549 research outputs found

    NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC DƯƠNG XỈ (POLYPODIOPHYTA) Ở RỪNG LÙN HÒN GIAO TRONG VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP NÚI BÀ

    Get PDF
    The quantitative analysis of Fern diversity for Hon Giao dwarf forest in Bidoup Nui Ba National Park is necessary to create a solution for conservation and sustainable use of biodiversity resources. The quantitative analysis of biology in order to determine the following in indicies: taxon diversity, Density (D), Frequency (F), Abundance (A), A/F, H (Shannon’s index), Cd (Simpson’S index), SI (Sorensen’s index) was used to quantify the diversity of Fern. The results showed that quantitative support for the generality of positive heterogeneity-richness relationship across heterogeneity components, taxa, spartial scale. The taxon diversity at the study sites were recorded with 25 species, 22 genus and 4 orders of Fern. The species distributed and varied greatly in spatial scale. Fern diversity was the highest at sites with low altitudes (1600-1700 m a.s.l.) and the lowest at site with high altitudes (≥ 1800m a.s.l.). Otherwise, based on the sites were they grew, Fern diversity was also the higest with high soil moisture, fertility.Phân tích định lượng về đa dạng sinh học Dương xỉ ở rừng lùn Hòn Giao Vườn Quốc Gia Bidoup Núi Bà là cơ sở dữ liệu cho các giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học. Cá chỉ số định lượng đa dạng sinh học Dương xỉ được sử dụng để phân tích bao gồm: Đa dạng về thành phần loài, mật độ, tần suất xuất hiện, độ phong phú, tỉ lệ A/F, chỉ số Shannon, chỉ số Simpson và chỉ số tương đồng. Kết quả cho thấy, các chỉ số đa dạng liên quan đến một số nhân tố quan trọng như: thành phần các bậc taxon, không gian phân bố. Kết quả điều tra ở toàn khu vực đã thu thập được 25 loài thuộc 22 chi và 4 bộ. Mức độ đa dạng Dương xỉ tập trung ở đai độ cao từ 1600-1700 m và thấp nhất là ở độ cao trên 1800m. Ngoài ra, mức độ đa dạng của Dương xỉ thường tập trung ở những nơi thường có độ ẩm cao và điều kiện dinh dưỡng tốt

    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại các khu công nghiệp (KCN) ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy huyện Nhơn Trạch đã tiến hành quy hoạch 9 khu công nghiệp với tổng diện tích 3.342 ha, trong đó diện tích dùng cho thuê là 2.278,87 ha. Tỷ lệ lấp đầy bình quân trong 9 khu công nghiệp đạt 80 % (2016), tăng 13,1 % so với năm 2010; hiện đã có 434 dự án đã đi vào hoạt động (308 dự án FDI) với số vốn đầu tư đạt 8.060.919,8 tỷ đồng. Doanh thu của của các KCN đạt 3.838 tỷ đồng và nộp thuế cho địa phương 103,8 tỷ đồng vào năm 2016. Các doanh nghiệp nước ngoài có diện tích thuê đất cao hơn các doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể là diện tích thuê đất bình quân của các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các KCN dao động từ 25 ha đến khoảng 130 ha, trong khi diện tích thuê đất bình quân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước dao động chỉ từ 10 đến 35 ha. Nhìn chung, mật độ sử dụng đất của KCN là đồng đều và hiệu quả sử dụng đất khá cao. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nghiên cứu này cũng đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở các KCN của huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.Từ khóa: khu công nghiệp, hiệu quả sử dụng đất, Nhơn Trạch, Đồng Na

    ĐIỂM LẠI CÁC NGHIÊN CỨU HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC MỘT SỐ LOÀI SINH VẬT BIỂN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2012

    Get PDF
    Nghiên cứu về hoá học các hợp chất  thiên nhiên biển ở Việt Nam được coi  là một  trong những hướng nghiên cứu quan  trọng  trong  thế kỉ  thứ 21.Tổng quan này đề cập đến những kết quả nghiên cứu gần đây của nhóm nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số nhóm sinh vật biển ở Việt Nam bao gồm: nhóm hải miên, nhóm san hô mềm và nhóm da gai. Các hợp chất thuộc lớp saponin, steroid, diterpene, glycolipid, và một số hợp chất khác đã được phân lập và xác định cấu trúc. Trong số các hợp chất thu được, có những hợp chất thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên một số dòng tế bào ung thư thử nghiệm, kháng sinh. Ngoài ra, một số hợp chất còn được đánh giá khả năng kháng viêm, chống  loãng xương và chống ô xy hóa. Những  thành  quả  nghiên  cứu  này  đóng  góp  rất  lớn  vào  kho  tàng  hóa học  các hợp  chất  thiên nhiên biển trên thế giới. Trên cơ sở những kết quả thu được, một số sản phẩm đã được triển khai phục vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

    HÀM LƯỢNG As, Pb TÍCH LŨY TRONG LOÀI HẾN (Corbicula sp.) VÀ HÀU SÔNG (Ostrea rivularis Gould, 1861) TẠI CỬA SÔNG CU ĐÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

    Get PDF
    Động vật hai mảnh vỏ rất phổ biến và được ghi nhận là một loài chỉ thị sinh học tốt bởi vì nó có phân bố rộng và phổ biến ở nhiều thủy vực, có đời sống tĩnh, sức chống chịu tốt với ô nhiễm và tích lũy cao các chất ô nhiễm từ nước và trầm tích. Động vật hai mảnh vỏ đã được nghiên cứu để chỉ thị cho ô nhiễm KLN trong môi trường. Hơn nữa, công nghệ này dễ dàng đánh giá KLN tích lũy trong sinh vật, thường là cao hơn trong các thành phần khác, phản ánh được KLN linh động và có thể đi vào trong chuỗi thức ăn như là chất độc và gây độc hại đối với hệ sinh thái. Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu về tích lũy KLN As và Pb trong loài Hến (Corbicula sp.) và loài Hàu sông (Ostrea rivularis G.) từ cửa sông Cu Đê, TP. Đà Nẵng. Dữ liệu nghiên cứu này của chúng tôi góp phần quan trọng trong việc sử dụng loài Hến (Corbicula sp.) và loài Hàu sông (Ostrea rivularis G.) làm sinh vật chỉ thị ô nhiễm KLN.Summary: Bivalves are widely regarded as good bioindicator species because of their widespread distribution and abundance in many aquatic habitats. They have sedentary life, hardiness and ability to bioaccumulate from water and sediments. Bivalves have been studied to indicate the pollution of heavy metal in environment. Besides the technical facilities to determine metal concentration in organisms, usually higher than that of the other components, represent the amount of metals bioavailability and thus possibly going into food chain with possible toxic and deleterious impacts to the ecosystem. In this study, we present the studied results about concentration of As, Pb in Clam (Corbicula sp.) and Oyster (Ostrea rivularis G.) from Cu De estuarine, Da Nang city. Our data have important implications for biomonitor of heavy metal by Clam (Corbicula sp.) and Oyster (Ostrea rivularis G.)

    NGHIÊN CỨU VỀ BIÊN PHA HÌNH THÁI CỦA HỆ GỐM ÁP ĐIỆN PZT – PbMnSbN

    Get PDF
    p  đ  n  0,9  Pb(ZrxTi1-x)O3  –  0,1  Pb[(Mn1/3Nb2/3)0,7(Sb1/2Nb1/2)0,3]O3  (v ết  tắt  là  PZT-PMnSbN)  đã  được  chế  tạo  bằng  phương  ph p  colu b te. C c  ẫu  g    th êu  kết  ở  nh  t  độ 1150 oC đ u c  cấu  t  c pe ovsk te. Cấu  t  c c a g    p đ  n PZT  - PMnSbN  thay đổ   từ  tứ g  c  sang  ặt  tho ,  đồng  thờ   nh  t  độ  chuyển  pha  g ả   kh   tăng  tỉ  l   thành  phần Z /T . C c thông s : hằng s  đ  n  ô  , độ tổn hao tg, h  s  l ên kết đ  n cơ kp đ u đạt g   t ị t   ưu vớ  tỉ l  Z /T  ≈ 49/51,  tạ  đ  g   c  phân cực dư  lớn Pr = 49,2 µC.cm−2 và  t ường đ  n kh ng nhỏ         EC = 10,28 kV.cm−1. Căn cứ vào  sự b ến đổ  c a  tính chất, đ ể  chuyển pha hình  th   c a h  g   được dự đo n nằ  tạ  vị t í ngay phía t ên thành phần c  x = 0,49. Từ đ  ta c  cơ sở để lựa chọn thành phần ph  hợp cho c c ứng d ng  p đ  n

    Điều tra và khảo sát tình hình gây hại của sâu đục củ khoai lang (Nacoleia sp.) tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long

    Get PDF
    Điều tra tình hình và khảo sát sự gây hại của sâu đục củ khoai lang ở địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long được thực hiện từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015. Kết quả điều tra 97 hộ nông dân cho thấy, nông dân trồng chuyên canh khoai lang chủ yếu với giống khoai tím Nhật với thời gian sinh trưởng từ 130 ≤ 150 ngày. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy, sâu đục củ khoai lang là đối tượng gây hại quan trọng nhất trên khoai lang ở huyện Bình Tân trong thời điểm điều tra. Có hơn 50% trên tổng số hộ được phỏng vấn là không biết về sâu đục củ khoai lang. Số còn lại biết không rõ ràng về đặc điểm hình thái, thời điểm và mùa vụ gây hại của loài sâu này. Nông dân canh tác khoai lang sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trung bình 22,8 lần trên một vụ khoai lang, trong đó thuốc trừ sâu là 15,9 lần, thuốc trừ bệnh là 4,6 lần và thuốc trừ cỏ là 2,3 lần. Qua 13 lần khảo sát sự gây hại của sâu đục củ trung bình có 41,6% củ bị hại trên tổng số củ quan sát. Củ bị hại có tỷ lệ cao nhất là 69% ở thời điểm 91 ngày sau khi trồng

    Phân tích ảnh hưởng của lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với hiệu quả sử dụng đất thương mại, dịch vụ ở quận Cái Răng, thành phố cần Thơ

    Get PDF
    Trong bài nghiên cứu, những ảnh hưởng của việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đến hiệu quả sử dụng đất thương mại, dịch vụ tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ được phân tích. Thống kê mô tả và phân tích SWOT được sử dụng trong nghiên cứu. Các ý kiến chuyên gia nhận định khả năng tài chính của chủ đầu tư; việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư và vị trí phù hợp có ảnh hưởng đến khai thác và quản lý đất (66,67%; 51,52% và 93,94%). Đối với chủ đầu tư, vị trí phù hợp, cơ sở hạ tầng đồng bộ, phù hợp pháp lý có ảnh hưởng đáng kể đến thực hiện ĐTM và quản lý đất. Việc lập ĐTM ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất (63% đối với chuyên gia và 85% đối với chủ đầu tư). Lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm là khó khăn lớn nhất (63,64%) đối với quản lý và sử dụng đất. Ngoài ra, ĐTM góp phần bảo vệ môi trường cũng được nhận định trong nghiên cứu này. Thêm vào đó, những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đã được đề xuất

    NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ TÍNH TRẠNG CỦA CÂY SÂM NGỌC LINH TẠI HUYỆN NAM TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Tóm tắt: Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu mô tả tính trạng cây Sâm Ngọc Linh 4 và 5 tuổi nhằm tạo lập vườn cây giống gốc để phục vụ công tác bảo tồn nguồn gen và sử dụng khai thác sản xuất cây giống chất lượng cao đáp ứng tốt nhu cầu của thực tế sản xuất tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Cây Sâm Ngọc Linh có 1 thân và đặc điểm cây 4 tuổi và 5 tuổi có nhiều khác biệt về hình thái bên ngoài và kích thước thân lá cũng như củ. Cây Sâm Ngọc linh 4 tuổi có thân lá nhỏ hơn cây 5 tuổi, chùm hoa chưa thể hiện đặc trưng của giống là hình rẻ quạt. Sắc tố anthocyanin phân bố ở đỉnh thân. Cây Sâm Ngọc Linh 5 tuổi thể hiện tốt các đặc trưng của giống, thân lá to, cụm hoa phát triển đầy đủ có hình rẻ quạt, không có sắc tố anthocyanin trên thân. Vì vậy, nên sử dụng cây Sâm Ngọc Linh 5 tuổi trở lên để nghiên cứu các đặc điểm hình thái điển hình cho loài Sâm Ngọc Linh.Từ khóa: Cây Sâm Ngọc Linh 4 tuổi, cây Sâm Ngọc Linh 5 tuổi, xã Trà Linh, anthocyani

    The effect of Covid-19 pandemic on FDI inflows in Vietnam: Empirical evidence

    Get PDF
    FDI inflows significantly contribute to promoting economic development and growth and creating more jobs in Vietnam. Attracting more FDI inflows has become one of Vietnam’s priority policies to solve the problem of lack of capital for development. Does the Covid-19 pandemic reduce FDI inflows to Vietnam? For the answer, the study analyses and investigates the effect of the Covid-19 pandemic on FDI inflows in Vietnam from January 2020 to October 2021 using the instrumental variable estimator and the OLS regression. The results indicate that the Covid-19 diseases decrease FDI inflows. Furthermore, economic growth, trade openness, and inflation are determinants of FDI inflows. The findings in this study suggest some policy implications relating to FDI inflows in the period of the Covid-19 pandemic

    CANH TÁC LÚA ÍT KHÍ THẢI NHÀ KÍNH TỈNH AN GIANG VỤ ĐÔNG XUÂN 2010-2011

    Get PDF
    Giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp đang là xu hướng chung của các nước trên thế giới và là chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Việt Nam, vì thế dự án canh tác lúa ít khí thải nhà kính ở Việt Nam được triển khai thí điểm tại tỉnh An Giang nhằm giúp nông dân thu được năng suất lúa, lợi nhận cao hơn và giảm lượng khí CH4 phát thải; Bốn mô hình nghiên cứu được triển khai với qui mô 100ha được với bố trí ngẫu nhiên, ba lặp lại; các số liệu nông học, lấy mẫu và phân tích khí thải được thực hiện định kỳ mỗi tuần. Kết phân tích số liệu cho thấy, mô hình áp dụng tưới ngập khô xen kẽ và áp dụng phân đạm theo bảng so màu lá cho năng suất lúa cao hơn 0.6-0.9t/ha, lợi nhuận thu được cao hơn 8-13 triệu đồng/ha, và lượng khí CH4 phát thải thấp hơn 19-31% so với mô hình đối chứng. Thành tựu bước đầu của dự án, có thể đánh giá rằng đây là một dự án hoàn toàn mới, có qui mô thí nghiệm lớn và mang tính tiên phong trong trận chiến giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu; và mô hình này cần được Bộ - Ngành nông nghiệp trung ương và địa phương quan tâm, hỗ trợ để phát triển nhanh trên diện rộng tại những vùng trồng lúa ở Việt Nam
    corecore