123 research outputs found

    ĐIỀU HÒA BIỂU HIỆN KLOTHO BỞI TÍN HIỆU PI3K TRONG TẾ BÀO TUA

    Get PDF
    Tế bào tua là tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp nhất tới các tế bào lympho T trong quá trình đáp ứng miễn dịch. Klotho là một protein xuyên màng được tìm thấy chủ yếu trong thận. Klotho có vai trò ngăn cản quá trình lão hóa tế bào và làm tăng khả năng hấp thụ ion Ca2+ khi tế bào được hoạt hóa bởi kháng nguyên lipopolysaccharide (LPS). Nồng độ ion Ca2+ trong tế bào chất tăng lên kích hoạt tín hiệu phân tử PI3 kinase (PI3K)/Akt kéo theo ức chế sự phosphoryl hóa GSK3β, kết quả làm tăng sự phiên mã của các cytokine viêm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành xác định mức độ biểu hiện của gen klotho, nồng độ IL-10 trong môi trường dịch huyền phù và cơ chế phân tử liên quan trong tế bào tua bằng phương pháp RT-PCR, western blotting và ELISA. Vật liệu sử dụng là tế bào tủy xương chuột được nuôi cấy 8 ngày cùng hormone GM-CSF. Kết quả nhận được cho thấy, khi sử dụng chất LY294002 để ức chế tín hiệu PI3K/Akt hoặc nuôi cấy tế bào trong môi trường đói huyết thanh đều làm tăng quá trình phosphoryl hóa GSK3β dẫn đến mức độ biểu hiện mRNA của gen klotho tăng lên. Bên cạnh đó, LY294002 làm giảm sự giải phóng cytokine IL-10 từ 570 pg/ml xuống 306 pg/ml. Ảnh hưởng của LY294002 đến mức độ biểu hiện mRNA gen klotho và sự tiết IL-10 bị ngăn chặn bởi chất ức chế đặc hiệu SB16763 của GSK3β. Kết quả nghiên cứu cho thấy tín hiệu phân tử PI3K/Akt ức chế biểu hiện gen klotho và làm tăng khả năng tiết IL-10 thông qua điều hòa sự phosphoryl hóa phân tử GSK3β trong tế bào tua

    PHÂN TÍCH HỆ PHIÊN MÃ VÀ SÀNG LỌC MỘT SỐ GEN GIẢ ĐỊNH LIÊN QUAN TỚI TÍNH TRẠNG TĂNG TRƯỞNG Ở TÔM SÚ (PENAEUS MONODON)

    Get PDF
    Tôm sú (Penaeus monodon) là loài thủy sản nuôi trồng đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia. Trong những năm gần đây, xuất khẩu tôm sú có thể đạt gần một tỷ USD/năm. Tuy nhiên, các dữ liệu về hệ gen và hệ phiên mã của tôm sú còn hạn chế khiến cho việc nghiên cứu phục vụ cho việc chọn tạo giống với những tính trạng quan trọng như tăng trưởng nhanh, kháng bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Giải trình tự và phân tích hệ phiên mã tôm sú sẽ cung cấp các dữ liệu quan trọng cho công tác chọn giống tôm sú. Trong nghiên cứu này, từ gói dữ liệu giải trình tự thế hệ mới mô cơ và mô gan tụy tôm sú thu nhận từ vùng biển Bắc Trung Bộ Việt Nam, chúng tôi đã đánh giá, tiền xử l. và lắp ráp de novo hệ phiên mã, tinh sạch và thu được 17.406 unigene với kích thước trung bình là 403,06 bp, N50 là 402 bp. Toàn bộ các unigene trong hệ phiên mã tinh sạch được chú giải với 4 cơ sở dữ liệu khác nhau và đã sàng lọc được 51 unigene liên quan đến tính trạng tăng trưởng. Phân tích biểu hiện cho thấy 16.148 unigene có sự biểu hiện khác biệt giữa mô cơ và mô gan tụy. Những kết quả này sẽ là nguồn dữ liệu hữu ích về hệ phiên mã tôm sú và có thể được áp dụng cho nhiều nghiên cứu tiếp theo đặc biệt trong việc sàng lọc các chỉ thị phân tử liên kết với những tính trạng có . nghĩa kinh tế quan trọng ở tôm sú

    HIỆU QUẢ KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG VÀ NÂNG CAO NĂNG SUẤT CỦA VI KHUẨN BACILLUS CHO CÂY LẠC Ở THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Vi khuẩn kích thích sinh trưởng tác động đến cây trồng thông qua cơ chế đối kháng với tác nhân gây bệnh, sản sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật và kích thích tính kháng dịch hại của cây trồng. Trong nghiên cứu này, năng kích thích sinh trưởng của cây lạc ở điều kiện đồng ruộng thông qua một số chỉ tiêu như tỷ lệ mọc, chiều cao cây, chiều dài cành, số lá, số hoa, số nốt sần, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của Bacillus sp. S18F11 và Bacillus sp. S20D12 đã được đánh giá. Kết quả cho thấy Bacillus sp. S20D12 làm tăng tỷ lệ mọc, tăng chiều cao cây, tăng số lượng nốt sần và tăng năng suất thực thu (26,8%) so với đối chứng. Tuy nhiên, không có sự khác biệt thống kê về các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất lạc thu được ở các công thức thí nghiệm với số lần bón chế phẩm khác nhau. Vì vậy, chỉ cần xử lý vi khuẩn Bacillus trước lúc gieo hạt là đạt hiệu quả cao.Từ khoá: Bacillus, cây lạc, kích thích sinh trưởng, vi khuẩ

    NGHIÊN CỨU CỐ ĐỊNH TẾ BÀO NẤM MEN ỨNG DỤNG TRONG LÊN MEN CỒN TỪ RỈ ĐƯỜNG

    Get PDF
    Các điều kiện cố định tế bào nấm men phù hợp cho quá trình lên men cồn từ rỉ đường bằng phương pháp lên men liên tục đã được khảo sát, bao gồm nồng độ Na-alginate, nồng độ CaCl2, tốc độ dòng chảy tạo hạt, mật độ tế bào trong dung dịch gel. Ngoài ra đã đánh giá được việc tái sử dụng tế bào nấm men cố định trong lên men cồn trên môi trường rỉ đường qua 4 lần lên men. Kết quả cho thấy điều kiện cố định tế bào thích hợp là nồng độ chất mang Na-alginate 3 %, nồng  độ  dung  dịch  tạo  gel CaCl2    2 %, mật  độ  giống  thích  hợp  trong  dịch  chất mang  109  tế bào/ml gel, tốc độ dòng chảy tạo hạt tế bào cố định cho hệ thống tạo hạt 24 kim (đường kính hạt 0,5 cm) là  200 ml/phút. Ngoài ra kết quả đánh giá lên men cho thấy sau 4 lần lên men thì hạt tế bào cố định tái sử dụng vẫn có hoạt lực khá tốt, nồng độ cồn tạo ra chỉ giảm nhẹ (từ 11 %v /v xuống 10,5 % v/v) so với lần đầu sử dụng

    Các hợp chất đitecpenoit phân lập từ quả loài na biển (Annona glabra) (Phần 2)

    Get PDF
    Four ent-kaurane diterpenoids, annoglabasin E (1), annonaglabasin B (2), 19-nor-ent-kauran-4α-ol-17-oic acid (3), and paniculoside IV (4) were isolated from the methanol extract of the Annona glabra fruits by various chromatographic experiments. Their structures were characterized by 1D- and 2D-NMR spectra and ESI-MS, as well as in comparison with those reported in the literature. Among these compounds, 4 has been isolated from the genus Annona for the first time

    Tổng hợp hydrotalxit mang stearat và ứng dụng trong lớp phủ epoxy để bảo vệ chống ăn mòn cho thép cacbon

    Get PDF
    Hydrotalcite containing stearate (HT-SA) was prepared using the co-precipitation method. The HT-SA obtained was characterized by Fourier transform infrared spectroscopy (FT-IR), thermal gravimetric analysis (TGA). The results showed that the stearate is present in hydrotalcite (about 26.5 %). The inhibitive efficiency of HT-SA on carbon steel was characterized by electrochemical method and the protective properties of the epoxy coating containing HT-SA were evaluated by electrochemical impedance spectroscopy (EIS). The obtained results showed that the HT-SA is an anodic inhibitor. Its efficiency was about 74 % at a concentration of 3 g/l. The presence of HT-SA (3 %) improved the barrier properties and corrosion protection of the epoxy coating
    corecore