85 research outputs found

    CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT SÂU KHU VỰC HÀ NỘI VÀ LÂN CẬN TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH TÀI LIỆU TRỌNG LỰC

    Get PDF
    The deep structure of Hanoi region and adjacent areas on the basic of gravity data analysisIn this article the authors have formulated a complex method for analysing and interpreting the gravity data in Hanoiregion and adjacent areas. The results obtained show:1. The North-West directional faults: Song Lo, Song Chay, Vinh Ninh, Lao Cai - Ninh Binh and Song Hong (Red River) are playing important roles in separation of the geo-structural zone in Hanoi region.2. The structure of the basement varies very complicated from outcrop on the surface to 7 - 8km in Song Hong structural zone. The Conrad discontinuity is most sophisticated, laying at the depth of 8 - 19km and formed the linear positive and negative structures having Northwest-Southeast direction. The depth to lower boundary of the Crust (Mohosurface) varies from 22km to 32km. The main structures of this surface are stretched along the of Northwest-Southeast direction

    TUỔI THÀNH THỤC KINH TẾ CỦA LOÀI CÂY KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) TẠI VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này đã củng cố thêm cách xác định tuổi thành thục kinh tế của loài cây Keo tai tượng tại vùng Đông Bắc Bộ. Với lãi suất vay vốn là 7% thì tuổi thành thục kinh tế của loài cây Keo tai tượng tại vùng Đông Bắc Bộ là tuổi 13.Tại thời điểm này, 1 ha rừng có trữ lượng gỗ đạt được là 183,42 m3, sản lượng gỗ là 160,41 m3với tỷ lệ lợi dụng gỗ đạt 87,45%; tỷ lệ gỗ có đường kính trên 15 cm chiếm 68,08%; thu nhập đạt được là khoảng 182 triệu đồng/ha, tỷ lệ gia tăng giá trị gỗ là 7,42%, gần tương đương với lãi suất vay vốn 7%. Tuổi thành thục này dài gần gấp đôi so với các chu kỳ kinh doanh gỗ nhỏ hiện nay. Tuổi này đã đáp ứng được các yêu cầu cung cấp sản phẩm gỗ lớn. Nghiên cứu cũng cho thấy lãi suất vay vốn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục kinh tế của rừng trồng Keo tai tượng ở vùng Đông Bắc Bộ. Khi lãi suất vay vốn tăng lên đến 10% và 15% thì tuổi thành thục kinh tế của cây Keo tai tương sẽ giảm xuống lần lượt là 11 tuổi và 7 tuổi. Nghiên cứu cũng so sánh hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo tai tượng tại tuổi thành thục kinh tế với các chu kỳ trồng rừng gỗ nhỏ hiện nay. Kết quả cho thấy trồng rừng gỗ lớn loài cây Keo tai tượng với chu kỳ dài khoảng 13 tuổi sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các chu kỳ trồng rừng gỗ nhỏ hiện nay. Điều này củng cố thêm cơ sở nhằm khuyến khích người dân phát triển trồng rừng gỗ lớn theo định hướng chính sách của Nhà nước đã đặt ra.Từ khóa: thành thục kinh tế, keo tai tượng, trồng rừng gỗ lớn, hiệu quả kinh t

    Tăng lợi nhuận thông qua giảm đầu tư trong sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích tăng lợi nhuận tài chính trong sản xuất lúa nhờ vào giảm dần sử dụng vật tư so với sản xuất theo tập quán của nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời khái quát hóa những hạn chế mà nông dân gặp phải và đề xuất các biện pháp thúc đẩy ứng dụng gói kỹ thuật 1 Phải 5 Giảm (1P5G). Nghiên cứu được thực hiện năm 2013 thông qua phỏng vấn 555 hộ nông dân tại 6 tỉnh thâm canh lúa cao bao gồm: An Giang, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, Tiền Giang và Sóc Trăng. Dùng kiểm định t – test phi tham số để so sánh sự khác biệt lượng đầu vào giữa các nhóm nông hộ thực hiện mô hình sản xuất giảm đầu tư và mô hình sản xuất theo tập quán. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình sản xuất giảm đầu tư có hiệu quả kinh tế cao hơn so với nhóm hộ sản xuất theo tập quán. Tuy nhiên, hiện nay việc thâm canh lúa đang đối mặt với tình trạng sâu bệnh ngày càng nhiều trong bối cảnh biến đổi khí hậu; do đó, phần lớn nông dân đang sản xuất theo tập quán, sử dụng nhiều nông dược. Hơn nữa, thiếu tiếp cận kỹ thuật mới là một trong các nguyên nhân cản trở nông dân giảm sử dụng vật tư trong sản xuất lúa. Các chính sách và biện pháp khuyến nông cần được đẩy mạnh, trong đó cần thực hiện mô hình trình diễn kỹ thuật 1P5G nhằm thay đổi nhận thức và thuyết phục nông dân canh tác giảm sử dụng vật tư để giảm chi phí sản xuất

    THAY ĐỔI HÀM LƯỢNG LIPÍT VÀ TỶ LỆ A XÍT BÉO TRONG CƠ, GAN VÀ TRỨNG CỦA CÁ CHẼM LATES CALCARIFER (BLOCH, 1790) THEO GIAI ĐOẠN THÀNH THỤC

    Get PDF
    Để làm sáng tỏ vai trò của lipít và một số a xít béo trong quá trình thành thục của cá chẽm cái Lates calcarifer tự nhiên, thay đổi hàm lượng và tỷ lệ các thành phần này trong cơ, gan và trứng ở 5 giai đoạn buồng trứng (2-6) đã được khảo sát. Hệ số thành thục (GSI) tăng đáng kể từ giai đoạn 2-5, giảm sau khi đẻ (giai đoạn 6). Hàm lượng lipít trong cơ giảm đáng kể, ngược với sự gia tăng ở gan và trứng theo các giai đoạn thành thục. Thành phần các a xít béo được phát hiện khá phong phú trong các bộ phận của cá chẽm với sự ưu thế của tỷ lệ (% hàm lượng tổng số a xít béo) các a xít béo không no. Tỷ lệ các a xít như 16:0, 18:0, 18:1n-9, 20:4n-6 (AA), 20:5n-3 (EPA) và 22:6n-3 (DHA) trong các bộ phận có sự thay đổi theo các giai đoạn thành thục với các mức độ khác nhau. Ngoài ra, tổng tỷ lệ nhóm n-6 và n-3 cũng có sự thay đổi cùng với sự thay đổi của các tỷ lệ hàm lượng n-3/n-6, DHA/AA, DHA/EPA và EPA/AA trong suốt quá trình thành thục. Các kết quả đạt được cho thấy rằng lipít đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản của cá chẽm. Các a xít như 16:0, 18:1n-9, 22:5n-3, AA, EPA và DHA có sự liên quan đến quá trình thành thục, trong đó, DHA có thể là một thành phần cần thiết trong phát triển buồng trứng của loài cá này. Summary: To elucidate the role of lipid and fatty acids in ovarian maturation in wild female Asian seabass Lates calcarifer, changes in their level in muscle, liver, and ovary in the five ovarian developmental stages (2-6) were investigated. The gonadosomatic index significantly increased from stages 2 to 5, and dropped after spawning (stage 6). Lipid content in muscle decreased significantly, contrary to liver and ovary where lipid content increased during ovarian maturation. Fatty acid composition was relatively abundant in the organs of the fish with the dominance of unsaturated fatty acids. Level (% total fatty acids) of fatty acids 16:0, 18:0, 18:1n-9, 20:4n-6 (AA), 20:5n-3 (EPA) và 22:6n-3 (DHA) in these parts differently changed during ovarian maturation. In addition, the total level of n-6 and n-3 also changed together with the ratio of n-3/n-6, DHA/AA, DHA/EPA, and EPA/AA during ovarian development. The results indicate that lipid plays an important role in reproduction of Asian seabass. Some fatty acids such as 16:0, 18:1n-9, 22:5n-3, AA, EPA, and DHA are involved in ovarian maturation, and DHA can be a necessary acid for ovarian maturation in this species

    Tổng hợp và biểu hiện gen caf1 mã hóa kháng nguyên F1 của vi khuẩn Yersinia pestis

    Get PDF
    Yersinia pestis is the etiologic agent of plague, one of the most deadly infectious diseases described in the history of humanity. It was responsible for millions of deaths all over the world. Yersinia pestis also can be used as a highly lethal biological potential weapon. For plague diagnosis in humans as well as to detect Y. pestis in the environment, fraction 1 capsular antigen (F1) of the bacteria was usually used as a good marker. The aim of this study is to produce Y. pestis F1 antigen to serve as a material for development of immunochromatographic test strips for rapid detection of Y. pestis. Because of the difficulty in Y. pestis culture for DNA extraction as well as F1 antigen production, we artificially synthesized the target caf1 coding for F1 antigen for expression in Escherichia coli. After the codon optimization step, caf1 was synthesized by “gapless” PCR using 22 overlaping oligonucleotides cover the complete sequence of this gene. The sequencing result showed that we successfully synthesized the target gene. In total 6 clones sequence, there are 2 clones sequence which were 100% identity with reference sequence. The target sequence was then introduced into pET-52b(+) vector and expressed in E. coli BL21 (DE3) in the form of (His)10 affinity tag fusion. As the result of SDS-PAGE, the recombinant protein Caf1 of 18 kDa was highly expressed in E. coli as inclusion body form and was purified by His-tag affinity chromatography. The recombinant Caf1 was then confirmed by Western blot with His-tag antibody.Vi khuẩn Yersinia pestis là tác nhân gây bệnh dịch hạch, một trong những loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất được biết cho đến nay đã gây ra hàng triệu ca tử vong trên thế giới và có thể được sử dụng như một vũ khí sinh học có tính hủy diệt cao. Để chẩn đoán bệnh dịch hạch ở người cũng như phát hiện Y. pestis trong môi trường, người ta thường dựa trên việc phát hiện kháng nguyên nang F1 của loại vi khuẩn này. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm tạo kháng nguyên F1 của Y. pestis để làm nguyên liệu cho que thử sắc ký miễn dịch phát hiện nhanh Y. pestis. Do việc nuôi cấy Y. pestis để thu nhận kháng nguyên F1 hoặc DNA của vi khuẩn này rất khó khăn nên chúng tôi đã tiến hành tổng hợp nhân tạo gen mục tiêu caf1, mã hóa kháng nguyên F1, nhằm biểu hiện trong tế bào Escherichia coli. Sau khi tối ưu hóa mã bộ ba mã hóa amino acid (codon) cho E. coli, gen caf1 đã được tổng hợp bằng phương pháp “gapless” PCR. Kết quả giải trình tự cho thấy phương pháp này cho phép tổng hợp được trình tự gen mục tiêu với độ chính xác là 2/6 dòng plasmid. Tiếp đó, trình tự gen này đã được đưa vào vector pET-52b(+) và biểu hiện trong tế bào E. coli BL21 (DE3) ở dạng dung hợp với đuôi ái lực (His)10. Các kết quả điện di protein SDS-PAGE, tinh sạch protein bằng sắc ký ái lực Ni và Western blot cho thấy kháng nguyên tái tổ hợp F1 đã được tạo ra thành công với hiệu suất lớn ở dạng thể vùi trong tế bào E. coli

    Nghiên cứu khả năng kháng nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư trên cây ớt (Capsicum frutescens L.) của chế phẩm oligochitosan - nano silica (SiO2)

    Get PDF
    Chế phẩm oligochitosan – nano silica có khối lượng phân tử (Mw) từ 4-6 kDa, hạt nano silica có kích thước từ 20-30 nm được sử dụng để nghiên cứu khả năng kháng nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư trên cây ớt (Capsicum frutescens L.). Kết quả khảo sát hiệu lực kháng nấm C. gloeosporioides trong điều kiện in vitro cho thấy trong khoảng nồng độ bổ sung chế phẩm từ 20 đến 80 ppm đều có tác dụng ức chế sự phát triển của tản nấm tương ứng 15,6 đến 67,2%. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của oligochitosan – nano silica in vivo lên hàm lượng chlorophyll của cây ớt trồng trong điều kiện nhà màng ở nồng độ từ 20 đến 80 ppm đều cho kết quả vượt trội so với đối chứng và đạt kết quả tốt nhất ở nồng độ 60 ppm. Bên cạnh đó, kết quả còn cho thấy khi xử lý ở nồng độ 60 ppm không những có tác dụng gia tăng khả năng kháng bệnh của cây ớt từ 37,8 lên 88,8% mà còn làm giảm chỉ số bệnh từ 39,2 đến 13,7%. Chế phẩm oligochitosan – nano silica hứa hẹn sẽ là một sản phẩm công nghệ cao, an toàn và hiệu quả trong phòng trừ bệnh thán thư trên cây ớt do nấm C. gloeosporioides gây ra

    NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ KHẢO SÁT HIỆU ỨNG KÍCH KHÁNG BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) CỦA OLIGOCHITOSAN VÀ OLIGOβ-GLUCAN

    Get PDF
    TÓM TẮT Oligoβ-glucan và oligochitosan được chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ dung dịch β-glucan và chitosan trong H2O2. Ảnh hưởng quá trình cắt mạch đến sự thay đổi khối lượng phân tử (KLPT) đã đựợc đo bằng sắc ký gel thấm qua (GPC). Kết quả thu được cho thấy KLPT của oligoβ-glucan và oligochitosan giảm khi tăng nồng độ H2O2 và liều xạ. Ðối với oligoβ-glucan, KLPT giảm từ 56.7 kDa xuống còn 7,1 kDa khi chiếu xạ dung dịch β-glucan 10%/H2O2 1% tại liều xạ 14 kGy. Đối với oligochitosan KLPT giảm từ  45,5 kDa xuống 5,0 kDa khi chiếu xạ dung dịch chitosan 4%/H2O2 0,5% tại liều xạ 21 kGy. Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được cho ăn thức ăn có bổ sung oligoβ-glucan và oligochitosan ở các nồng độ 50, 100 và 200 mg/kg trong vòng 45 ngày và sau đó được gây nhiễm bệnh với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri để khảo sát hiệu ứng kich kháng bệnh gan thận mủ. Kết quả cho thấy oligoβ-glucan và oligochitosan đều có hiệu ứng kích kháng bệnh tốt với  nồng độ thích hợp là khoảng 100 mg/kg

    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ XẢY RA DỊCH BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN ĐÀN GIA SÚC Ở TỈNH HÀ TĨNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Tiến hành khảo sát tình hình chăn nuôi gia súc và các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dịch bệnh tại tỉnh Hà Tĩnh cho thấy diện tích đất nông nghiệp tại địa phương là tương đối lớn, nhưng chỉ một phần nhỏ được sử dụng cho việc trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Trung bình mỗi hộ gia đình có 2 con đến 3 con trâu bò và 13 con đến 17 con lợn. Các yếu tố nguy cơ chính có thể dẫn đến dịch bệnh trên đàn trâu bò ở địa phương như gia súc không được tiêm phòng đầy đủ, tập quán chăn nuôi thả tự do, hộ nuôi ở gần điểm trung chuyển gia súc. Trong khi đó, các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên lợn gồm mua lợn không rõ nguồn gốc, đàn lợn không được tiêm phòng đầy đủ, có mua thêm lợn nuôi mới trước khi bị bệnh 2 tuần, có người lạ (lái buôn hoặc người đến từ vùng đang có dịch) tới chuồng trước khi bị bệnh. Để hạn chế dịch bệnh LMLM trên đàn gia súc cần tăng cường công tác tiêm phòng, tuyên truyền, tập huấn kiến thức về chăn nuôi, an toàn dịch bệnh cho người dân. Đối với trâu bò cần hạn chế chăn nuôi thả tự do, đặc biệt hạn chế chăn thả chung trâu bò trên các bãi chăn khi trong khu vực có dịch LMLM.Từ khóa: yếu tố nguy cơ, chăn nuôi, LMLM, Hà Tĩn
    corecore