21 research outputs found

    NGHIÊN CỨU THU HỒI PROTEIN TỪ VỎ ĐẦU TÔM TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CHITIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA

    Get PDF
    Trong công trình này đã nghiên cứu chi tiết động học của quá trình chiết rút (hòa tan) protein khi tách chiết chitin từ vỏ tôm bằng phương pháp điện hóa. Các kết quả thí nghiệm cho thấy phần lớn protein trong vỏ tôm được chiết rút trong khoang catod[u1] trong lần điện phân thứ nhất; hàm lượng protein trong khoang catod[u2] tăng liên tục trong quá trình điện phân, ít phụ thuộc vào nồng độ chất điện li NaCl và tỉ lệ tuyến tính với lượng nguyên liệu vỏ tôm sử dụng cho điện phân. Hơn nữa, hàm lượng protein trong khoang catod[u3] còn tăng lên khoảng 1,5 lần khi đun cách thủy dung dịch catolite[u4] cùng với vỏ tôm ở 85 ± 5 oC 30 trong [u5] phút sau mỗi lần điện phân. Từ các kết quả nghiên cứu nhận được đã đưa ra được một quy trình đơn giản chiết rút và thu nhận chế phẩm protein trong quá trình sản xuất chitin từ vỏ tôm để phục vụ cho các mục đích dinh dưỡng khác nhau. [u1]catot [u2]như [u2] [u3]như [u2] [u4]catot [u5]trong 30

    Ảnh hưởng của nguyên liệu làm đệm lót và men balasa N01 lên sinh trưởng và môi trường chuồng nuôi gà Tàu vàng giai đoạn từ 5 đến 12 tuần tuổi. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức (NT): NT Đối chứng (ĐC): (100% trấu + không men vi sinh); NT trấu-VS (100% trấu + chế phẩm Balasa N01); NT BM-VS (100% bã mía + chế phẩm Balasa N01); NT TBM-VS (50% bã mía + 50% trấu + chế phẩm Balasa N01); NT TMC-VS (50% mùn cưa + 50% trấu + chế phẩm Balasa N01) và bốn lần lặp lại trên 400 gà Tàu vàng. Các chỉ tiêu theo dõi gồm tiêu tốn thức ăn, khối lượng, tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn, tiểu khí hậu chuồng nuôi. Kết quả thí nghiệm được ghi nhận như sau: tăng trọng và khối lượng cuối thí nghiệm của gà ở NT bổ sung men Balasa N01 làm đệm lót cao hơn so với NT ĐC, đặc biệt là NT trấu-VS so với NT ĐC, lần lượt là 18,09 và 1456 so với 16,44 g/con/ngày và 1353 g/con. Trong khi đó, hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình của gà ở NT trấu-VS, TBM-VS và TMC-VS thấp hơn NT ĐC (1,94). Tuy nhiên, tiêu tốn thức ăn của gà toàn thí nghiệm không khác biệt giữa các nghiệm thức. Hàm lượng NH3 và CO2 chuồng nuôi cao ở NT ĐC và thấp ở NT bổ sung men vi sinh làm đệm lót, đặc biệt là NT trấu và NT TMC-VS. Khí H2S không phát hiện được ở các lô của thí nghiệm

    Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung premix khoáng - vitamin lên sinh lý máu và tăng trọng heo thịt từ 40 kg đến xuất chuồng

    Get PDF
    Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung premix khoáng – vitamin lên các chỉ tiêu sinh lý máu và tăng trọng của heo thịt. Thí nghiệm được khảo sát trên 2 nhóm heo (08 con) có hoặc không có bổ sung premix khoáng-vitamin. Heo có khối lượng trung bình đầu kỳ 40 ± 1,26 kg. Các chỉ tiêu theo dõi gồm có chỉ số huyết học và các chỉ tiêu về tăng trưởng: khối lượng cuối thí nghiệm, sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối, hệ số chuyển hóa thức ăn. Kết quả thí nghiệm được ghi nhận như sau: Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu không có sự khác biệt (p>0,05) giữa 2 nhóm heo, trong khi đó số lượng hồng cầu (p= 0,14) và dung tích hồng cầu (p= 0,13) có khuynh hướng cao hơn ở nhóm heo có bổ sung premix khoáng – vitamin. Khối lượng cuối thí nghiệm (kg/con), sinh trưởng tích lũy (kg/con), sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) của heo ở NT bổ sung premix khoáng-vitamin cao hơn so với NT ĐC (p< 0,05), lần lượt là 90 kg/con, 58,67 kg/con và 733,33 g/con/ngày so với 96,33 kg/con, 56,67 kg/ con và 708 g/con/ngày. Ngược lại, hệ số chuyển hóa thức ăn của nhóm heo có bổ sung premix (2,9) thấp hơn NT ĐC (3,0). Tóm lại, bổ sung premix khoáng và vitamin vào khẩu phần của heo thịt không những cải thiện khả năng tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn của heo, mà còn thay đổi số lượng và dung tích hồng cầu

    Ảnh hưởng của nước muối lên khả năng tăng trọng và năng suất sữa của dê

    Get PDF
    Mục tiêu của thí nghiệm là đánh giá ảnh hưởng của nước muối lên khả năng tăng trọng và năng suất sữa của dê. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 04 nghiệm thức (NT) và 05 lần lập lại trên 20 dê thịt lai Boer (thí nghiệm 1) và 20 dê sữa lai Saanen (thí nghiệm 2) gồm: NT đối chứng (ĐC, nước ngọt), 3 nghiệm thức nước mặn là các nồng độ nước biển pha loãng: 0,50; 1,00 và 1,50% (NT5, NT10 và NT15). Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy lượng thức ăn tiêu thụ (DMI) giảm và lượng nước uống (WI) tăng dần khi tăng dần nồng độ muối trong nước uống. Trọng lượng, tăng trọng, tần số hô hấp và nhiệt độ trực tràng của dê không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P>0,05). Tuy nhiên, ở thời điểm 15:00 giờ, dê ở NT15 giảm tần số hô hấp và tăng nhiệt độ trực tràng so với NT ĐC. Kết quả thí nghiệm 2 cho thấy DMI, trọng lượng, năng suất sữa không khác biệt giữa các NT (P>0,05). WI của dê tăng khi uống nước muối có nồng độ..
    corecore