200 research outputs found

    CHẾ TẠO VÀNG NANO ĐIỀU CHỈNH TĂNG KÍCH THƯỚC HẠT BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾU XẠ GAMMA Co-60 VÀ KHẢO SÁT HIỆU ỨNG CHỐNG OXI HÓA

    Get PDF
    Tóm tắt: Dung dịch keo Au nano kích thước hạt trong khoảng 10-53 nm được chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ γCo-60 sử dụng chitosan tan trong nước (CTTN) làm chất ổn định và sử dụng hạt mầm Au nano nồng độ 1 mM. Bước sóng hấp thụ cực đại (λmax) đo bằng phổ UV-Vis và kích thước hạt xác định từ ảnh TEM. Kết quả cho thấy λmax tăng từ 523 nm (hạt mầm) lên 525; 537 và 549 nm và kích thước hạt Au nano tăng từ 10 nm (hạt mầm) lên 20; 38 và 53 nm tương ứng đối với tỉ lệ nồng độ Au3+/Au0 (hạt mầm) từ 2,5; 5 và 10. Hiệu ứng chống oxi hóa của Au nano kích thước 10; 20; 38 và 53 nm được khảo sát sử dụng gốc tự do 2,2'-azino-bis(3-ethylbenzothiazoline-6-sulphonic acid) (ABTS•+). Kết quả cho thấy hạt Au nano ~10 nm có hiệu ứng chống oxi hóa tốt hơn đối với hạt có kích thước lớn hơn. Au nano/CTTN chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ γCo-60 rất có triển vọng ứng dụng làm chất chống oxi hóa trong mỹ phẩm và các lĩnh vực khác

    GIẢM TÁC DỤNG RUNG LÊN TAY BẰNG SỬ DỤNG GĂNG TAY CHỐNG RUNG

    Get PDF
    Găng tay chống rung (AVG) là phương tiện bảo vệ cá nhân để giảm rung động cho tay của người  lao động. AVG được sử dụng chủ yếu cho công nhân vận hành thiết bị cầm  tay có mức rung  động cao  như: máy  khoan  đá  khí  nén, máy  tán  rive, máy  cưa,  ... Hiện  nay,  hầu  hết  các nghiên cứu về AVG được thực hiện bằng phương pháp thực nghiệm, và còn thiếu phương pháp tính toán phù hợp để đánh giá hiệu quả và xác định các thông số vật liệu của AVG. Báo cáo này  sẽ cung cấp một phương pháp  tính  toán các  thông  số vật  liệu cho AVG dựa trên một mô hình cơ - sinh học của bàn tay và găng tay, từ đó tối ưu các thông số của AVG bằng phương pháp quy hoạch dẫy các dạng bậc hai (SQP

    Hiệu chuẩn cảm biến áp lực đất trong phòng thí nghiệm

    Get PDF
    Cảm biến áp suất đất được sử dụng để ước lượng giá trị ứng suất đất tại điểm lắp đặt trong khối đất hoặc ở vị trí giao diện đất-kết cấu công trình. Việc hiệu chuẩn cảm biến áp suất đất nhằm xác định mối quan hệ giữa áp suất đặt vào và đáp ứng của cảm biến trong các điều kiện tải khác nhau. Điều này là rất cần thiết để thu được kết quả đo chính xác hơn. Nghiên cứu này triển khai hai hoạt động cơ bản, gồm: i)phát triển thiết bị hiệu chuẩn cảm biến áp suất trong hai môi trường khác nhau: chất lỏng và đất cát bão hòa nước; ii)khảo sát ảnh hưởng của độ dày lớp cát đến tín hiệu đầu ra của pin áp suất đất (earth pressure cell - EPC). Kết quả thu được của nghiên cứu cho thấy độ tin cậy cao của thiết bị hiệu chuẩn được phát triển và sự ảnh hưởng của độ dày lớp cát đến kết quả hiệu chuẩn. Độ dày lớp cát tối ưu đạt được bằng 6,5 lần đường kính của EPC

    NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ KHẢO SÁT HIỆU ỨNG KÍCH KHÁNG BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) CỦA OLIGOCHITOSAN VÀ OLIGOβ-GLUCAN

    Get PDF
    TÓM TẮT Oligoβ-glucan và oligochitosan được chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ dung dịch β-glucan và chitosan trong H2O2. Ảnh hưởng quá trình cắt mạch đến sự thay đổi khối lượng phân tử (KLPT) đã đựợc đo bằng sắc ký gel thấm qua (GPC). Kết quả thu được cho thấy KLPT của oligoβ-glucan và oligochitosan giảm khi tăng nồng độ H2O2 và liều xạ. Ðối với oligoβ-glucan, KLPT giảm từ 56.7 kDa xuống còn 7,1 kDa khi chiếu xạ dung dịch β-glucan 10%/H2O2 1% tại liều xạ 14 kGy. Đối với oligochitosan KLPT giảm từ  45,5 kDa xuống 5,0 kDa khi chiếu xạ dung dịch chitosan 4%/H2O2 0,5% tại liều xạ 21 kGy. Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được cho ăn thức ăn có bổ sung oligoβ-glucan và oligochitosan ở các nồng độ 50, 100 và 200 mg/kg trong vòng 45 ngày và sau đó được gây nhiễm bệnh với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri để khảo sát hiệu ứng kich kháng bệnh gan thận mủ. Kết quả cho thấy oligoβ-glucan và oligochitosan đều có hiệu ứng kích kháng bệnh tốt với  nồng độ thích hợp là khoảng 100 mg/kg

    Tài nguyên thực vật bậc cao theo điều kiện môi trường đất ở vùng đồi núi thấp, tỉnh An Giang

    Get PDF
    Để xác định các yếu tố đất ảnh hưởng đến sự đa dạng thực vật bậc cao theo các loại đất khác nhau, nghiên cứu này đã được thực hiện ở khu vực đất đỏ vàng macma, đất xói mòn và đất xám macma ở vùng đồi núi, thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Ba loại đất này có thành phần cát cao hơn thịt và sét, nghèo nitơ tổng và chất hữu cơ, hàm lượng kali, canxi và magie tương đối cao. pHKCl và EC cao nhất ở đất xám macma và thấp nhất ở đất đỏ vàng macma (

    Ứng dụng phần mềm primer đánh giá sự phân bố cá tự nhiên ở vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Hạ - Cà Mau

    Get PDF
    Nghiên cứu thành phần loài cá tự nhiên ở mô hình trồng keo lai, tràm trồng và tràm tự nhiên theo tầng phèn và độ tuổi cây rừng được thực hiện từ 09/2018 đến 03/2019 tại vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Ngư cụ lưới kéo, lưới giăng, lợp, lờ, lú, vớn, lưới ma trận được sử dụng để bắt cá. Vào mùa mưa, 21 loài cá thuộc 06 bộ, 12 họ được phát hiện, trong khi đó 25 loài cá thuộc 15 họ, 08 bộ được phát hiện vào mùa khô. Bộ cá Vược chiếm ưu thế nhất ở cả hai mùa với 11 loài. Sản lượng cá theo mẫu khảo sát dao động trong mùa mưa và mùa khô lần lượt là 2,28 g và 2,32 g; 2,13 g – 7.652,53 g và 1,52 g – 10.339,85 g. Nhóm cá trắng như cá rằm (Puntius brevis), cá đỏ mang (Puntius orphoides), cá lành canh xiêm (Parachela siamensis), cá ngựa sông (Hampala macrolepidota) phân bố ở vùng đất phèn sâu, trong khi cá rô (Anabas testudineus), cá bãi trầu (Trichopsis vittata), cá lia thia (Betta taeniata) phân bố ở vùng phèn nông. Đa dạng cá được chia thành 03 nhóm cá tương đồng theo vị khảo sát trong mùa mưa và 02 nhóm trong mùa khô. Qua kết quả nghiên cứu, loại mô hình, điều kiện phèn và yếu tố mùa có ảnh hưởng lớn đến đa dạng cá tự nhiên tại khu vực nghiên cứu

    Nghiên cứu lượng hấp thụ Co2 của rừng tràm (Melaleuca cajuputi Powell) ở các độ dày than bùn khác nhau tại vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau

    Get PDF
    Nghiên cứu được tiến hành nhằm ước lượng khả năng hấp thụ CO2 của rừng tràm (Melaleuca cajuputi Powell) tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Số liệu được thu thập qua 12 ô tiêu chuẩn theo các độ dày than bùn: T (cm) < 40, T (cm)  = 40 - 70, T (cm) = 70 - 100, T (cm) = 100 - 120 và giải tích 21 cây cá thể. Số liệu sau khi thu thập được phân tích để tìm phương trình thích hợp cho mối quan hệ giữa các nhân tố. Kết quả cho thấy phương trình mô tả tốt nhất cho mối quan hệ giữa sinh khối, carbon tích lũy với đường kính thân cây có dạng: Y = (a + b/X)2. Có sự khác nhau giữa lượng CO2 hấp thụ của quần thể rừng tràm ở các độ dày than bùn: T (cm) < 40 là 237,51 tấn/ha, T (cm) = 40 - 70 là 167,73 tấn/ha, T (cm) = 70 - 100 là 42,89 tấn/ha, T (cm) = 100 - 120 là 58,87 tấn/ha. Tổng giá trị hấp thụ CO2 của rừng tràm tại khu vực nghiên cứu là 364.140.005.825 đồng

    Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế và phân hóa học đến việc cải thiện nguồn dinh dưỡng hữu dụng trong đất, sinh trưởng, năng suất và chất lượng trái đậu cove lùn dạng bụi (Phaseolus vulgaris L.)

    Get PDF
    Nhằm xác định liều lượng phân trùn quế và phân hóa học đến sự thay đổi đặc tính hóa học-sinh học đất, năng suất và chất lượng trái đậu cove lùn Rado 11. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, hai nhân tố, 8 tổ hợp phân bón, ba lặp lại. Nhân tố A là hai mức độ phân hóa học (1) 100% NPK (144N-126P2O5-100K2O) và (2) 50% NPK (72N-63P2O5-50K2O). Nhân tố B là bốn mức độ bón phân trùn quế (0, 10, 20 và 30 tấn/ha). Kết quả cho thấy đạm hữu dụng, lân hữu dụng và tổng vi khuẩn trong đất gia tăng theo liều lượng phân hóa học và phân trùn quế. Bón 30 tấn/ha phân trùn quế giúp gia tăng pH đất, dinh dưỡng hữu dụng (N và P) và tổng vi khuẩn trong đất so với đối chứng (không bón phân trùn quế). Kết quả theo dõi ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế và phân hóa học đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng đậu cove đã ghi nhận được số cành, chiều cao cây, số trái, năng suất trái và độ brix đạt cao nhất ở mức bón 30 tấn phân trùn quế và 100% phân hóa học, thấp nhất ở mức bón 50% NPK và không bón phân trùn quế. Có mối tương quan thuận giữa liều lượng phân trùn quế và phân hóa học đến gia tăng pH đất, P hữu dụng,..

    Ảnh hưởng của mức độ phân bón và loại phân hữu cơ đến sự thay đổi một số đặc tính dinh dưỡng trong đất, sinh trưởng, năng suất và chất lượng cải kale rong biển và cải kale xoăn (Brassica oleracea var L.)

    Get PDF
    Mức độ phân bón và loại phân hữu cơ được xác định ảnh hưởng đến sự thay đổi một số đặc tính hóa học đất, sinh trưởng, năng suất và chất lượng của hai giống cải kale (kale rong biển và kale xoăn). Thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 2 nhân tố, 6 tổ hợp phân bón, ba lặp lại. Nhân tố A là hai mức độ phân NPK (1) 100% NPK (120N-48P2O5-176K2O) và (2) 50%NPK. Nhân tố B là loại phân hữu cơ (phân trùn quế và phân gà). Kết quả thí nghiệm cho thấy liều lượng phân bón NPK không ảnh hưởng sự thay đổi giá trị pH và chất hữu cơ, nhưng có ảnh hưởng đến N,P hữu dụng trong đất. Hàm lượng N,P hữu dụng ở mức bón 100% NPK cao hơn, khác biệt ý thống kê so với mức bón 50% NPK. Bón phân hữu cơ giúp cải thiện pH, dinh dưỡng N,P hữu dụng và chất hữu cơ trong đất đáng kể so với không bón phân hữu cơ. Sự sinh trưởng phát triển, năng suất cải kale đạt cao nhất khi bón 50-100% NPK kết hợp phân gà hoặc phân trùn quế. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy bón phân hữu cơ giúp giảm tích lũy nitrate không vượt quá giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới  WHO, tăng độ Brix

    Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá trong ruộng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Hiện nay, mô hình lúa-cá vẫn còn canh tác ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong bài báo này, chúng tôi phân tích số liệu điều tra từ 205 nông hộ canh tác lúa - cá ở tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ để đánh giá hiện trạng kỹ thuật và lợi nhuận của hợp phần cá trong mô hình lúa - cá cũng như tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận từ cá nuôi. Năng suất của tất cả các loài cá nuôi ở các tỉnh thành dao động từ 597 - 734 kg/ha/vụ. Lợi nhuận ròng từ cá dao động từ 3,49 - 9,98 triệu đồng/ha/vụ. Năng suất và lợi nhuận ròng từ cá tăng khi tăng mật độ thả cá. Năng suất và lợi nhuận ròng từ cá giảm với việc thả cá muộn, tăng diện tích nuôi và áp dụng 3 vụ lúa/năm. Lũ về muộn, mực nước lũ thấp, thiếu thức ăn tự nhiên, trộm cắp cá, tỷ lệ sống của cá thấp và thiếu hợp đồng mua bán cá thịt là những khó khăn trở ngại của mô hình nuôi cá trong ruộng lúa. Chủ động cung cấp nước từ đầu vụ, tăng mật độ thả cá, dưỡng lúa chét, tăng cường tập huấn nuôi cá, tổ chức nhóm nuôi và tìm đầu ra ổn định cho cá thịt là những  giải pháp để cải tiến mô hình nuôi cá trong ruộng lúa
    corecore