44 research outputs found

    VI NHÂN GIỐNG CÂY MÔN KIỂNG (CALADIUM BICOLOR)

    Get PDF
    Vi nhân giống cây môn kiểng (Caladium bicolor) nhằm xác định thiết lập quy trình vi nhân giống của giống cây này. Các thí nghiệm được tiến hành bao gồm (1) Khử trùng bề mặt mẫu cấy, (2) nhân chồi, tạo rễ và (3) thuần dưỡng cây con. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng, củ cây môn kiểng được khử trùng 2 lần bằng Clorox 20% trong 15 phút, sau đó khử trùng bằng HgCl2 0,050/00 trong 30 phút cho tỉ lệ đỉnh sinh trưởng sạch là 91,7%. Chồi cây môn kiểng nhân nhanh trong môi trường MS có bổ sung 0,5 - 2,0 mg/l BA hoặc chỉ bổ sung 0,1 mg/l NAA (4,3 - 6,0 chồi/mẫu cấy). Cây con ra nhiều rễ (13,7 rễ/chồi) khi bổ sung 0,5 mg/l NAA. Chồi có số lá cao (12 - 16 lá/mẫu cấy) khi bổ sung 0,5 - 1,0 mg/l BA hoặc chỉ bổ sung 0,1 mg/l NAA vào môi trường MS. Thuần dưỡng cây môn kiểng có thể sử dụng phân rơm hay phân rơm - tro trấu, phân rơm - xơ dừa hay phân rơm - tro trấu - xơ dừa với tỉ lệ bằng nhau trong điều kiện trùm nilon để duy trì ẩm độ tương đối cao đạt được tỉ lệ sống cao

    Thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn bột đến giống

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm xác định thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn bột đến giống. Tổng số 655 mẫu cá tra được thu tại 14 ao ương giống ở Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang và Đồng Tháp. Kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm vi nấm cao nhất ở cá giống (22,8%), kế đến là cá bột (20,5%) và thấp nhất ở cá hương (16,9%) . Vi nấm nhiễm trên da ở cá bột, cá hương và cá giống với tỉ lệ lần lượt là 40,3%, 35,1% và 23,4%. Tỉ lệ nhiễm vi nấm ở da cá tra cao hơn các cơ quan khác như mang, gan, thận và bóng hơi. Bốn giống nấm đã được định danh gồm Fusarium sp. (43,9%), Aspergillus sp. (40,1%), Achlya sp. (11,5%) và Mucor sp. (4,5%). Fusarium sp., Aspergillus sp. và Achlya sp. nhiễm trên các cơ quan. Mucor sp. chỉ phân lập được ở da và mang cá bột và không phát hiện ở cá hương và giống. Fusarium sp. được tìm thấy với tỉ lệ nhiễm cao ở bóng hơi, đặc biệt vào giai đoạn cá giống nhiễm bệnh trương bóng hơi

    Mô hình hóa quá trình thủy phân vỏ khoai lang tím nhật bằng enzyme sử dụng mô hình bề mặt đáp ứng

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, hai bước thủy phân bằng enzyme đối với vỏ khoai lang tím (là phế phẩm của quá trình sản xuất) được tối ưu hóa. Ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian và liều lượng enzyme cho mỗi tiến trình thủy phân (dịch hóa và đường hóa) đến hàm lượng chất khô hòa tan và hàm lượng đường khử đã được nghiên cứu. Thiết kế thí nghiệm theo mô hình Box-Behnken đã được áp dụng và có tổng cộng 18 nghiệm thức đã được tạo ra cho mỗi bước. Đối với giai đoạn dịch hóa, phân tích ANOVA cho thấy mô hình bậc hai thu được có ý nghĩa (

    Relatório de estágio em farmácia comunitária

    Get PDF
    Relatório de estágio realizado no âmbito do Mestrado Integrado em Ciências Farmacêuticas, apresentado à Faculdade de Farmácia da Universidade de Coimbr

    Sản xuất và đánh giá hiệu quả phân hữu cơ vi sinh từ bùn thải nhà máy sản xuất bia và nhà máy chế biến thủy sản trên năng suất cây rau

    Get PDF
    Mục tiêu nghiên cứu là nhằm tái sử dụng bùn thải từ quá trình xử lý nước thải của nhà máy bia (BB), nhà máy chế biến thủy sản (BTS) và bùn mía làm phân hữu cơ vi sinh (HCVS). Nghiên cứu đã thực hiện các thí nghiệm ủ phân từ các nguồn bùn thải bia và thủy sản với bùn mía  tỉ lệ 20:80, qui mô 0,5 m3 và hiệu quả phân HCVS bùn thải-bùn mía trên cải tùa xại, đậu bắp, dưa leo và bí đao trên các ruộng nông dân. Kết quả cho thấy phân HCVS sau ủ đạt chất lượng cao với 2,83-2,85%N; 5,6-6,63% P2O5, 2,1-2,11% K2O, và 35,21-40,98% C. Hàm lượng kim loại nặng, mật số Salmonella và Escherichia coli đều đạt dưới ngưỡng cho phép. Mật số Trichoderma sau ủ đạt tiêu chuẩn với 7,14x107-7,82x107CFU/g. Năng suất cây rau tăng có ý nghĩa thống kê ở tất các các thí nghiệm đồng ruộng khi bón 5 tấn/ha HCVS từ hai nguồn bùn thải-bùn mía + NPK khuyến cáo (KC) so với bón theo nông dân (ND) và KC. Trên cải tùa xại, năng suất tăng 2 lần so với ND và KC; trên đậu bắp năng suất tăng hơn 50,73% so với KC và hơn 40,91% so với ND; trên dưa leo năng suất đạt khoảng 17 tấn/ha, cao hơn 35% so với ND và 10% so với KC; trên bí đao năng suất tăng 25% so với KC và 18% so với ND. Do đó, phân HCVS có thể ủ từ nguồn BB và BTS và bã bùn mía ở tỉ lệ 20:80 để làm phân bón cải thiện năng suất rau trong canh tác cây trồng

    SỰ ĐÁP ỨNG CỦA CÂY BẮP RAU (ZEA MAYS L.) ĐỐI VỚI PHÂN LÂN TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI TRÊN MẪU ĐẤT CHUYÊN CANH RAU MÀU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Trên các vùng chuyên canh rau màu ở đồng bằng sông Cửu Long, phân lân được sử dụng cho cây trồng với liều lượng rất cao. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng hàm lượng  lân dễ tiêu trong đất, có thể dẫn đến sự đáp ứng thấp của cây trồng đối với phân lân. Do đó đề tài được thực hiện nhằm đánh giá sự đáp ứng của cây bắp rau với phân lân trên các vùng trồng rau lớn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trong điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên hai nhân tố có bón lân (90kg Pư2O5ư/ha) và không bón lân trên 40 loại đất có hàm lượng lân dễ tiêu (Bray 1) từ thấp đến cao ở Thốt Nốt ? Cần Thơ (13,10 - 120,30 mgP/kg), Chợ Mới ? An Giang (6,82 - 87,22 mgP/kg), Bình Tân - Vĩnh Long (5,68 - 76,91 mgP/kg), và Châu Thành - Trà Vinh (4,12 - 223,97 mgP/kg). Kết quả thí nghiệm cho thấy nhìn chung đa số đất thí nghiệm có hàm lượng lân dễ tiêu cao, nên việc bón lân không làm tăng chiều cao cây, đường kính thân, sinh khối và năng suất bắp rau, ngoại trừ trên đất ở một số điểm mặc dù có hàm lượng lân trung bình hoặc cao, nhưng có sự đáp ứng của cây trồng đối với phân lân. Do đó thí nghiệm cần được tiếp tục thực hiện để xác định hiệu quả của việc bón lân sau nhiều vụ canh tác, tìm hiểu khả năng cố định và đệm lân trên các đất thí nghiệm làm cơ sở cho việc khuyến cáo bón phân lân hợp lý trên đất trồng rau màu ở đồng bằng sông Cửu Long

    KHẢ NĂNG HẤP PHỤ LÂN TRÊN ĐẤT TRỒNG RAU MÀU CHỦ YẾU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Sự hấp phụ lân (P) trong đất có ảnh hưởng đến khả năng cung cấp P dễ tiêu cho cây trồng và khả năng rửa trôi lân ra môi trường. Do đó đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá khả năng hấp phụ P trong đất trên 24 mẫu đất trồng rau màu ở Thốt Nốt-Cần Thơ, Chợ Mới-An Giang, Bình Tân-Vĩnh Long và Châu Thành-Trà Vinh có hàm lượng lân dễ tiêu Bray 1 từ thấp đến cao. Khả năng hấp phụ P trong đất được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu: (i) Phần trăm hấp phụ P trong đất, (ii) hàm lượng P hấp phụ lớn nhất qm trong đất xác định theo phương trình Langmuir và (iii) khả năng hấp phụ lân trong đất dựa vào hệ số góc của đường thẳng tiếp tuyến với đường cong biểu diễn mối tương quan giữa lượng hấp phụ lân (Q) và nồng độ lân cân bằng trong dung dịch (C). Kết qua? nghiên cứu cho thấy sự cố định lân đạt rất cao (>95% so với lượng lân bón vào) trên đất có hàm lượng lân dễ tiêu thấp đến trung bình và thấp hơn trên đất có hàm lượng lân cao (15-95% so với lượng lân bón vào) tùy thuộc vào sa cấu đất. Hàm lượng lân cố định tối đa trên đất có sa cấu sét và sét pha thịt là 400-714mgP/kg; trên đất có sa cấu thịt pha sét là 227-555mgP/kg; trên đất cát pha thịt là 200-357mgP/kg. Trên đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao, sự hấp phụ lân thấp, nhất là trên đất có sa cấu cát do đó cần chú ý giảm hàm lượng lân sử dụng để tăng hiệu qua? phân lân và giảm tác hại môi trường

    Đặc tính bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy sản xuất bia và chế biến thủy sản

    Get PDF
    Việc để tồn đọng các chất thải từ nhà máy bia và chế biến thủy sản sẽ gây tác hại cho môi trường. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá đặc tính hóa học và dinh dưỡng của bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia và chế biến thủy sản để tái sử dụng làm phân hữu cơ. Các mẫu bùn thải bia được thu tại nhà máy bia ở tỉnh Sóc Trăng, Tiền Giang và Bạc Liêu; bùn thải thủy sản được thu ở tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, và Bạc Liêu để phân tích các chỉ tiêu hóa học và dinh dưỡng. Kết quả phân tích cho thấy, giá trị pH của bùn thải bia đạt ở mức gần trung tính (6,15-7,6), độ dẫn điện EC dao động từ 2,1 đến 4,56 mS/cm phù hợp cho ủ phân hữu cơ. Hàm lượng chất hữu cơ khá cao (21,53-42,81%C). Hàm lượng đạm tổng số và lân tổng số cao nhưng K tổng số thấp với các giá trị lần lượt là 1,81-4,65%N; 3,31-7,29%P2O5; 0,16-0,74%K2O. Độc tố Cd, Pb và mật số Salmonella trong bùn thải đều dưới ngưỡng cho phép theo qui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng mật số E.coli và Coliform vượt ngưỡng cho phép. Hàm lượng của các nguyên tố vi lượng (Mnts, Znts, Cuts) đều được đánh giá phù hợp cho ủ phân hữu cơ. Do đó, bùn thải bia và bùn thủy sản được thu tại một số nhà máy sản xuất bia và chế biến thủy sản trong nghiên cứu này phù hợp cho việc nghiên cứu tái sử dụng làm phân hữu cơ

    Hiện trạng nhiễm ký sinh trùng ở cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn ương giống

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hiện trạng nhiễm ký sinh trùng ở ba giai đoạn ương (cá bột, cá hương và cá giống) cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Tổng số 857 mẫu cá (302 mẫu cá bột, 218 mẫu cá hương và 337 mẫu cá giống) được thu từ 20 ao ương (9 ao thu vào mùa mưa và 11 ao thu vào mùa khô). Thành phần loài và tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng được xác định theo các giai đoạn ương cá khác nhau. Kết quả cho thấy 9 giống ký sinh trùng được phát hiện trên cá tra giống bao gồm Cryptobia, Trichodina, Balantidium, Apiosoma, Epistylis, Myxobolus, Henneguya, Dactylogyrus và Gyrodactylus. Ngoài ra, bào nang của một số giống ký sinh trùng cũng được xác định là Myxozoans, ấu trùng metacercariae, ấu trùng giun tròn và copepod. Nhiều giống ký sinh trùng có tỷ lệ nhiễm ở mùa khô (cá bột: 56,6% -73,3%, cá hương: 50% -100%, cá giống: 73% -85,7%) cao hơn so với mùa mưa (cá bột: 15% -57,3%, cá hương: 40% -100%, cá giống: 25% -90,3%). Đặc biệt, các giống Trichodina, Apiosoma, Epistylis, Myxobolus, Henneguya và bào nang Myxozoa ký sinh phổ biến trên da và mang cá ở cả mùa khô và mùa mưa. Hiện trạng về tỷ  lệ nhiễm và thành phần loài ký sinh trùng phát hiện trong nghiên cứu này phản ánh thời điểm cụ thể của giai đoạn ương cần áp dụng các biện pháp can thiệp nhằm giảm tác động của mầm bệnh ký sinh trùng
    corecore