28 research outputs found

    Thành phần hóa học của cao chiết ethyl acetate từ cây ba chẽ Desmodium triangulare (Retz.) Merr

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, thành phần hóa học của cao chiết ethyl acetate từ thân và lá cây ba chẽ đã được nghiên cứu. Mẫu nguyên liệu khô được nghiền nhỏ, sau đó chiết bằng phương pháp ngấm kiệt với methanol thu được cao chiết thô. Cao chiết thô được phân tán trong nước và thực hiện  quá trình chiết lỏng- lỏng với dung môi ethyl acetate nhằm thu được cao ethyl acetate. Cao chiết ethyl acetate đã được phân tách bằng phương pháp sắc ký trên cột silica gel và Sephadex LH20. Kết quả đã phân lập được bốn hợp chất sạch. Dựa vào dữ liệu phổ  1H-NMR và 13C-NMR và kết hợp với các tài liệu tham khảo đã xác định được cấu trúc của bốn hợp chất hữu cơ đã phân lập là stigmasterol, methyl protocatechuate, methyl syringate và methyl ferulate. Kết quả phân tích HPLC của cao chiết methanol chỉ ra rằng các hợp chất phân cực và kém phân cực là thành phần chính của cao chiết

    REVISITING LINGUISTIC POLITENESS THEORIES: SUGGESTIONS FOR FUTURE RESEARCH ON POLITENESS PHENOMENA

    No full text
    This article reviews the research literature on politeness, so as to make suggestions for future research in the field of politeness and communication. Among the extensive literature on politeness for the last three decades, Brown & Levinson (1978, 1987)’s model of politeness has been considered the most influential view of politeness but has also faced severe criticim from a newly emerging body of politeness research. In the well-established literture on politeness, politeness phenomenon is considered to be universal, and so it is possible to form a common model of politeness for every culture and language (Terkourafi, 2005). The current review presents a critical evaluation of relevant literature in order to build the foundation on which suggestions for future research on politeness are made.

    REVISITING LINGUISTIC POLITENESS THEORIES: SUGGESTIONS FOR FUTURE RESEARCH ON POLITENESS PHENOMENA

    No full text
    This article reviews the research literature on politeness, so as to make suggestions for future research in the field of politeness and communication. Among the extensive literature on politeness for the last three decades, Brown & Levinson (1978, 1987)’s model of politeness has been considered the most influential view of politeness but has also faced severe criticim from a newly emerging body of politeness research. In the well-established literture on politeness, politeness phenomenon is considered to be universal, and so it is possible to form a common model of politeness for every culture and language (Terkourafi, 2005). The current review presents a critical evaluation of relevant literature in order to build the foundation on which suggestions for future research on politeness are made.

    KIỂM ĐỊNH THANG ĐO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU CHO CÁC SIÊU THỊ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

    Get PDF
    Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để kiểm định thang đo chất lượng dịch vụ siêu thị cho thị trường thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu đã xác định thang đo chất lượng dịch vụ siêu thị cho thị trường Cần Thơ bao gồm 5 thành phần: hàng hóa, khả năng phục vụ của nhân viên, thành phần trưng bày, không gian mua sắm và các yếu tố an toàn tại siêu thị với 17 biến quan sát. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở thang đo đánh giá chất lượng dịch vụ cho các siêu thị tại thành phố Cần Thơ, cũng như đóng góp thông tin, định hướng giải pháp quản trị chất lượng dịch vụ siêu thị cho nhà quản trị siêu thị tại thị trường thành phố Cần Th

    Ảnh hưởng của việc xử lí đường sucrose, GA3 và một số hóa chất đến chất lượng và thời gian cắm bình hoa huệ trắng (Polianthes tuberosa L.) cắt cành

    Get PDF
    Hoa huệ trắng (Polianthes tuberosa L.) cắt cành thường có thời gian cắm bình ngắn sau khi thu hoạch. Hai thí nghiệm được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của việc xử lí đường sucrose 10% trong vòng 24 giờ hoặc kết hợp với việc phun GA3 5 ppm trên cành hoa trước khi bổ sung vào một số loại hóa chất khác nhau, nhằm kéo dài thời gian cắm bình và chất lượng sau thu hoạch của hoa huệ trắng. Kết quả thí nghiệm cho thấy, việc xử lí cành hoa với dung dịch đường 10% trong 24 giờ trước khi cắm vào dung dịch có chứa 3% đường kết hợp với aspirin 100 ppm đã duy trì chất lượng hoa được 14 ngày sau khi thu hoạch so với 9 ngày ở nghiệm thức đối chứng, cành hoa còn chất lượng tốt, tỉ lệ hoa héo, rụng thấp. Quá trình xử lí sơ bộ với dung dịch đường 10% trong 24 giờ kết hợp với việc phun GA3 5 ppm trước khi cắm vào dung dịch có chứa 3% đường và aspirin 100 ppm hoặc GA3 5 mg/L đã giúp duy trì chất lượng (hơn 14 và 15 ngày) so với đối chứng (chỉ 9,8 ngày), đồng thời các nghiệm thức này còn có tỉ lệ hoa héo và rụng thấp, tăng chiều dài cành và có tỉ lệ hoa nở cao. GA3 5 ppm được phun sẽ giúp gia tăng tỉ lệ hoa nở trên phát hoa
    corecore