27 research outputs found

    Thiết kế thẻ RFID tích hợp cảm biến công suất thấp ứng dụng theo dõi hoạt động cá thể bò sữa

    Get PDF
    Sữa bò và các sản phẩm của nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng góp phần vào sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Ngoài ra, sản xuất sữa mang lại lợi ích to lớn cho người sản xuất và đảm bảo sinh kế hộ gia đình, an ninh lương thực và dinh dưỡng. Tuy nhiên, khả năng khai thác sữa có thể bị hạn chế do thức ăn kém chất lượng, dịch bệnh và năng suất của các trang trại truyền thống. Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sữa, chúng tôi đã đề xuất một hệ thống giám sát bò sữa dựa trên nhận dạng chuyển động và giao tiếp không dây. Cốt lõi của hệ thống là một thẻ cảm biến tích hợp cảm biến gia tốc. Để đánh giá tính khả thi của hệ thống được đề xuất, các thí nghiệm đã được tiến hành để xác định ba hành vi của bò sữa trong một tuần với sự trợ giúp của hệ thống camera và thiết bị quan sát. Những hành vi này bao gồm đứng yên, đi bộ và ăn cỏ. Những kết quả đạt được của chúng tôi có thể mở đường cho sự phát triển các hệ thống trang trại thông minh và chính xác

    TỔNG HỢP VÀ TÍNH CHẤT CỦA POLY(N-VINYL-PYRROLDONE - co - ACRYLAMIDE)

    Get PDF
    Phản ứng đồng trùng hợp của N-vinyl pyrrolidone (VP) và acrylamide (Am) được nghiên cứu bởi quá trình trùng hợp gốc tự do trong dung môi ethanol, sử dụng hệ khơi mào Ammonium persulfate/L-Ascorbic acid (APS/As). Ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ monome và nồng độ chất khơi mào tới độ chuyển hóa của copolymer đã được nghiên cứu. Điều kiện tối  ưu  để monome chuyển hóa thành copolyme là : nhiệt độ 40oC, thời gian 240 phút, nồng độ (theo khối lượng) của monome là 40% và nồng độ chất khơi mào 1,5%. Đặc trưng tính chất của copolymer được nghiên cứu bởi các phương pháp phổ hồng ngoại (FTIR), phân tích nhiệt vi sai quét (DSC), và phân tích nhiệt trọng lượng (TGA

    HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HOÁ VÀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CAO CHIẾT TỪ THÂN CÂY SÂM ĐÁ – Myxopyrum smilacifolium

    Get PDF
    Myxopyrum smilacifolium is an infused herb commonly used in folk remedies in Vietnam and other countries worldwide to treat nervous disorders, rheumatism, and bronchitis. The antioxidant potential of the ethanol extract was evaluated through DPPH and ABTS radical scavenging and the total antioxidant capacity method. The results show that the extract possesses high antioxidant activity, with a low IC50 value (IC50 = 42.23 and 46.57 μg·mL–1 for DPPH and ABTS radical scavenging capacity), and the total antioxidant capacity was 207.28 ± 8.43 mg GA·g–1. The chemical composition of Myxopyrum smilacifolium trunk extract, namely the total phenolics, total flavonoid, polysaccharides, and triterpenoid, was examined by using the colourimetric method. Their quantities are equivalent to 149.12 ± 1.36 mg GA·g–1 and 91.39 ± 1.33 mg QE·g–1, 5.12 ± 0.07%, and 35.22 ± 0.81 mg oleanolic acid·g–1, respectively. Specifically, the total triterpenoid content of Myxopyrum smilacifolium trunk was reported for the first time.Sâm đá là một loại thảo dược được sử dụng trong các bài thuốc dân gian của Việt Nam và một số nước trên thế giới để điều trị rối loạn thần kinh, tê thấp và viêm phế quản. Khả năng chống oxy hoá của cao ethanol từ thân cây Sâm đá được đánh giá thông qua ba mô hình: tổng khả năng chống oxy hoá, khả năng bắt gốc tự do DPPH và khả năng bắt gốc tự do ABTS. Kết quả cho thấy cao ethanol có khả năng chống oxy hoá tốt với IC50 thấp (IC50 = 42,23 và 46,57 μg·mL–1 tương ứng với khả năng bắt gốc DPPH và ABTS) và hàm lượng các chất chống oxy hoá cao (207,28 ± 8,43 mg GA·g–1). Hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học (tổng các hợp chất phenol, tổng flavonoid, tổng triterpenoid và polysaccharide) trong cao ethanol từ thân cây Sâm đá được xác định bằng phương pháp trắc quang. Hàm lượng tổng các hợp chất phenol và flavonoid là 149,12 ± 1,36 mg GA·g–1 và 91,39 ± 1,33 mg QE·g–1; hàm lượng polysacharide và triterpenoid là 5,12 ± 0,07% và 35,22 ± 0,81 mg oleanolic acid·g–1. Lần đầu tiên, tổng hàm lượng triterpenoid trong thân cây Sâm đá được công bố

    Tổng hợp vật liệu bằng phương pháp phản ứng nổ và tính chất của LaPO4:Eu kích thước nanomet

    Get PDF
    Eu (III) -doped LaPO4 nanophosphors were prepared via combustion synthesis using urea as fuel and metal nitrates as precursor. Structures, morphologies, and photoluminescent properties of the LaPO4:Eu were studied by X-ray diffraction, scanning electron microscopy, photoluminescent and excitation photoluminescent spectra. The average diameters for the phosphor particles are 5-20 nm. The effects of Eu(III) doping process and heating temperature on structure and optical properties of nanophosphors have been investigated. LaPO4:Eu phosphors show the intense peak at 594 nm corresponding to the 5D0-7F1 transition of Eu (III) in inversion symmetry sites

    MỐI LIÊN KẾT GIỮA HỘ TRỒNG CAM VÀ NGƯỜI THU MUA Ở NGHỆ AN

    No full text
    Nghiên cứu này phân tích mối liên kết giữa các hộ trồng cam và người thu mua trên địa bàn tỉnh Nghệ An dựa vào việc đánh giá các yếu tố cấu thành nên chất lượng liên kết. Năm yếu tố chất lượng được phân tích bao gồm: sự tin cậy, sự cam kết, sự thỏa mãn, sự cân bằng sức mạnh và khả năng giải quyết mâu thuẫn. Các kết quả nghiên cứu được dựa vào số liệu thu thập từ 65 hộ trồng cam và 32 người thu mua trên địa bàn hai xã Minh Hợp và Nghĩa Hồng – hai xã trồng cam chủ yếu của tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ liên kết giữa các hộ trồng cam và người thu mua trực tiếp còn rất yếu kém. Các đặc trưng chủ yếu của mối liên kết này là các hợp đồng trong ngắn hạn và vai trò tối quan trọng của giá cả. Phân tích sâu các yếu tố chất lượng cho thấy các tín hiệu tích cực của mối liên kết giữa hộ trồng cam và người thu mua trực tiếp. Tuy nhiên, các tín hiệu này kém bền vững nhất là trong các trường hợp rủi ro như mất mùa, rớt giá. Các yếu tố chất lượng liên kết có mối tương quan với nhau trong đó sự cân bằng sức mạnh là yếu tố nền tảng tác động lên các yếu tố còn lại. Ngoài ra, so sánh các nhóm hộ trồng cam cho thấy hộ trồng cam ở Nghệ An liên kết với người thu gom tốt hơn so với tiểu thương. Đồng thời, nữ giới cũng tạo được mối liên kết tốt hơn với người thu mua so với nam giới. Từ các kết quả trên, nghiên cứu cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện mối liên kết giữa hộ trồng cam và người thu mua

    ĐIỀU TRA CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM CAM Ở HUYỆN NGHĨA ĐÀN VÀ QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN

    No full text
    Tại tỉnh Nghệ An, cây cam là cây chủ lực của một số xã vùng đồi núi ở các huyện phía Tây Nghệ An như Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm cam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam. Cam được nông dân bán cho hai nhóm đối tượng chính thu gom (52,1%) và tiểu thương (42,4%) dưới hình thức cam tươi, không qua chế biến. Sử dụng các xe tải, những thu gom thu mua sản phẩm để bán cho những người bán buôn ở chợ đầu mối ở trong tỉnh (39,4%) và ngoài tỉnh (60,6%). Tư thương lại sử dụng xe máy nhập hàng cho những bán buôn (11,1%), bán lẻ (48,0%) ở chợ huyện, chợ xã trong tỉnh và còn trực tiếp bán cho người tiêu dùng(40,9%). Trong 15,5 ngàn đồng (giá thành bình quân trên 1 kilogram cam), các hộ chỉ chi 29,5% cho chi phí đầu tư còn đạt đến 70,5% lợi nhuận. Giá bán cam tại vườn bình quân đạt 15,5 ngàn đồng/kg. Giá cam được đẩy lên thêm 3,1 đến 3,3 nghìn đồng sau khi qua tay thu gom và 4.6 nghìn đồng sau khi qua tay tiểu thương. Tính trên giá cam bán ra, các đối tượng thu mua này đạt tỷ lệ lợi nhuận thấp hơn nhiều so với người trồng cam (12,0%-12,1% đối với thu gom và 12,9% đối với tiểu thương). Tuy nhiên, nếu xét trên tổng sản lượng sản phẩm lưu thông qua từng tác nhân thì thu gom lại đạt mức tổng lợi nhuận cao nhất, gấp từ 2 đến 6 lần lợi nhuận của cá hô trồng cam và lợi nhuận của tiểu thương chỉ bằn

    ĐIỀU TRA CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM CAM Ở HUYỆN NGHĨA ĐÀN VÀ QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN

    No full text
    Tại tỉnh Nghệ An, cây cam là cây chủ lực của một số xã vùng đồi núi ở các huyện phía Tây Nghệ An như Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm cam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam. Cam được nông dân bán cho hai nhóm đối tượng chính thu gom (52,1%) và tiểu thương (42,4%) dưới hình thức cam tươi, không qua chế biến. Sử dụng các xe tải, những thu gom thu mua sản phẩm để bán cho những người bán buôn ở chợ đầu mối ở trong tỉnh (39,4%) và ngoài tỉnh (60,6%). Tư thương lại sử dụng xe máy nhập hàng cho những bán buôn (11,1%), bán lẻ (48,0%) ở chợ huyện, chợ xã trong tỉnh và còn trực tiếp bán cho người tiêu dùng(40,9%). Trong 15,5 ngàn đồng (giá thành bình quân trên 1 kilogram cam), các hộ chỉ chi 29,5% cho chi phí đầu tư còn đạt đến 70,5% lợi nhuận. Giá bán cam tại vườn bình quân đạt 15,5 ngàn đồng/kg. Giá cam được đẩy lên thêm 3,1 đến 3,3 nghìn đồng sau khi qua tay thu gom và 4.6 nghìn đồng sau khi qua tay tiểu thương. Tính trên giá cam bán ra, các đối tượng thu mua này đạt tỷ lệ lợi nhuận thấp hơn nhiều so với người trồng cam (12,0%-12,1% đối với thu gom và 12,9% đối với tiểu thương). Tuy nhiên, nếu xét trên tổng sản lượng sản phẩm lưu thông qua từng tác nhân thì thu gom lại đạt mức tổng lợi nhuận cao nhất, gấp từ 2 đến 6 lần lợi nhuận của cá hô trồng cam và lợi nhuận của tiểu thương chỉ bằn
    corecore