7 research outputs found

    Khảo sát màng bao kháng nấm bảo quản quả cam

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm thực hiện màng bao polymer có tính thẩm thấu khí chọn lọc, có chứa chất kháng khuẩn an toàn để tăng thời gian bảo quản quả cam sau thu hoạch. Quả cam tươi sau khi làm sạch được nhúng vào nhũ tương tạo màng gồm dung dịch chitosan kết hợp dung dịch nano bạc ethanol PA trong một thời lượng nhất định. Kết quả cho thấy đối với hầu hết các mẫu được xử lý qua màng bảo quản thì còn tốt đến 30 ngày ở điều kiện phòng. Độ hao hụt khối lượng quả ổn định, hơn nữa cảm quan màu sắc và độ cứng của quả không thay đổi đáng kể; ngược lại các mẫu không xử lý màng bao mau hư hỏng. Với phương pháp này, quả cam được bảo quản tốt hơn bình thường, được vận chuyển đi nhiều nơi trong thời gian lâu hơn và không bị nhiễm nấm bệnh

    Các phương pháp tạo màng bảo quản trái cây họ cam quýt

    Get PDF
    Cam qu‎‎ýt (Citrus spp., Rutaceae) là họ cây ăn trái có vai trò rất quan trọng trong thành phần thực phẩm của con người. Sau khi thu hoạch, trái cây thường bị thay đổi sinh lý‎, mất khối lượng, dễ nhiễm bệnh làm hư hao cũng như làm giảm chất lượng của trái ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế. Các bệnh xảy ra với trái cam quý‎t chủ yếu là do các loại nấm bệnh trên cây gây ra như: Penicillium digitatum, Penicillium italicum, Colletotrichum, Lasiodiplodia, Phomopsis, Alternaria và Phytophthora. Do vậy để bảo quản trái, các loại màng polymer sinh học hoặc tổng hợp để bao phủ trái thường được sử dụng nhằm ngăn cản sự tấn công của mầm bệnh, ngoài ra để tăng cường khả năng chống nhiễm bệnh của trái, có thể bổ sung vào màng bao phủ trái các chất kháng nấm bệnh an toàn được cho phép là các hóa chất tổng hợp hoặc chiết xuất từ tự nhiên có thể ăn được. Bài viết này trình bày các công trình bảo quản trái bằng phương pháp tạo màng đã được nghiên cứu và ứng dụng cho đến nay để đảm bảo chất lượng quả cam sau thu hoạch

    Genetic Diversity of the Orange-spotted Grouper E. Coioides (Hamilton, 1822) Population in Quang Nam Sea Based on the DNA Analysis of Cytochrome Oxidase I DNA in Mitochondrial the Genetic Region

    Full text link
    Orange-spotted grouper (Ephinephelus coioides) is high economic marine fish species with potential for sustainable aquaculture development. E. coioides (n=60) are collected from two locations: seagrass beds at Thu Bon estuary, and Cu Lao Cham, Quang Nam. Combined with GenBank sequencings, genetic diversity, population differentiation, and haplotype network are investigated. The results show that the genetic diversity of E. coioides population in Quang Nam is low (8 haplotypes/60 individuals, haplotype diversity (Hd = 0.338±0.079), in which Cu Lao Cham population has higher genetic diversity. Fst value and haplotype network show no genetic isolation between E. coioides populations at Thu Bon River and Cu Lao Cham. Compared to the Asian populations, E. coioides in Quang Nam show close relation to fish populations in Southeast Asia (Malaysia, Indonesia and Philippines and part from China. Chinese, Taiwanese and Indian populations have formed the second group.The study provides information for the conservation and management of natural grouper populations, and is used as a basis for breeding programs, contributing to the development of sustainable grouper culture

    Ứng dụng công nghệ vi tảo loại bỏ đạm và lân trong nước thải ao nuôi tôm

    Get PDF
    Ngành nuôi tôm mang lại nhiều giá trị kinh tế cao nhưng cũng phát sinh nhiều chất thải và nước thải ra môi trường. Các phương pháp xử lý truyền thống có nhược điểm là tốn diện tích và chi phí năng lượng. Vì vậy, nghiên cứu về công nghệ xử lý nước phù hợp vừa tiết kiệm chi phí năng lượng vừa mang lại giá trị kinh tế là cần thiết. Nghiên cứu sử dụng tảo Chlorella vulgaris kết hợp với bể phản ứng quang sinh học màng (PMBR) để kiểm tra sự thích nghi trong môi trường nước mặn 13‰ và đánh giá khả năng xử lý nước thải nuôi tôm. Trong 40 ngày thí nghiệm, các chỉ số được phân tích như nitrat (N-NO3-), nitrit (N-NO2-), amoni (N-NH4+), phốt pho (P-PO43-); số lượng tế bào tảo (tế bào/mL) và sinh khối tảo (mg/mL) được kiểm soát trong toàn bộ mô hình. Kết quả ban đầu cho thấy tảo thuần chủng thích nghi tốt với độ mặn nước thải nuôi tôm, cao nhất ở mức hơn 11×106 tế bào/mL, tương đương sinh khối gần 600 mg/mL. Với chế độ chạy không tiêu tốn năng lượng cấp khí, hiệu suất khử N-NO2-, N-NO3-, N-NH4+, P-PO43- của mô hình với nước thải nuôi tôm lần lượt là 56, 76,15, 65 và 78,07%

    Tối ưu hóa tỷ lệ nguyên liệu, nhiệt độ nướng và ảnh hưởng của bao bì bảo quản đến tính chất bánh quy bổ sung lêkima

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm tối ưu hóa tỷ lệ nguyên liệu và nhiệt độ nướng bánh quy có bổ sung lêkima được thực hiện theo phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) để tạo ra sản phẩm đạt cấu trúc và màu sắc tốt nhất. Mô hình phức hợp trung tâm (CCD) đã được sử dụng để khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu (thịt quả lêkima 25 – 35%, trứng 14 – 18%, bột nở 1,0 – 1,2% tính theo khối lượng bột mì) và nhiệt độ nướng (140 – 160oC) đến chất lượng sản phẩm. Ảnh hưởng của 4 loại bao bì gồm polyamide (PA), polyethylene (PE), polypropylene (PP) và oriented polyproplene (OPP) đến mật độ vi sinh, độ cứng, độ ẩm, màu sắc và chất lượng cảm quan sản phẩm cũng được khảo sát sau 3, 5 và 7 tuần bảo quản. Kết quả cho thấy với tỷ lệ lêkima 27,2 – 29,0%, trứng 15,3 – 16,7%, bột nở 1,05 – 1,15% và nhiệt độ nướng là 148,7 – 150oC, sản phẩm có cấu trúc và chất lượng cảm quan về màu sắc tốt nhất. Bánh quy bổ sung lêkima đóng gói trong bao bì PA,..

    Ảnh hưởng của nhiệt độ nung lên khả năng hấp phụ lân của bột vỏ sò huyết

    Get PDF
    Một trong những phương pháp tiền xử lý vật liệu hấp phụ để làm tăng khả năng hấp phụ lân của vỏ sò là gia nhiệt. Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của 3 mức nhiệt độ 550, 750 và 950°C lên khả năng hấp phụ lân của bột vỏ sò huyết (kích cỡ hạt ≤2,0 mm). Quá trình hấp phụ lân được tiến hành trong 24 giờ ở nồng độ 20 mg PO43-/L. Kết quả cho thấy vỏ sò sau khi qua xử lý nhiệt thì có khả năng hấp phụ lân tốt hơn so với không nung, tuy nhiên mức gia nhiệt đòi hỏi phải đạt >750°C. Hiệu suất hấp phụ lân của nghiệm thức 950°C đạt 99,2%. Hay nói khác đi, lượng lân hấp phụ bởi 1 g vỏ sò là 0,07 mg P. Ngoài ra, nhiệt độ nung còn ảnh hưởng đến màu sắc, hình dạng và cấu trúc bề mặt của bột vỏ sò
    corecore