62 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CHÍN CÀ CHUA VÀ NỒNG ĐỘ NACL ĐẾN QUÁ TRÌNH TRÍCH LY PECTIN METHYLESTERASE TỪ CÀ CHUA (SOLANUM LYCOPERSICON L.)

    Get PDF
    Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly pectin methylesterase (PME) từ cà chua được thực hiện nhă?m xa?c đi?nh điê?u kiê?n tri?ch ly PME cho hiệu suất và hoa?t ti?nh cao. ảnh hưởng của nồng độ dung dịch muối NaCl và độ chín đến khả năng trích ly PME được khảo sát, đồng thời chế độ bảo quản PME thô thích hợp giu?p duy tri? hoa?t ti?nh cu?a enzyme cũng được xác định. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nồng độ dung dịch muối NaCl 1,25M và độ chín khởi phát (breaker) cho hoạt tính PME cao nhất. Ước tính hoạt tính tổng PME đạt 6566 U cho 100g nguyên liệu cà tươi (tương đương khoảng 65000 U/kg nguyên liệu cà tươi). Quá trình tồn trữ PME thô tốt nhất ở nhiệt độ -30oC. Sau thời gian tồn trữ 21 ngày, PME giảm 36% hoạt tính ở nhiê?t đô? trư? đông -30oC va? giảm đê?n 69% hoạt tính trong điê?u kiê?n ba?o qua?n ở nhiệt độ 4oC

    Phân tích hiệu quả sản xuất và sử dụng năng lượng điện trong nuôi tôm sú (Penaeus monodon) và thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh và quảng canh cải tiến ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả sản xuất và sử dụng điện của các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) và tôm sú thâm canh (TC) và quảng canh cải tiến (QCCT) để ước lượng nhu cầu sử dụng điện của các mô hình nuôi tôm này làm căn cứ cho phát triển hệ thống cung cấp và sử dụng điện trong nuôi tôm theo hướng bền vững. Kết quả cho thấy năng suất của mô hình nuôi tôm TCT lót bạt (47±19 tấn/ha/vụ) cao hơn tôm TCT nuôi trong ao đất (10±11 tấn/ha/vụ), mô hình nuôi tôm sú thâm canh (5±3 tấn/ha/vụ), và thấp nhất là mô hình tôm sú QCCT (0.39±0.23 tấn/ha/năm). Mô hình nuôi tôm TCT trong ao lót bạt có tiêu hao điện là 3.235 kW.h/tấn tôm (chi phí điện là 5.085 đồng/kg tôm) cao hơn so với nuôi tôm TCT trong ao đất là 2.914 kW.h/tấn tôm (4.514 đồng/kg tôm), nhưng thấp hơn mô hình nuôi tôm sú TC là 4.173 kW.h/tấn tôm (6.560 đồng/kg tôm); trong khi đó ao nuôi tôm sú QCCT không sử dụng điện

    Khả năng hấp phụ crom(III) bằng vật liệu compozit polyanilin-lignin

    Get PDF
    Polyaniline-lignin composite were prepared by polymerization of aniline in the presence of lignin using (NH4)2S2O8 as oxidant. Properties of the obtained polyaniline-lignin composite were studied by FT-IR spectra, thermal gravimetric analysis (TGA) and scanning electron microscopy (SEM). Results on absorption of Cr(III) by polyaniline-lignin composite showed the optimal absorption conditions of Cr(III) were pH of solution 5,0 and contact time of one hour. Absorption of Cr(III) followed the Langmuir model as evidenced by a good coefficient of correlation value (R2 = 0.9986). The maximum adsorption capacity, qmax from the Langmuir model was found to be 71.43 mg/g for Cr(III) and are higher than the separate polyaniline or lignin

    ĐÁNH GIÁ CHỈ THỊ SSR VÀ HIỆN TƯỢNG THẮT CỔ CHAI Ở QUẦN THỂ DẦU MÍT (DIPTEROCARPUS COSTATUS) TRONG RỪNG NHIỆT ĐỚI ĐÔNG NAM BỘ

    Get PDF
    Loài Dầu mít (Dipterocarpus costatus) là loài phân bố hẹp trong Rừng nhiệt đới núi thấp Đông Nam Bộ. Do khai thác quá mức vào những năm 1980 và 1990, cùng với nơi sống của chúng bị thu nhỏ, loài này được đưa vào Sách đỏ thế giới năm 1998 và cần được bảo vệ. Để bảo tồn loài Dầu mít, đánh giá đa dạng di truyền loài đã được điều tra trên cơ sở phân tích 9 locus microsatellite (SSR), từ 86 cá thể trưởng thành. Chín locus đều có kết quả đa hình. Tổng số 27 allele đã được ghi nhận cho tất cả locus nghiên cứu. Chỉ số băng đa hình (PIC) cho mỗi cặp mồi đa hình trung bình 0,207 (0,034-0,514) và chỉ ra mức độ đa hình thấp. Các giá trị đặc điểm của mỗi cặp mồi SSR cũng được xác định, RP (3,092), PD (0,342) và MI (0,389). Dẫn liệu chỉ mức độ đa dạng di truyền loài Dầu mít ở Rừng nhiệt đới Đông Nam Bộ thấp, số allele cho một locus là NA = 2,3, hệ số gen dị hợp tử quan sát HO = 0,131, hệ số gen dị hợp tử kỳ vọng HE = 0,147 và hệ số cận noãn cao FIS = 0,104- 0,135. Hiện tượng thắt cổ chai cũng được tìm thấy ở Rừng phòng hộ Tân Phú (Đồng Nai) và Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh) (p0,01). Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra tầm quan trọng cần phải bảo tồn nguồn gen loài Dầu mít ở Rừng nhiệt đới Đông Nam Bộ

    NGHIÊN CỨU CHỦNG XẠ KHUẨN HLD 3.16 CÓ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN PHÂN LẬP TỪ VÙNG VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM

    Get PDF
    Chủng xạ khuẩn HLD 3.16 được phân lập từ các mẫu nước, bùn và đất thu thập ở vùng ven biển Hạ Long – Quảng Ninh và được phân loại thuộc chi Streptomyces. Qua xác định các đặc điểm hình thái, sinh hóa và sinh lí của chủng HLD 3.16 cho thấy, chủng này có nhiều điểm tương đồng với  loài Streptomyces autotrophicus. Chủng HLD 3.16 có khả năng sinh một số enzyme ngoại bào như: amylase, cellulase và protease. Chủng có hoạt tính kháng khuẩn ức chế các vi khuẩn Bacillus subtilis ATCC 6633, Sarcina lutea M5, Bacillus cereus var. mycoides ATCC 11778, Escherichia coli ATCC 15224, Escherichia coli PA2, Alcaligenes faecallis, Salmonella typhy IFO14193, Pseudomonas auroginosa và hoạt tính kháng nấm Candida albicans ATCC 12031, Aspergillus niger 114. Môi trường thích hợp cho lên men sinh tổng hợp chất kháng khuẩn có thành phần (g/l): tinh bột tan 15; glucose 2,5; pepton 4; (NH4) 2SO4 2,5; CaCO3 2. Điều kiện thích hợp cho sinh tổng hợp chất kháng khuẩn từ chủng HLD 3,16 đã được xác định: pH 7,0 - 7,5, nhiệt độ 30 oC, giống bổ sung 4,0 % (v/v), thể tích môi trường/thể tích bình nuôi là 10 % (v/v), thời điểm thích hợp để thu hồi chất kháng sinh là sau 108 giờ lên men. Dịch sau lên men được chiết bằng n- butanol và 2-butanon cho chất kháng khuẩn có phổ hấp phụ UV lớn nhất tương ứng tại bước sóng 220, 260 và 258 nm

    ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN THAY ĐỔI SINH LÝ VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) GIỐNG

    No full text
    Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng nuôi quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long, và đang được mở rộng nuôi ở một số vùng nhiễm mặn nhẹ ven biển. Tìm hiểu ảnh hưởng của độ mặn đến thay đổi sinh lý và tăng trưởng của cá rất cần thiết. Nghiên cứu được tiến hành trong bể 500L với cá có khối lượng trung bình 23,5 g, gồm sáu nghiệm thức là 0, 3, 6, 9, 12 và 15? với ba lần lặp lại. Mỗi tháng thu mẫu tăng trưởng và thu máu đo áp suất thẩm thấu (ASTT) và ion. Sự thay đổi ASTT của máu cá (ycá, mOsm/kg) theo sự gia tăng độ mặn (x?0,?) theo hàm số ycá=275,63e0,0151x  (R2=0,4113, Sig.=0,00). Sự chênh lệch ASTT của máu cá so với ASTT của nước (ycá-nước) giảm dần theo độ mặn của nước nuôi (x?0,?) và đạt điểm đẳng trương thụ động là 13,2? theo hàm số ycá?nước=-1,4378x2?1,6496x+270,87 (R2=0,9274, Sig.=0,00). Tỉ lệ ion Na+:K+ ở nghiệm thức 0? là 16,8:1 thấp nhất; tỉ lệ ion Na+:Cl- ở nghiệm thức 9? là 1,28:1 thấp nhất; và tỉ lệ K+:Cl- ở nghiệm thức độ mặn 0? là 0,09 là cao nhất. Tăng trưởng của cá tra ở nghiệm thức nuôi ở 9? đạt cao nhất (0,5 g/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (

    NGHIÊN CỨU SINH SẢN VÀ ƯƠNG NUÔI CUA ĐỒNG (SOMANNIATHELPHUSA GERMAINI)

    No full text
    Cua đồng (Somanniathelphusa germaini) là đối tượng nuôi mới ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu này tìm hiểu khả năng nuôi thành thục, sinh sản và ương cua đồng để tiến đến sản xuất giống phục vụ nghề nuôi. Nghiên cứu gồm (i) nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản cua mẹ với các biện pháp cắt mắt và phun mưa khác nhau; và (ii) ương nuôi cua con với các loại thức ăn khác nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy các nghiệm thức có phun mưa hoặc không phun mưa ảnh hưởng không có ý nghĩa đến tỷ lệ sống và đẻ của cua. Các nghiệm thức không cắt mắt, cắt một và 2 mắt ảnh hưởng không có ý nghĩa đến tỷ lệ sống nhưng các nghiệm thức cắt một và 2 mắt cho tỷ lệ đẻ trung bình (70,8±21,4% và 54,2±17,3%) cao hơn có ý nghĩa thống kê (p0,05). Trung bình mỗi cua mẹ cho 285±99,1 trứng và 265±114 cua con. Thời gian mang trứng của cua là 12,2±0,53 ngày, thời gian mang con là 38,9±4,6 ngày. Cua con ương 28 ngày bằng thức ăn là trùn chỉ có tỉ lệ sống cao nhất (75,6±17,7%) và tốc độ tăng trưởng chiều rộng mai cao nhất là 5,69%/ngày và tăng trưởng khối lượng là 9,63%/ngày. Kết quả của các thí nghiệm cho thấy có thể chủ động sản xuất giống cua đồng phục vụ nghề nuôi
    corecore