách đến Huế

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THU HÚT DU KHÁCH CỦA ĐIỂM ĐẾN HUẾ

    No full text
    Khả năng thu hút của điểm đến “phản ánh cảm nhận, niềm tin, và ý kiến mà mỗi cá nhân có được về khả năng làm hài lòng khách hàng của điểm đến trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ”. Một điểm đến càng có khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách thì điểm đến đó càng có cơ hội để được du khách lựa chọn. Vận dụng mô hình thuộc tính đánh giá khả năng thu hút du khách, nghiên cứu này đã phân tích khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế trên cơ sở ý kiến đánh giá của cả phía cung và cầu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù các yếu tố tài nguyên du lịch của Huế được đánh giá tương đối nổi trội, nhưng các yếu tố sản phẩm và dịch vụ cơ bản thì vẫn chưa tạo cơ hội lựa chọn tốt nhất cho du khách và do vậy hạn chế đến khả năng thu hút du khách của điểm đến. Từ đó, các hàm ý quản lý và phát triển điểm đến Huế phải nhằm vào chiến lược phát triển sản phẩm, cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách đến Huế

    SO SÁNH TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ LĂNG ĐUÔI ĐỎ - HEMIBAGRUS WYCKIOIDES (FANG & CHAUX, 1949) ƯƠNG TRONG BỂ TRẢI BẠT VÀ BỂ XI MĂNG"

    No full text
    Thí nghiệm ương cá Lăng đuôi đỏ từ giai đoạn cá bột lên giai đoạn cá giống nhỏ (3 - 5 cm) giống lớn được tiến hành ở Đắk Lắk với với hai loại bể là xi măng và bể trải bạt để xác định loại bể ương thích hợp cho giai đoạn này (diện tích mỗi bể là 2 m2). Cá bột 3 ngày tuổi có cỡ 1,03 – 1,04 cm và 0,02 – 0,03 g/con được ương đến giai đoạn giống nhỏ 3 – 5 cm. Mỗi loại hình ương bố trí 3 đơn vị thí nghiệm, với mật độ nuôi là 2.000 con/m2. Thức ăn sử dụng là luân trùng, trùn chỉ, và thức ăn viên tổng hợp (có hàm lượng đạm là 30%). Cá giống 30 ngày tuổi có chiều dài trung bình đạt 4,47 cm và khối lượng trung bình là 0,91 g khi ương trong bể xi măng; có chiều dài trung bình 4,44 cm và  khối lượng trung bình là 0,89 g khi ương trong bể lót bạt. Tuy nhiên không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức. Tỷ lệ sống đạt 66,4 – 67,2%. Từ khóa: Cá Lăng đuôi đỏ, cá bột, cá giống, Đắk Lắ

    THỬ NGHIỆM ƯƠNG GIỐNG CÁ LĂNG ĐUÔI ĐỎ - HEMIBAGRUS WYCKIOIDES (FANG & CHAUX, 1949) TRONG AO ĐẤT TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

    No full text
    Thử nghiệm ương cá Lăng đuôi đỏ từ giai đoạn giống nhỏ (30 ngày tuổi) lên giống lớn (60 ngày tuổi) được tiến hành trong ao đất tại tỉnh Đắk Lắk. Mật độ ương là 200 con/m2. Các thí nghiệm được bố trí trong 3 ô lưới ngăn trong ao đất, mỗi ô có diện tích 25 m2. Thức ăn sử dụng là cá tạp tươi và thức ăn viên tổng hợp (có hàm lượng đạm 30%). Sau 30 ngày ương từ cá giống nhỏ có chiều dài trung bình 4,47 – 4,48 cm và khối lượng trung bình 0,90 – 0,91 g, cá giống 60 ngày tuổi có chiều dài và khối lượng trung bình là 6,23 – 6,24 cm và 2,16 – 2,20 g. Tỷ lệ sống đạt 73,24 – 76,83%.Từ khóa: Cá Lăng đuôi đỏ, cá giống lớn, ao đất, Đắk Lắk

    THỬ NGHIỆM ƯƠNG GIỐNG CÁ LĂNG ĐUÔI ĐỎ - HEMIBAGRUS WYCKIOIDES (FANG & CHAUX, 1949) TRONG AO ĐẤT TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

    No full text
    Thử nghiệm ương cá Lăng đuôi đỏ từ giai đoạn giống nhỏ (30 ngày tuổi) lên giống lớn (60 ngày tuổi) được tiến hành trong ao đất tại tỉnh Đắk Lắk. Mật độ ương là 200 con/m2. Các thí nghiệm được bố trí trong 3 ô lưới ngăn trong ao đất, mỗi ô có diện tích 25 m2. Thức ăn sử dụng là cá tạp tươi và thức ăn viên tổng hợp (có hàm lượng đạm 30%). Sau 30 ngày ương từ cá giống nhỏ có chiều dài trung bình 4,47 – 4,48 cm và khối lượng trung bình 0,90 – 0,91 g, cá giống 60 ngày tuổi có chiều dài và khối lượng trung bình là 6,23 – 6,24 cm và 2,16 – 2,20 g. Tỷ lệ sống đạt 73,24 – 76,83%.Từ khóa: Cá Lăng đuôi đỏ, cá giống lớn, ao đất, Đắk Lắk

    SO SÁNH TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ LĂNG ĐUÔI ĐỎ - HEMIBAGRUS WYCKIOIDES (FANG & CHAUX, 1949) ƯƠNG TRONG BỂ TRẢI BẠT VÀ BỂ XI MĂNG"

    No full text
    Thí nghiệm ương cá Lăng đuôi đỏ từ giai đoạn cá bột lên giai đoạn cá giống nhỏ (3 - 5 cm) giống lớn được tiến hành ở Đắk Lắk với với hai loại bể là xi măng và bể trải bạt để xác định loại bể ương thích hợp cho giai đoạn này (diện tích mỗi bể là 2 m2). Cá bột 3 ngày tuổi có cỡ 1,03 – 1,04 cm và 0,02 – 0,03 g/con được ương đến giai đoạn giống nhỏ 3 – 5 cm. Mỗi loại hình ương bố trí 3 đơn vị thí nghiệm, với mật độ nuôi là 2.000 con/m2. Thức ăn sử dụng là luân trùng, trùn chỉ, và thức ăn viên tổng hợp (có hàm lượng đạm là 30%). Cá giống 30 ngày tuổi có chiều dài trung bình đạt 4,47 cm và khối lượng trung bình là 0,91 g khi ương trong bể xi măng; có chiều dài trung bình 4,44 cm và  khối lượng trung bình là 0,89 g khi ương trong bể lót bạt. Tuy nhiên không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức. Tỷ lệ sống đạt 66,4 – 67,2%. Từ khóa: Cá Lăng đuôi đỏ, cá bột, cá giống, Đắk Lắ

    THỬ NGHIỆM ƯƠNG GIỐNG CÁ LĂNG ĐUÔI ĐỎ - HEMIBAGRUS WYCKIOIDES (FANG & CHAUX, 1949) TRONG AO ĐẤT TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

    No full text
    Thử nghiệm ương cá Lăng đuôi đỏ từ giai đoạn giống nhỏ (30 ngày tuổi) lên giống lớn (60 ngày tuổi) được tiến hành trong ao đất tại tỉnh Đắk Lắk. Mật độ ương là 200 con/m2. Các thí nghiệm được bố trí trong 3 ô lưới ngăn trong ao đất, mỗi ô có diện tích 25 m2. Thức ăn sử dụng là cá tạp tươi và thức ăn viên tổng hợp (có hàm lượng đạm 30%). Sau 30 ngày ương từ cá giống nhỏ có chiều dài trung bình 4,47 – 4,48 cm và khối lượng trung bình 0,90 – 0,91 g, cá giống 60 ngày tuổi có chiều dài và khối lượng trung bình là 6,23 – 6,24 cm và 2,16 – 2,20 g. Tỷ lệ sống đạt 73,24 – 76,83%.Từ khóa: Cá Lăng đuôi đỏ, cá giống lớn, ao đất, Đắk Lắk
    corecore