3 research outputs found

    KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CỎ VETIVERIA ZIZANIOIDES VỚI THỜI GIAN THU HOẠCH KHÁC NHAU

    Get PDF
    Kết quả thí nghiệm nông học cho thấy cỏ Vetiver có khả năng chống chịu bệnh và cạnh tranh cỏ dại tốt. Năng suất chất xanh, chất khô và protein thô ở lứa cắt thứ 2 và thứ 3 khi thu hoạch 30 ngày luôn cao hơn so với 45 và 60 ngày sau khi cắt khi qui về cùng thời gian (P=0,001). Thời gian thu hoạch ảnh hưởng đến thành phần hóa học của cỏ qua lứa thứ 2 và 3, thời gian trồng càng dài thì hàm lượng vật chất khô (VCK), xơ và lignin càng tăng, và sự khác biệt là rất có ý nghĩa ở cả 3 NT: 30, 45 và 60 ngày sau khi cắt (P = 0,001). Ngược lại, hàm lượng đạm thô có trong cỏ tỉ lệ nghịch với thời gian cắt. Các giá trị khác như ADF, NDF và khoáng không có sự chênh lệch nhiều giữa các nghiệm thức

    Ảnh hưởng của nguyên liệu làm đệm lót và men balasa N01 lên sinh trưởng và môi trường chuồng nuôi gà Tàu vàng giai đoạn từ 5 đến 12 tuần tuổi. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức (NT): NT Đối chứng (ĐC): (100% trấu + không men vi sinh); NT trấu-VS (100% trấu + chế phẩm Balasa N01); NT BM-VS (100% bã mía + chế phẩm Balasa N01); NT TBM-VS (50% bã mía + 50% trấu + chế phẩm Balasa N01); NT TMC-VS (50% mùn cưa + 50% trấu + chế phẩm Balasa N01) và bốn lần lặp lại trên 400 gà Tàu vàng. Các chỉ tiêu theo dõi gồm tiêu tốn thức ăn, khối lượng, tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn, tiểu khí hậu chuồng nuôi. Kết quả thí nghiệm được ghi nhận như sau: tăng trọng và khối lượng cuối thí nghiệm của gà ở NT bổ sung men Balasa N01 làm đệm lót cao hơn so với NT ĐC, đặc biệt là NT trấu-VS so với NT ĐC, lần lượt là 18,09 và 1456 so với 16,44 g/con/ngày và 1353 g/con. Trong khi đó, hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình của gà ở NT trấu-VS, TBM-VS và TMC-VS thấp hơn NT ĐC (1,94). Tuy nhiên, tiêu tốn thức ăn của gà toàn thí nghiệm không khác biệt giữa các nghiệm thức. Hàm lượng NH3 và CO2 chuồng nuôi cao ở NT ĐC và thấp ở NT bổ sung men vi sinh làm đệm lót, đặc biệt là NT trấu và NT TMC-VS. Khí H2S không phát hiện được ở các lô của thí nghiệm

    Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung premix khoáng - vitamin lên sinh lý máu và tăng trọng heo thịt từ 40 kg đến xuất chuồng

    Get PDF
    Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung premix khoáng – vitamin lên các chỉ tiêu sinh lý máu và tăng trọng của heo thịt. Thí nghiệm được khảo sát trên 2 nhóm heo (08 con) có hoặc không có bổ sung premix khoáng-vitamin. Heo có khối lượng trung bình đầu kỳ 40 ± 1,26 kg. Các chỉ tiêu theo dõi gồm có chỉ số huyết học và các chỉ tiêu về tăng trưởng: khối lượng cuối thí nghiệm, sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối, hệ số chuyển hóa thức ăn. Kết quả thí nghiệm được ghi nhận như sau: Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu không có sự khác biệt (p>0,05) giữa 2 nhóm heo, trong khi đó số lượng hồng cầu (p= 0,14) và dung tích hồng cầu (p= 0,13) có khuynh hướng cao hơn ở nhóm heo có bổ sung premix khoáng – vitamin. Khối lượng cuối thí nghiệm (kg/con), sinh trưởng tích lũy (kg/con), sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) của heo ở NT bổ sung premix khoáng-vitamin cao hơn so với NT ĐC (p< 0,05), lần lượt là 90 kg/con, 58,67 kg/con và 733,33 g/con/ngày so với 96,33 kg/con, 56,67 kg/ con và 708 g/con/ngày. Ngược lại, hệ số chuyển hóa thức ăn của nhóm heo có bổ sung premix (2,9) thấp hơn NT ĐC (3,0). Tóm lại, bổ sung premix khoáng và vitamin vào khẩu phần của heo thịt không những cải thiện khả năng tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn của heo, mà còn thay đổi số lượng và dung tích hồng cầu
    corecore