96 research outputs found

    PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC NGUYÊN TỐ VẾT TRONG CÂY ARTICHOKE TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HUỲNH QUANG TIA X PHẢN XẠ TOÀN PHẦN

    Get PDF
    Artichokes, which provide a lot of nutrients and minerals, are a specialty of Dalat. In our investigation, artichokes were collected at two artichoke farms in Ward 12 of Dalat from 2nd to 16th February 2020. Artichoke stems, leaves, flowers, and roots were studied with the Total Reflection X-ray Fluorescence (TXRF) technique. Twelve artichoke samples were collected, three samples for each part of the artichoke. TXRF technique is commonly used in qualitative and quantitative analyses of element compositions in solid, liquid, and gas samples. The main benefits of TXRF include simplicity, rapid measurement, simultaneous determination of the concentrations of many elements, small sample size, and no matrix effects. This study aimed to determine the concentrations of inorganic elements in locally grown artichokes. Concentrations of eleven trace elements, P, K, Ca, Mn, Fe, Cu, Zn, As, Cd, Hg, and Pb, are presented in the results. Most elements have concentrations similar to those found in previous studies, except for cadmium, which is notably higher.Artichoke là loại rau đặc biệt tại thành phố Đà Lạt, nó cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất. Trong nghiên cứu này, cây Artichoke được thu thập tại hai vùng Artichoke ở phường 12 thành phố Đà Lạt từ ngày 02 đến ngày 16 tháng 02 năm 2020. Những phần Artichoke được sử dụng trong nghiên cứu gồm: Hoa, lá, thân, và rễ. Mười hai mẫu artichoke đã được thu thập với ba mẫu cho từng bộ phận. Kỹ thuật huỳnh quang tia X (TXRF) đã được sử dụng trong nghiên cứu–đây là kỹ thuật thường sử dụng trong phân tích định tính và định lượng của các nguyên tố trong các loại mẫu: Rắn, lỏng, và khí. TXRF có nhiều ưu điểm như phân tích đơn giản, phân tích nhanh, phân tích đồng thời nhiều nguyên tố, mẫu mỏng, và không bị hiệu ứng matrix. Mục đích của nghiên cứu này là xác định nồng độ các nguyên tố trong các phần của cây Artichoke. Kết quả đã xác định được 11 nguyên tố vết, bao gồm: P, K, Ca, Mn, Fe, Cu, Zn, As, Cd, Hg, và Pb. So sánh với các nghiên cứu trước đây, hầu hết hàm lượng các nguyên tố này là tương đồng với số liệu trước, ngoại trừ nguyên tố Cadmium có hàm lượng cao hơn đáng kể

    HỌC HỎI KHÁM PHÁ VÀ KẾT QUẢ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN: NGHIÊN CỨU TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

    Get PDF
    This paper aims to examine the effects of exploratory learning and risk taking on individual employee performance. The research question was empirically tested in the higher education setting using 181 survey questionnaires from academics of a top public university in Vietnam. The findings confirm that exploratory learning has a positive impact on employee performance. In addition, risk taking, one of the organizational learning capability dimensions, has a moderating effect on this relationship. Specifically, the greater the risk taking, the stronger the relationship between exploratory learning and employee performance. This study discusses some implications for management in the university setting generally, and in Vietnam particularly, in enhancing their academics’ performance through exploratory learning, thereby helping them to keep up with global changes and improve their competitiveness.Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát ảnh hưởng của học hỏi khám phá và mức độ chấp nhận rủi ro đến kết quả làm việc của nhân viên. Câu hỏi nghiên cứu được kiểm định trong môi trường giáo dục đại học, sử dụng 181 bảng điều tra khảo sát của giảng viên tại một trường đại học công lập lớn và có uy tín ở Việt Nam. Kết quả cho thấy học hỏi khám phá có ảnh hưởng tích cực đến kết quả làm việc của nhân viên. Ngoài ra, mức độ chấp nhận rủi ro, một trong những thành phần chính của năng lực học hỏi tổ chức đóng vai trò điều tiết đối với mối quan hệ này. Cụ thể là, mức độ chấp nhận rủi ro càng cao thì ảnh hưởng của học hỏi khám phá đến kết quả làm việc của nhân viên càng lớn. Nghiên cứu đưa ra một số hàm ý cho các nhà quản lý giáo dục đại học nói chung và ở Việt Nam nói riêng trong việc nâng cao kết quả làm việc của giảng viên thông qua học hỏi khám phá, từ đó giúp các trường đại học theo kịp với những thay đổi trên toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình

    XÂY DỰNG PROBE ĐỂ KHAI THÁC VÀ CHỌN GEN MÃ HÓA XYLAN 1-4 BETA XYLOSIDASE TỪ DỮ LIỆU GIẢI TRÌNH TỰ DNA METAGENOME

    Get PDF
    Theo phân loại của CAZy, xylan 1-4 beta xylosidase thuộc họ glycoside hydrolase (GH) 1, 3, 31, 39, 43,51, 52, 54, 116, 120. Trong nghiên cứu này, probe được xây dựng dựa trên các trình tự axit amin của enzyme này từ mỗi họ GH đã được nghiên cứu trong thực nghiệm. Các trình tự thu thập để xây dựng probe đảm bảo cùng có nguồn gốc từ vi khuẩn, có các thông tin chi tiết về hoạt tính enzyme, nhiệt độ và pH hoạt động tối ưu. Kết quả các họ GH1, GH3 chỉ tìm được duy nhất 01 trình tự, GH52 tìm được 3 trình tự và GH43 tìm được 11 trình tự đáp ứng các tiêu chí thu thập. Với kết quả tìm kiếm này, chỉ có duy nhấthọ GH43 có đủ số lượng trình tự đáng tin cậy để xây dựng probe. Probe của họ GH43 có độ dài là 507 amino acid, trong đó chứa toàn bộ 7 amino acid hoàn toàn giống nhau ở các trình tự, 32 vị trí giống nhau ở đa số các trình tự và có 30 vị trí giống nhau ở một số trình tự, với độ bao phủ thấp nhất là 60% và độ tương đồng thấp nhất là 30%, điểm tối đa là 17. Sử dụng probe này đã khai thác được 25 trình tự mã hóa xylan 1-4 beta xylosidase từ dữ liệu giải trình tự DNA metagenome của vi sinh vật sống tự do trong ruột mối. So sánh với kết quả chú giải gen dựa trên dữ liệu KEGG của BGI chỉ có 20 trình tự trùng nhau. Kết quả ước đoán cấu trúc bậc ba của các trình tự cho thấy tất cả các trình tự có chỉ số điểm tối đa khi so sánh với probe bằng BLASTP cao trên 100 đều có cấu trúc giống với cấu trúc của xylosidase đã được nghiên cứu. Như vậy, probe này có thể sử dụng để khai thác gen beta - xylosidase từ dữ liệu metagenome khi sử dụng chỉ số điểm tối đa trên 10

    PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ VẾT LẮNG ĐỌNG TRONG KHÔNG KHÍ QUA RÊU BARBULA INDICA TẠI THÀNH PHỐ BẢO LỘC SỬ DỤNG KỸ THUẬT HUỲNH QUANG TIA X PHẢN XẠ TOÀN PHẦN

    Get PDF
    In this investigation, the Total Reflection X-ray Fluorescence (TXRF) technique detected 24 elements: Al, P, S, Cl, K, Sr, Sc, Ti, Mn, Fe, Co, Cu, Zn, As, Br, Ba, La, Eu, Tb, Dy, Ta, Pb, Th, and U in Barbula indica moss collected at Baoloc (Vietnam) from November 2019 to March 2020. Factor analysis was used to explain contamination sources at the sampling sites. This study showed that the passive moss biomonitoring and TXRF techniques are efficient and very suitable for detecting trace elements due to atmospheric deposition in developing countries, especially Vietnam and some Asian countries.Trong nghiên cứu này, kỹ thuật huỳnh quang tia X phản xạ toàn phần (TXRF) được ứng dụng đã xác định được 24 nguyên tố, bao gồm: Al, P, S, Cl, K, Sr, Sc, Ti, Mn, Fe, Co, Cu, Zn, As, Br, Ba, La, Eu, Tb, Dy, Ta, Pb, Th, và U trên rêu Barbula Indica tại thành phố Bảo Lộc (Việt Nam) từ tháng mười một năm 2019 đến tháng ba năm 2020. Kết quả cũng đã dự đoán những nguồn ô nhiễm mang lại. Ở nghiên cứu này cho thấy việc sử dụng mẫu rêu có sẵn, và kỹ thuật TXRF là hiệu quả, rất thuận lợi để xác định sự lắng động các nguyên tố vết trong không khí cho những quốc gia đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam và các nước Châu Á
    corecore