362 research outputs found

    KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KÍCH THƯỚC HẠT TINH THỂ ZEOLIT Y BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ TÁN XẠ LASER

    Get PDF
    Trong  nghiên  cứu  này,  ngoài  phương  pháp  truyền  thống  trong  nghiên  cứu  cấu  trúc  của zeolit, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước hạt tinh thể của zeolit HY bằng phương pháp tán xạ laser. Phổ tán xạ laser cho biết phân bố đường kính hạt của một mẫu vật liệu cũng như các kích thước này có phân bố tập trung hay là dàn trải, đồng thời đây là phương pháp đáng tin cậy và chính xác trong nghiên cứu kích thước hạt zeolit.  Nghiên cứu đã tổng hợp thành công các mẫu zeolit HY với tỉ lệ Si/Al cao cùng với các kích thước hạt  trung bình khác nhau  là 720, 547, 260 và 199 nm. Qua nghiên cứu cho  thấy,   zeolit HY tổng hợp từ nguồn nhôm Boemit tạo ra các hạt nhỏ hơn so với nguồn nhôm Al(OH)3. Ngoài ra, thời gian già hóa cũng có ảnh hưởng tích cực đến độ tinh thể và kích thước tinh thể của zeolit HY: thời gian già hóa càng dài (trong khoảng thời gian khảo sát từ 12 giờ  đến 24 giờ) thì kích thước tinh thể càng nhỏ

    Nan đề đạo đức: ý thức của động vật và sự sinh tồn của con người

    Get PDF
    Vào ngày 19/4/2024 vừa qua, Tuyên bố New York về Ý thức của Động vật đã được công bố tại một hội nghị "Khoa học Mới nổi về Ý thức của Động vật" được tổ chức tại Đại học New York. Tuyên bố New York là một nỗ lực để thể hiện sự đồng thuận của giới khoa học về sự tồn tại trải nghiệm ý thức ở tất cả các loài có xương sống (bao gồm tất cả các loài bò sát, lưỡng cư và cá) và nhiều loài không xương sống (bao gồm, ít nhất là, các loài mực ống, giáp xác mười chân và côn trùng). Về mặt khoa học, Tuyên bố New York là một bước tiến bộ lớn cho nhân loại, nhưng nó cũng sẽ khiến cho nhiều người có ý thức hơn về các thách thức đạo đức liên quan đến động vật có trải nghiệm ý thức. Bài viết này sẽ bàn về các cách tiếp cận triết học đối với vấn đề đạo đức của việc giết các sinh vật có tri giác để từ đó chỉ ra nan đề đạo đức đang hiện hữu trong xã hội loài người: Để duy trì sự tồn tại của con người, loài được xem là có đạo đức, thì chúng ta lại vi phạm đạo đức của chính chúng ta, là sát sinh các loài có giá trị nội tại, ý thức, hay tri giác khác. Nan đề đạo đức này đã tồn tại trong xã hội loài người từ rất lâu trước đây. Nhiều giải pháp đã được đề xuất và ứng dụng vào thực tế nhầm giải quyết nan đề này, như cách tiếp cận bất bạo lực và ăn chay của Phật giáo, việc áp dụng luật Hồi giáo và các nghi lễ thiêng liêng đối với động vật trong Hồi giáo, các phòng trào đòi quyền cho động vật và thực hiện tuyệt chủng tự nguyện ở các nước phương Tây, hay chế biến thịt sử dụng tế bào động vật. Tuy nhiên, dù cách nào đi nữa thì hiện nay chúng ta vẫn chưa thể hoàn toàn giải quyết được nan đề đạo đức, đó là các sinh vật có tri giác vẫn tiếp tục bị giết vì sự sinh tồn của con người. Chúng tôi cho rằng giải pháp khả thi nhất hiện nay đó là thay đổi văn hóa tiêu dùng thực phẩm ở hiện tại, xây dựng các giá trị văn hóa thặng dư sinh thái, và thúc đẩy các giải pháp hòa bình

    Không hy sinh rừng để phát triển kinh tế – xã hội: Việt Nam lựa chọn lối hài hòa, cân bằng sinh thái

    Get PDF
    Rừng là một phần cực kỳ quan trọng của hệ sinh thái Trái đất và con người. Rừng chiếm 75% tổng sản lượng sơ cấp của sinh quyển Trái đất và chứa 80% sinh khối thực vật của Trái đất. Sản lượng sơ cấp ròng rừng cung cấp ước tính là 21,9 gigaton (GT) sinh khối mỗi năm đối với rừng nhiệt đới..

    Từ luận đề văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến xây dựng văn hóa thặng dư sinh thái trong thời đại mới

    Get PDF
    Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24-11-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “Phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025, 2030, tầm nhìn 2045 mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra”. Xây dựng một hệ thống các giá trị văn hóa có tính toàn cầu đối với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, làm cho mọi quốc gia, mọi người hiểu và đánh giá đúng về vai trò của các giá trị văn hóa, đó là yếu tố quyết định thái độ và hành vi ứng xử của con người với môi trường và xã hội nhằm giữ vững một hệ sinh thái cân bằng và bền vững cho tương lai. Đó cũng là mục tiêu phát triển bền vững đất nước mà Đảng và Nhà nước ta hướng đến

    Không hy sinh rừng để phát triển kinh tế - xã hội: Việt Nam lựa chọn lối hài hòa, cân bằng sinh thái

    Get PDF
    Rừng là một phần cực kỳ quan trọng của hệ sinh thái Trái đất và con người. Rừng chiếm 75% tổng sản lượng sơ cấp của sinh quyển Trái đất và chứa 80% sinh khối thực vật của Trái đất. Sản lượng sơ cấp ròng rừng cung cấp ước tính là 21,9 gigaton (GT) sinh khối mỗi năm đối với rừng nhiệt đới, 8,1 GT đối với rừng ôn đới và 2,6 GT đối với rừng phương Bắc (1). Đất và rừng luôn có mối liên hệ nội tại. Trong hàng triệu năm, đất đã cung cấp nền tảng cần thiết cho toàn bộ hệ sinh thái rừng phát triển. Ở chiều ngược lại, rừng giúp đảm bảo sự màu mỡ của đất cho thực vật tiếp tục sinh trưởng và phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp

    Không hy sinh rừng để phát triển kinh tế - xã hội: Việt Nam lựa chọn lối hài hòa, cân bằng sinh thái

    Get PDF
    Đất và rừng luôn có mối liên hệ nội tại. Trong hàng triệu năm, đất đã cung cấp nền tảng cần thiết cho toàn bộ hệ sinh thái rừng phát triển. Ở chiều ngược lại, rừng giúp đảm bảo sự màu mỡ của đất cho thực vật tiếp tục sinh trưởng và phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp

    NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHẾ BIẾN NƯỚC MÍA THANH TRÙNG

    Get PDF
    Việc chế biến sản phẩm nước mía đóng hộp, đóng chai vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ làm phong phú thêm mặt hàng nước giải khát, góp phần đa dạng hóa sản phẩm từ cây mía cũng như tạo đầu ra ổn định để người nông dân chuyên tâm chăm sóc cây mía.  Nghiên cứu quy trình chế biến nước mía thanh trùng nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng tốt và có thể kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.  Qua thời gian nghiên cứu, cho thấy: Chần nguyên liệu mía trong nước chứa acid citric 0,1% ở nhiệt độ chần 950C trong thời gian 9 phút, sản phẩm sẽ có màu vàng xanh sáng, ổn định mùi vị tương đối tốt.   Nước mía được phối chế đạt 16 oBrix, pH khoảng 4,1 ? 4,2 với 3% nước dứa ép.  Thanh trùng thành phẩm chứa trong bao bì thủy tinh ở nhiệt độ 950C trong thời gian 2 phút (giá trị thanh trùng F đạt được là 4,66 phút) và thành phẩm chứa trong bao bì sắt tây ở nhiệt độ 950C trong thời gian 4 phút (giá trị thanh trùng F đạt được là 6,52 phút) tạo ra sản phẩm ít thay đổi mùi vị, an toàn thực phẩm và bảo quản được trong thời gian dài

    Effect of boron on fruit set of Cherry tomato(Lycopersicon esculentumvar. cerasiforme)

    Get PDF
    The aim of this study was to examine the effect of boron (B) microfertilizer on fruit set and yield of Cherry tomato (Lycopersicon esculentumvar. cerasiforme). The experiment was carried out at Binh Duong Campus, Ho Chi Minh City OpenUniversity, from October 2014 to May 2015. The experiment was carried out under randomized complete block design (RCBD) and five replicates. The treatments were comprised of four levels of foliar application of boric acid (1, 2, 3, 4 g/L) and control (water foliar application). Plants were sprayed 3 times at full bloom and other two were given at an interval of 7 days. The results showed that foliar application of boric acid at concentration of 3 g/L or 4 g/L gave the best result in increasing percentage of fruit set, total fruits per plant and plant yield. No significant differences were observed in flesh thickness and total soluble solids (TSS) between the treatments and the control

    Tương lai bất định của các cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

    Get PDF
    Trong một thế giới đang phải vật lộn với nhu cầu cấp thiết chống lại biến đổi khí hậu, các quốc gia đã đưa ra những cam kết quan trọng nhằm giảm khí thải và tác động đến môi trường. Những cam kết này rất cần thiết để đạt được các mục tiêu do Thỏa thuận Paris đặt ra, nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2°C. Mặc dù các cam kết được đưa ra, nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan khi tổng lượng phát thải liên tục đạt đỉnh mới từ 1990. Năm 2023 đã ghi nhận mức băng biển ở Nam Cực thấp nhất từ trước đến nay, trong khi đó Cơ Quan Năng lượng Quốc tế dự đoán rằng lượng khí thải CO2 sẽ lại tiếp tục đạt mức cao kỷ lục trong năm 2023 và vẫn chưa thể xác định được mức đỉnh rõ ràng. Cùng với đó là sự xuất hiện của hàng loạt các rủi ro và thách thức có thể khiến các quốc gia lùi bước, thậm chí thất bại, trong việc thực hiện các cam kết khí hậu. Bài viết này sẽ xem xét một số rủi ro và thách thức chính có khả năng làm cản trở các mục tiêu giảm phát thải như đã cam kết. Những thông tin này sẽ có giá trị cảnh báo các khó khăn mà các quốc gia đã, đang, và sẽ phải đối mặt để thực hiện các cam kết khí hậu của mình

    Một số vấn đề an ninh thông tin trọng yếu trong kỷ nguyên AI

    Get PDF
    Trong bối cảnh các hoạt động kinh tế và xã hội ngày càng được kết nối tốt hơn thông qua IoT, và sắp tới đây là tiềm năng tích hợp AI vào hầu như mọi mặt của đời sống ở cả thế giới thực và thế giới ảo, thì không chỉ cá nhân, mà cả doanh nghiệp và quốc gia cũng sẽ phải đối mặt với các thách thức chưa từng có tiền lệ đối với rủi ro về an ninh thông tin..
    corecore