79 research outputs found

    ĐỘC LỰC VÀ TÍNH MẪN CẢM KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN E. COLI PHÂN LẬP TỪ LỢN CON THEO MẸ BỊ BỆNH TIÊU CHẢY Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Thông qua thu thập 120 mẫu phân từ hai phương thức nuôi nông hộ và trang trại chăn nuôi ở Thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế để phân lập và xác định đặc tính sinh học của E.coli, kết quả cho thấy tỷ lệ phân lập vi khuẩn E. coli từ mẫu phân lợn con tiêu chảy nuôi tại trang trại là 83,3 %, tại nông hộ là 93,3 %. 100 % số chủng phân lập được có khả năng di động, có phản ứng sinh Indol, MR dương tính; 100 % các chủng đều lên men đường. Hình thái và đặc tính sinh vật hoá học của vi khuẩn E. coli phân lập được đều mang đặc điểm chung của giống E. coli và phù hợp với những đặc tính điển hình được mô tả. Thông qua tiêm truyền động vật thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy 37,5 % số chủng gây chết chuột nhắt trắng trong vòng 24 h đến 36 h trong khi đó 62,5 % chủng gây chết chuột ở 36 h đến 48 h. Thông qua đánh giá tính mẫn cảm với kháng sinh thông dụng trong thú y chúng tôi nhận thấy các chủng E. coli phân lập được từ trang trại và nông hộ mẫn cảm với colistin, khá mẫn cảm với kanamycine trong khi đó lại đề kháng với các loại kháng sinh: gentamicin, tetracycline, streptomycin, ciprofloxacin, ofloxacin.Từ khóa: lợn con theo mẹ, tiêu chảy, E.coli, kháng kháng sin

    ĐỊNH DANH CÁC LOÀI NẤM KÍ SINH VÀ GÂY BỆNH TRÊN BỆNH NHÂN NỮ NHẬP VIỆN Ở HẢI DƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH CHUỖI GEN VÀ PHÂN TÍCH PHẢ HỆ

    Get PDF
    Sử dụng phương pháp “mã vạch” DNA (DNA-barcoding), 36 chuỗi nucleotide vùng giao gen ITS (internal transcribed spacer) từ 43 mẫu bệnh phẩm nuôi cấy nấm đơn bào của bệnh nhân nữ nhập viện ở Hải Dương đã được thu nhận và phân tích so sánh với các chủng tham chiếu quốc tế. Chuỗi ITS có độ dài khác nhau tùy từng loài (0,5 – 1,2 kb) thu thập bằng phản ứng PCR và giải trình tự (cặp mồi ITS1F/ITS4R), được sử dụng để truy cập Ngân hàng gen và xác định loài dựa trên so sánh chuỗi và phân tích phả hệ với các loài tương ứng. Kết quả cho thấy, trong số 36 mẫu thực hiện thành công giám định loài, có 29 mẫu được xác định thuộc chi Candida, trong đó 13 mẫu là loài Candida albicans, 2 mẫu là C. tropicalis, 3 mẫu là C. metapsilosis, 8 mẫu là C. glabrata, 2 mẫu là C. etchellsii và một mẫu chỉ được định danh là Candida sp. Ngoài ra, 7 mẫu còn lại gồm 2 mẫu thuộc loài Pichia kudriavzevii và Pichia norvegensis; và một số loài ít gặp khác: i) Kodamaea ohmeri; ii) Fereydounia khargensis; iii) Debaryomyces sp. (có thể là loài Debaryomyces subglobosus); iv) Hanseniaspora sp. (có thể là loài Hanseniaspora opuntiae); và v) Penicillium citrinum, với mức độ đồng nhất rất cao (99-100%). Cây phả hệ chủng/loài Candida của Việt Nam và thế giới, chia làm 7 nhóm riêng biệt, bao gồm: nhóm C. albicans, nhóm C. tropicalis, nhóm C. parapsilosis, nhóm C. metapsilosis, nhóm Candida spp., nhóm C. glabrata và nhóm C. etchellsii. Phả hệ của Pichia spp. cũng cho thấy P. kudriavzevii và P. norvegensis của Việt Nam tập hợp cùng với loài tham chiếu tương ứng. Trên một địa bàn hẹp như tỉnh Hải Dương, kết quả định danh trên bệnh nhân nhập viện đã có đến 6 loài Candida khác nhau và 7 loài đặc biệt khác cho thấy tình hình nhiễm nấm Candida và nấm đơn bào là khá phức tạp và lẫn tạp. C. albicans vẫn là một loài nấm gây bệnh nguy hiểm đang tồn tại, lan tỏa và gây bệnh phổ biến trong cộng đồng phụ nữ ở địa bàn Hải Dương nói riêng và Việt Nam nói chung

    TÌNH HÌNH NHIỄM CRYPTOSPORIDIUM SPP. TRÊN BÒ TẠI XÃ PHONG SƠN, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ

    Get PDF
    Tóm tắt: Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân nhiễm Cryptosporidium spp. được phát hiện ngày càng nhiều trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Bệnh phổ biến ở những nơi có số lượng gia súc tập trung, kết hợp với địa hình có nhiều sông ngòi, ao, hồ…  Xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương có tổng đàn trâu bò cao so với các xã trên địa bàn, có điều kiện địa lý thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh. Do đó, nghiên cứu về dịch tễ của bệnh do Cryptosporidium spp. gây ra trên bò nhằm đánh giá nguồn lây nhiễm mầm bệnh cho người và gia súc là cần thiết. Trong nghiên cứu này, 96 mẫu phân bò được thu thập và xét nghiệm bằng phương pháp nhuộm Ziehl - Neelsen và phương pháp phù nổi nhằm xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Cryptosporidium spp. theo các chỉ tiêu như độ tuổi và tình trạng phân, từ đó chọn những cá thể bò có cường độ nhiễm nặng để tiến hành điều trị.  Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ nhiễm cao nhất ở bò ≤ 6 tháng tuổi với 43,33 %, tiếp theo là 6 - 18 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm 31,43 %, thấp nhất ở độ tuổi >18 tháng với 29,03 % (p > 0,05) với cường độ nhiễm chủ yếu tập trung ở mức “+++”. Tỷ lệ nhiễm ở bò bị tiêu chảy là 53,66 % và 20 % ở bò không tiêu chảy, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05). Kết quả thử nghiệm thuốc điều trị cho thấy sulfachloropyrazine đạt hiệu quả cao hơn toltrazuril, vì vậy có thể áp dụng liệu trình này để điều trị cho gia súc nhiễm ký sinh trùng.Từ khóa: Cryptosporidium spp., Ziehl - Neensel, Phong Sơn, b

    MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VI KHUẨN SALMONELLA GÂY BỆNH TRÊN VỊT NUÔI TẠI HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Mẫu bệnh phẩm từ vịt mắc bệnh nghi nhiễm Salmonella nuôi tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định được thu nhận để phân lập vi khuẩn và xác định một số đặc điểm sinh học. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 54 mẫu trong số 90 mẫu lách kiểm tra phân lập được vi khuẩn Salmonella, chiếm tỷ lệ 59,96 %. Các chủng vi khuẩn kiểm tra đều có các đặc tính vi sinh vật học điển hình của vi khuẩn Salmonella. Các chủng Salmonella thử nghiệm kiểm tra độc tính trên chuột đều có khả năng gây chết chuột sau 2 ngày tiêm. Khi mổ khám động vật thí nghiệm thấy có những triệu chứng bệnh tích điển hình của bệnh ở các cơ quan: tim, gan, lách, ruột, xoang bụng. Các chủng vi khuẩn thử nghiệm đã kháng với hầu hết các loại kháng sinh phổ biến hiện nay như streptomycin, cefoxitin, tetracycline, gentamicin. Colistin là kháng sinh có tỷ lệ mẫn cảm cao nhất (55,56 %) trong số 7 loại kháng sinh thử nghiệm.Từ khóa: Salmonella, đặc điểm sinh học, vịt, Bình Định

    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ XẢY RA DỊCH BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN ĐÀN GIA SÚC Ở TỈNH HÀ TĨNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Tiến hành khảo sát tình hình chăn nuôi gia súc và các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dịch bệnh tại tỉnh Hà Tĩnh cho thấy diện tích đất nông nghiệp tại địa phương là tương đối lớn, nhưng chỉ một phần nhỏ được sử dụng cho việc trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Trung bình mỗi hộ gia đình có 2 con đến 3 con trâu bò và 13 con đến 17 con lợn. Các yếu tố nguy cơ chính có thể dẫn đến dịch bệnh trên đàn trâu bò ở địa phương như gia súc không được tiêm phòng đầy đủ, tập quán chăn nuôi thả tự do, hộ nuôi ở gần điểm trung chuyển gia súc. Trong khi đó, các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên lợn gồm mua lợn không rõ nguồn gốc, đàn lợn không được tiêm phòng đầy đủ, có mua thêm lợn nuôi mới trước khi bị bệnh 2 tuần, có người lạ (lái buôn hoặc người đến từ vùng đang có dịch) tới chuồng trước khi bị bệnh. Để hạn chế dịch bệnh LMLM trên đàn gia súc cần tăng cường công tác tiêm phòng, tuyên truyền, tập huấn kiến thức về chăn nuôi, an toàn dịch bệnh cho người dân. Đối với trâu bò cần hạn chế chăn nuôi thả tự do, đặc biệt hạn chế chăn thả chung trâu bò trên các bãi chăn khi trong khu vực có dịch LMLM.Từ khóa: yếu tố nguy cơ, chăn nuôi, LMLM, Hà Tĩn

    SỰ LƯU HÀNH VÀ MỨC ĐỘ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA LIÊN CẦU KHUẨN (STREPTOCOCCUS SPP.) Ở LỢN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VỤ ĐÔNG NĂM 2015

    Get PDF
    Tóm tắt: Giám sát sự lưu hành của liên cầu khuẩn Streptococcus spp. trên lợn khỏe đã được thực hiện tại các địa bàn huyện Phong Điền, thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy tỷ lệ mang liên cầu khuẩn (Streptococcus spp.) trong dịch chân răng lợn khỏe được đưa vào giết mổ tại tỉnh Thừa Thiên Huế là cao với 73,17 % (30/41 mẫu). Trong đó, tỷ lệ này ở huyện Phong Điền là    86,67 % ; ở huyện Hương Thủy là 73,3 % và 54,55 % ở thị xã Hương Trà. Những chủng Streptococcus spp. phân lập được có hiện tượng kháng cùng một lúc nhiều loại kháng sinh như penicillin và erythromycin   (100 %), tetracycline (72,09 %). Trong khi đó, các liên cầu này vẫn mẫn cảm với các loại kháng sinh oxacillin và rifampicin. Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ mang Streptococcus spp. cũng như tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn này ở lợn nuôi tại các địa bàn lấy mẫu là đáng lưu ý. Việc định danh xác định các chủng liên cầu khuẩn gây bệnh chung giữa lợn và người chưa được tiến hành. Tuy nhiên, sự tiềm tàng cũng như tính đề kháng kháng sinh của những vi khuẩn này trên lợn đưa vào làm thức ăn cho người cảnh báo cho cộng đồng về sự nguy hiểm của liên cầu khuẩn lợn và bệnh do nó gây ra. Từ khóa: Streptococcus spp., lưu hành, kháng kháng sinh, Thừa Thiên Huế
    corecore