11 research outputs found

    Designing and Manufacturing Electronic Ignition System for Small LPG Engine-generators

    Full text link
    Currently, scientists and manufacturers of internal combustion engines are interested in the use of LPG as fuel, especially for small motor-generators due to its many practical advantages. This paper presents the results of research on determining the optimum ignition timing according to the criteria of low fuel consumption, low pollution emissions and stable operation of engine-generators 168F fuelled with LPG and the applications of designed automatic ignition system to this engine. Ignition timing (Y, before top dead center) relates with load of the engine-generator (X, kW) by equation Y= -5.3982*X + 24.681. On startup, the ignition timing is set default as 25 degree before top dead center. Brake specific fuel consumption of the engine decreases at all test load ranges, down to4,9%. The designed ignition system can be applied to similar engines, with minor adjustments to data

    Nghiên cứu trích ly hydroxyapatite từ xương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

    Get PDF
    Hydroxyapatite (HA) là một loại khoáng calcium phosphate tồn tại trong xương động vật và có tính tương hợp sinh học tốt. Vì thế, nghiên cứu được tiến hành nhằm sản xuất hydroxyapatite từ xương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Sau khi được xử lý với dung dịch NaOH loãng và cồn, xương cá được nung ở nhiệt độ cao nhằm loại bỏ các hợp chất hữu cơ và được nghiền thành bột bằng máy nghiền bi. Bột xương cá sau đó được chuyển hóa thành HA. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của HA như nồng độ H3PO4, nhiệt độ phản ứng, pH dung dịch phản ứng, nhiệt độ nung và thời gian nung HA được tiến hành khảo sát. Kết quả cho thấy, có thể sản xuất HA dạng hạt với kích thước tinh thể khoảng100 nm và kích thước hạt khoảng 1.100 nm khi phản ứng chuyển hóa bột xương cá được thực hiện ở điều kiện H3PO4 60 mM, nhiệt độ phản ứng 90℃, pH 11 và nung ở 1.000 ℃ trong thời gian 2 giờ

    ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT SỐ NẤM MEN, CHẤT KHÔ HÒA TAN VÀ PH CỦA DỊCH LÊN MEN ĐẾN CHẤT LƯỢNG RƯỢU VANG THỐT NỐT

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả lên men của dòng nấm men Saccharomyces đã được phân lập và tuyển chọn từ nước thốt nốt so với nấm men thương mại trong quá trình sản xuất rượu vang thốt nốt. ảnh hưởng của số lượng tế bào nấm men phân lập (101á106 CFU/ml), hàm lượng chất khô hoà tan (20á24oBx), pH (3,5á4,5) cùng với quá trình lên men từ 2 dòng nấm men được khảo sát. Sau 12 ngày lên men, kết quả cho thấy dòng nấm men thuần chủng Saccharomyces đã có tất cả các đặc tính mong muốn cho mục đích nghiên cứu này và rượu lên men tốt hơn so với nấm men thương mại. Hàm lượng ethanol cao (13,67% v/v) và hàm lượng đường sót thấp (2,57%) thể hiện với quá trình lên men từ dòng nấm men thuần chủng (với dịch lên men có số lượng tế bào nấm men 103 CFU/ml, hàm lượng chất khô hoà tan 24oBx và pH 4,0). Hàm lượng ethanol thấp hơn (12,33%) và hàm lượng đường sót cao hơn (3,42%) thể hiện với rượu lên men từ nấm men thương mại. Các chỉ tiêu hóa học khác của rượu (acid bay hơi, ester, SO2 và methanol) đều thấp hơn mức cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam (7045:2009)
    corecore