22 research outputs found

    Ứng dụng phương pháp vô hướng hóa phi tuyến giải bài toán cân bằng vectơ mạnh

    Get PDF
    Trong bài báo này, bài toán cân bằng vector mạnh với hàm mục tiêu được cho dưới dạng tổng của hai hàm được nghiên cứu. Phép vô hướng hóa phi tuyến và phép chiếu metric được áp dụng nhằm xây dựng thuật toán chiếu lặp để tìm nghiệm của bài toán cân bằng vectơ mạnh (SVEP). Để xây dựng thuật toán giải đó, trước hết bài toán phụ (AP) liên kết với bài toán SVEP được thiết lập. Hơn nữa, các tính chất cho hàm mục tiêu dạng tổng cùng với mối quan hệ của hai bài toán trên cũng được nghiên cứu đến. Từ đó, thuật toán chiếu lặp cho bài toán SVEP đã được đề xuất. Các kết quả đạt được trong bài báo này là một mở rộng kết quả tương ứng của Wang và Li (2015)

    Tổng quan: Phân lập, tuyển chọn và ứng dụng nấm men chịu nhiệt trong lên men rượu vang trái giác

    Get PDF
    Trái giác (Cayratia trifolia) đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng định có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao, có khả năng kháng oxy hóa, giảm sự tăng trưởng của khối u. Ở Việt Nam, trái giác là một loại trái mọc hoang dại, phổ biến với người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên các nghiên cứu về nó còn hạn chế. Bài viết nhằm cung cấp những kết quả về phân lập nấm men trong tự nhiên, tuyển chọn những chủng nấm men có khả năng chịu nhiệt để ứng dụng vào quá trình lên men rượu vang đáp ứng với điều kiện ấm dần lên của trái đất hiện nay. Từ trái giác trong tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, có 151 chủng nấm men đã được phân lập thuộc bốn giống Saccharomyces, Hanseniaspora, Pichia, và Candida, trong đó có đến 64/151 chủng có khả năng phát triển ở nhiệt độ 37ºC và chịu được độ cồn đến 9-12% v/v. Rượu vang trái giác lên men từ các chủng nấm men chịu nhiệt được tuyển chọn cho giá trị cảm quan tốt cũng như có sự hiện diện của thành phần polyphenol khá cao góp phần tạo nên đặc tính kháng oxy hóa của sản phẩm

    Dạy con học tiếng Việt

    No full text
    151 tr. ; 26 cm

    XÁC ĐỊNH MẬT SỐ VÀ PHÂN LẬP VI SINH VẬT TRONG LÊN MEN CA CAO

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định hệ vi sinh vật trong quá trình lên men ca cao ở Việt Nam, đây là cơ sở để tiến hành nghiên cứu sự tác động của từng loại vi sinh vật đến quá trình lên men và sử dụng các vi sinh vật này như là nguồn giống chủng để điều khiển quá trình lên men đạt được chất lượng tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong lên men ca cao có sự hiện diện của nhiều nhóm vi sinh vật khác nhau và chiếm ưu thế ở từng giai đoạn trong quá trình lên men. Mật số cao nhất của từng nhóm vi sinh vật được ghi nhận gồm có: nấm men (6,40 log cfu/g), vi khuẩn acid lactic (6,30 log cfu/g), vi khuẩn acid acetic (7,30 log cfu/g), vi khuẩn Bacillus (7,40 log cfu/g) và nấm mốc (4,41 log cfu/g). Tổng số vi khuẩn hiếu khí hiện diện cao nhất vào ngày thứ 4, đạt 10,45 log cfu/g. Kết quả phân lập được 20 dòng nấm men, 13 dòng nấm mốc, 12 dòng vi khuẩn acid lactic và 14 dòng vi khuẩn acid acetic. Kết quả định danh ở mức độ giống bằng phương pháp hình thái học và phân tích sinh hóa xác định có 3 giống nấm men: Hanseniaspora, Saccharomyces và Brettanomyces; 2 giống nấm mốc: Rhizopus và Aspergillus; 4 giống vi khuẩn acid lactic: Leuconostoc, Streptococcus, Lactococcus và Lactobacillus; 1 giống vi khuẩn acid acetic: Acetobacter

    TUYỀN CHỌN NẤM MỐC CÓ HOẠT TÍNH ĐƯỜNG HÓA CAO TỪ MEN RƯỢU XUÂN THẠNH

    No full text
    Nhằm góp phần nâng cao năng suất cũng như chất lượng rượu Xuân Thạnh, thực hiện đề tài này nhằm tuyển chọn được những dòng nấm mốc có hoạt tính đường hóa cao trong các viên men rượu Xuân Thạnh đã được Viện NC&PT CNSH thu thập. Tổng số mật số nấm mốc, nấm men và vi khuẩn theo thứ tự là 6,3 ? 8,5; 5,8 ? 8,3 và 3,6 ? 6,4 Log cfu/g trọng lượng khô của viên men, bên cạnh đó cũng đã phân lập được 43 dòng nấm mốc từ các viên men trên. Sau đó, 43 dòng nấm mốc này được khảo sát khả năng phân giải tinh bột và đã chọn được 9 dòng có khả năng phân giải tinh bột cao nhất với độ tin cậy 95%. Tuyển chọn được 3 dòng nấm mốc có khả năng đường hóa cao nhất với hàm lượng glucose đạt đến 36 ? 37% (w/v) ở độ tin cậy 95%. Các dòng nấm mốc tuyển chọn được định danh sơ bộ thuộc giống Rhizopus thuộc giống Zygomycetes và Mucorales.   

    Chế tạo vàng nano bằng phương pháp chiếu xạ

    No full text
    Gold nanoparticles were prepared by g-irradiation of HAuCl4 aqueous solution using chitosan as stabilizer. The particles have a Plasmon absorption band with maximum wavelength in the range of 520 - 534 nm. The average size of gold nanoparticles observed by transmission electron microscope (TEM) was of 25.3; 23.4 and 16.4 nm for 0.5; 1.0 and 2.0% chitosan respectively. The effect of Au3+concentration on the particle size and the stability of gold colloidal nanoparticles with storage time were also studied
    corecore