36 research outputs found

    Thành lũy Champa ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế trong tổng thể thành lũy Champa ở miền Trung Việt Nam [Champa Citadels and Ramparts in Quảng Bình, Quảng Trị and Thừa Thiên Huế, within the General System of Champa Citadels and Ramparts in Central Việt Nam]

    Get PDF
    Trên cơ sở nghiên cứu thực địa và các kết quả nghiên cứu khảo cổ học trong thời gian gần đây, bài viết đề cập đến 8 thành lũy Champa ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Việt Nam). Đây được xem là vùng phía Bắc của Lâm Ấp, sau đó là Champa. Từ đó bài viết tập trung làm rõ đặc trưng, cũng như so sánh với các thành lũy Champa ở khu vực phía nam đèo Hải Vân. Bài viết này sẽ bổ sung những tư liệu mới về các thành lũy Champa ở khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, điều mà các học giả người Pháp trước đây ít đề cập tới. Nghiên cứu này cũng cho thấy, do yếu tố địa - chính trị, địa - lịch sử của vùng đất này trong thời kỳ Lâm Ấp, Champa, ở khu vực này có sự hiện diện của nhiều thành lũy Champa nhất miền Trung Việt Nam, được xây dựng trong nhiều thời điểm khác nhau, từ cuối thế kỷ IV đến đầu thế kỷ XIV, trên nhiều dạng địa hình sinh thái khác nhau, với những cấu trúc đa dạng, vừa mang tính riêng biệt vùng miền, vừa thống nhất với các thành lũy Champa ở miền Trung Việt Nam. Based on the results of field surveys and archaeological excavations in recent years, this article focuses on eight Champa citadels and ramparts situated in the Vietnamese provinces of Quảng Bình, Quảng Trị and Thừa Thiên Huế (also called Bình-Trị-Thiên). This area is considered the northern territory of Lâm Ấp, later known as Champa. The paper presents details of these monuments and compares them with those built in the south of the Hải Vân Pass. It aims to provide a new set of data and understandings of the system of Champa citadels and ramparts in Bình-Trị-Thiên, a region previously under-researched by French scholars. This article also highlights the geo-political and historical factors that resulted in greater numbers of monuments constructed here than other areas of central Việt Nam. Built roughly from the late 4th to the early 14th century, these sites reflect both regional differences and commonalities with their counterparts in central Việt Nam

    THỰC VẬT NỔI (PHYTOPLANKTON) VÙNG BIỂN PHÍA TÂY VỊNH BẮC BỘ VÀ PHỤ CẬN

    Get PDF
    Thực vật nổi (TVN) vùng biển phía Tây vịnh Bắc bộ và phụ cận đã được phân tích, đánh giá dựa trên nguồn số liệu thu thập được từ năm 1959 đến 2009. Tổng số loài TVN đã xác định được là 449 loài, 100 chi, 43 họ, 10 bộ, 4 lớp, 4 ngành và được chia thành 3 nhóm sinh thái chính. Các chỉ số sinh thái học (chỉ số đa dạng - H’; chỉ số điều hòa - E, chỉ số giá trị tính đa dạng - Dv) cho thấy quần xã TVN ở vùng biển nghiên cứu khá ổn định và phong phú. Kết quả tính toán chỉ số tương đồng Sorensen và phân tích khoảng cách Manhattan cho thấy quần xã TVN ở vùng biển nghiên cứu giống với vùng biển Đông, Tây Nam bộ hơn so với vùng biển Trung bộ và xa bờ. Đã xác định được 27 loài thường xuyên chiếm ưu thế trong vịnh Bắc bộ và phụ cận, trong đó có 7 loài thường xuyên chiếm ưu thế trong năm, 5 loài chiếm ưu thế trong một vài tháng và 15 loài chiếm ưu thế trong một thời gian nhất định. Trong năm, quần xã TVN có hai đỉnh cao về số lượng (tháng 3, 8) và hai khe thấp (tháng 4, 12), khe thấp nhất vào tháng 12. Số lượng trung bình TVN trong mùa gió Tây Nam phong phú hơn mùa gió Đông Bắc. Từ khóa: Thực vật nổi, chỉ số sinh thái, vịnh Bắc bộ

    Preliminary remarks on Hoa Chau citadel by archaeological investigation

    Get PDF
    VĂN HÓA - LỊCH SỬ HUẾ QUA GÓC NHÌN LÀNG XÃ PHỤ CẬN VÀ QUAN HỆ VỚI BÊN NGOÀI Session 2: Văn hoá - lịch sử Huế và phụ cận フエの文化と歴史:周辺集落と外部との関係からの視点より Session 2: Culture - history of Hue and its surroundings フエとその周辺の文化・歴

    THE RELATION BETWEEN ANCIENT CHAMPA KINGDOM AND THE WEST DURING THE XVI AND XVII CENTURIES

    No full text
    QUAN HỆ GIỮA CHAMPA VÀ PHƯƠNG TÂY THẾ KỶ XVI – XVII                                         Nguyễn Văn Quảng                 (Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế)                                                                             Champa là một vương quốc cổ tồn tại ở miền Trung Việt Nam từ cuối thế kỷ thứ 2 đến đầu thế kỷ thứ 19. Vào thời kỳ thịnh vượng nhất, lãnh thổ của vương quốc này trải dài từ vùng đất Quảng Bình đến Bình Thuận, miền Trung Việt Nam hiện nay. Từ các yếu tố vật chất và tinh thần, có thể thấy văn hóa Champa chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ, đặc biệt là Ấn Độ giáo. Ngoài ra, trong quá trình tồn tại và phát triển, Champa còn có quan hệ mật thiết với Trung Quốc, Đại Việt, Java, Angkor..., điều này thể hiện tính năng động của nền văn hóa này. Đáng chú ý, bên cạnh quan hệ truyền thống với các nước phương Đông, thế kỷ XVI - XVII, Champa còn có quan hệ với một số nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan. Tuy nhiên, ít có công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Trên cơ sở các nguồn tư liệu hiện có, bài viết nhằm mô tả mối quan hệ giữa vương quốc Champa với một số nước phương Tây trong giai đoạn thế kỷ XVI - XVII. Nghiên cứu đặc biệt tập trung làm rõ nguyên nhân, quá trình, bản chất và kết quả của mối quan hệ này. Kết quả của nghiên cứu có thể góp phần đáng kể vào việc làm phong phú thêm hiểu biết về sự tồn tại của vương quốc Champa cũng như mối quan hệ ngoại giao đa chiều của nó trong các thế kỷ XVI - XVII. Ngoài ra, nó có thể làm phong phú thêm tài liệu về vương quốc này trong lĩnh vực lịch sử và văn hóa.   Champa was a ancient kingdom that existed in the Central Vietnam from the end of the 2nd century to the beginning of the 19th century. In its most prosperous period, the territory of this kingdom stretched from the land of current Quang Binh to Binh Thuan province in the Central of Vietnam. From the material and spiritual elements, we could see that Champa culture was deeply influenced by Indian culture, especially Hinduism. In addition, in the process of existence and development, Champa also had strong relations with China, Dai Viet, Java, Angkor..., which could help describe itsdynamic of culture. Noteworthy, besides the traditional relations with the countries in the East, dunging the XVI - XVII centuries, Champa also had relations with some Western countries such as Portugal and Netherlands. However, there seems little knowledge of such relations in the field of history and culture. On the basis of the sources of available documentation, this research aims todescribe the relation between ancient Champa kingdom and some Western countries in the XVI – XVII centuries. It specifically focuses on the content of the causes, process, nature and result of this relation. The results of this research can significantly contribute to enriching the understanding of the existence of the Champa as an ancient kingdom as well as its multi-dimensional diplomatic relation during the XVI – XVII centuries. In addition, it can enrich material documentation about this ancient kingdom in the field of history and culture.    Keywords: Champa, diplomatic relations, the West, the XVI – XVII centuries.   THE RELATION BETWEEN ANCIENT CHAMPA KINGDOM AND THE WEST DURING THE XVI AND XVII CENTURIES                                                                                                                             PhD. Nguyễn Văn Quảng                 (Faculty of History, University of Sciences,                                                                                     Hue University

    ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 ĐẾN SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT NGƯỜI HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ

    No full text
    Sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dầu sinh kế của người dân còn ở mức thấp những đã có thay đổi đáng kể, và nhanh chóng trong thời gian qua tác động của chương trình 135. Sự thay đổi này bao gồm từ nguồn vốn nhân lực, đến tự nhiên, tài chính, vật chất và xã hội. Đánh giá của người dân khẳng định xu hướng trên và xác định vai trò quan trọng của chương trình 135, đặc biệt là đầu tư về hệ thống điện, đường, trường trạm cũng như những hỗ trợ phát triển sản xuất

    ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 ĐẾN SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT NGƯỜI HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ

    No full text
    Sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dầu sinh kế của người dân còn ở mức thấp những đã có thay đổi đáng kể, và nhanh chóng trong thời gian qua tác động của chương trình 135. Sự thay đổi này bao gồm từ nguồn vốn nhân lực, đến tự nhiên, tài chính, vật chất và xã hội. Đánh giá của người dân khẳng định xu hướng trên và xác định vai trò quan trọng của chương trình 135, đặc biệt là đầu tư về hệ thống điện, đường, trường trạm cũng như những hỗ trợ phát triển sản xuất
    corecore