16 research outputs found

    Nghiên cứu chế biến sản phẩm sữa gạo mầm đóng chai

    Get PDF
    Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ gạo mầm, nghiên cứu chế biến sữa gạo mầm đã được thực hiện. Để thực hiện được điều đó, quá trình dịch hóa được thực hiện bằng cách thay đổi nồng độ enzyme α_amylase từ 0,2 - 0,5%, nồng độ cơ chất gạo:nước từ 1:2, 1:3, 1:4 và 1:5 trong thời gian thủy phân từ 10÷60 phút. Kế tiếp, quá trình đường hóa đã khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ enzyme glucoamylase từ 0,15÷0,25% và thời gian từ 20÷180 phút đến hiệu quả đường hóa thông qua độ Brix, chỉ số DE, hàm lượng γ-oryzanol, GABA. Chế phẩm thủy phân được phối chế với sữa bột gầy với các tỉ lệ từ 5÷15%. Thời gian tiệt trùng sản phẩm cũng được khảo sát với các mức thay đổi từ 3÷10 phút tại 121oC thông qua giá trị tiệt trùng . Kết quả cho thấy, hiệu quả dịch hóa cao nhất ở nồng độ cơ chất gạo:nước 1:2, tỉ lệ enzyme α-amylase 0,4% với thời gian thủy phân 60 phút, độ Brix đạt 29,24%, DE=10,82%; hiệu quả đường hóa cao nhất ở tỉ lệ enzyme 0,25% tại thời gian 120 phút, độ Brix đạt 38,77%, DE=39,48%, hàm lượng γ-oryzanol, GABA không thay đổi theo thời gian đường hóa. Việc bổ sung sữa bột gầy 10%, dịch đường 8% cho chất lượng sản phẩm được ưa chuộng nhất. Tiệt trùng sản phẩm tại 121oC trong thời gian 4 phút cho giá trị =8,07 lớn hơn giá trị Fo, đồng thời vẫn duy trì được hàm lượng GABA và γ-oryzanol trong sản phẩm. Sản phẩm được bảo quản tốt trong 3 tháng ở nhiệt độ phòng

    ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ ĐỔI MỚI ĐẾN SỰ THU HÚT LAO ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC: NGHIÊN CỨU TẠI HÀ NỘI

    No full text
    Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển của doanh nghiệp, trong đó năng lực đổi mới của doanh nghiệp được đánh giá là có ảnh hưởng tới sự chú ý của người lao động. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mối quan hệ giữa văn hoá đổi mới của doanh nghiệp và sự thu hút nguồn nhân lực của họ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tuyến tính với mẫu nghiên cứu gồm 203 lao động trẻ tại Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy văn hoá đổi mới và kết quả đổi mới có ảnh hưởng tích cực tới sự thu hút người lao động của doanh nghiệp. Tuy nhiên mối quan hệ này không chịu ảnh hưởng bởi khả năng đổi mới của cá nhân. Bài nghiên cứu đã bổ sung bằng chứng về vai trò của văn hoá đổi mới đối với các doanh nghiệp trong việc thu hút người lao động

    Quỹ đạo đối phụ hợp của một lớp nhóm lie giải được 7-chiều

    Get PDF
    Phương pháp quỹ đạo hay còn gọi là lý thuyết Kirillov, được khởi xướng bởi Kirillov vào đầu những năm 60 của thế kỷ 20, đã trở thành một công cụ quan trọng trong lý thuyết biểu diễn nhóm Lie và đại số Lie. Chìa khóa của lý thuyết Kirillov chính là các quỹ đạo đối phụ hợp của nhóm Lie. Trong bài viết này, vấn đề mô tả các quỹ đạo đối phụ hợp của lớp nhóm Lie tương ứng với một lớp đại số Lie giải được 7-chiều vừa được phân loại gần đây được xem xét. Cụ thể, một phương pháp mô tả quỹ đạo đối phụ hợp của nhóm Lie mà hoàn toàn dựa vào cấu trúc của đại số Lie tương ứng sẽ được giới thiệu. Sau đó, bằng cách áp dụng phương pháp này, các quỹ đạo đối phụ hợp của lớp nhóm Lie đang xét được mô tả tường minh

    Ảnh hưởng của dịch trích methanol từ tám giống lúa (Oryza sativa L.) OM lên cỏ lồng vực nước (Echinochloa crus-galli L.) và cải xoong (Lepidium sativum)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định khả năng đối kháng thực vật của tám giống lúa (Oryza sativa L.) OM (2395, 3536, 4498, 5451, 5930, 6976, 7347 và N406) bằng cách sử dụng dịch trích methanol (MeOH) từ lá thân và rễ trong giai đoạn 60 ngày sau khi sạ của từng giống lúa lên cỏ lồng vực nước (Echinochloa crus-galli L.) và cải xoong (Lepidium sativum) ở các nồng độ khác nhau lần lượt là 0,01; 0,03; 0,1; 0,3; 0,5 và 1,0 g/mL. Chiều dài thân và rễ của cỏ lồng vực nước và cải xoong được ghi nhận sau 48 giờ ủ tối ở 250C. Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch trích từ thân, lá, rễ của giống lúa OM 5930 có khả năng ức chế sự sinh trưởng và phát triển của cỏ lồng vực nước và cải xoong cao hơn dịch trích của các giống lúa còn lại. Giống OM 5930 ở nồng độ dịch trích 0,3 g/mLức chế 100% chiều dài thân và rễ của cải xoong trong khi các giống lúa OM còn lại chỉ đạt tỉ lệ ức chế từ 76,14 đến 91,97%. Đối với cỏ lồng vực nước, giống OM 5930 gây ức chế trên 50% chiều dài thân (57,39%) và rễ (66,93%) ở nồng độ dịch trích là 0,3 g/mL; 98,77% và 99,39% chiều dài thân và rễ ở nồng độ 1,0 g/mL. Kết quả này cho thấy, giống lúa OM 5930 có thể được ưu tiên sử dụng trong quá trình nghiên cứu tính đối kháng cỏ dại hoặc trong chương trình lai tạo giống lúa kháng cỏ dại nhằm tiến tới một nền nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường
    corecore