514 research outputs found

    CHọN TạO GIốNG LúA CHấT LƯợNG CAO Và CáC YếU Tố ẢNH HƯởNG ĐếN PHẩM CHấT GạO

    Get PDF
    148 giống lúa cao sản được phân tích về phẩm chất xay chà, các đặc tính vật lý hạt và phẩm chất cơm nhằm xác định các giống lúa có phẩm chất cao cung cấp cho sản xuất và xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống lúa có phẩm chất cao là MTL325, MTL339, MTL352, MTL356, MTL364, MTL372, MTL378, MTL392.  Thu hoạch lúc 25 NSKT50% cho tỷ lệ gạo nguyên và tỷ lệ gạo bạc bụng tốt nhất.  Vụ Đông Xuân, tỷ lệ gạo trắng và tỷ lệ gạo nguyên cao hơn vụ Hè Thu, tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose của vụ Hè Thu thấp hơn vụ Đông Xuân.  Tỷ lệ gạo nguyên của vùng mặn cao hơn vùng phù sa và vùng phèn.  Sấy lúa ở nhiệt độ 40 oC và thời gian sấy từ 7-8 giờ sẽ cho tỷ lệ gạo trắng và gạo nguyên tốt  nhất

    Tổng hợp và biểu hiện gen caf1 mã hóa kháng nguyên F1 của vi khuẩn Yersinia pestis

    Get PDF
    Yersinia pestis is the etiologic agent of plague, one of the most deadly infectious diseases described in the history of humanity. It was responsible for millions of deaths all over the world. Yersinia pestis also can be used as a highly lethal biological potential weapon. For plague diagnosis in humans as well as to detect Y. pestis in the environment, fraction 1 capsular antigen (F1) of the bacteria was usually used as a good marker. The aim of this study is to produce Y. pestis F1 antigen to serve as a material for development of immunochromatographic test strips for rapid detection of Y. pestis. Because of the difficulty in Y. pestis culture for DNA extraction as well as F1 antigen production, we artificially synthesized the target caf1 coding for F1 antigen for expression in Escherichia coli. After the codon optimization step, caf1 was synthesized by “gapless” PCR using 22 overlaping oligonucleotides cover the complete sequence of this gene. The sequencing result showed that we successfully synthesized the target gene. In total 6 clones sequence, there are 2 clones sequence which were 100% identity with reference sequence. The target sequence was then introduced into pET-52b(+) vector and expressed in E. coli BL21 (DE3) in the form of (His)10 affinity tag fusion. As the result of SDS-PAGE, the recombinant protein Caf1 of 18 kDa was highly expressed in E. coli as inclusion body form and was purified by His-tag affinity chromatography. The recombinant Caf1 was then confirmed by Western blot with His-tag antibody.Vi khuẩn Yersinia pestis là tác nhân gây bệnh dịch hạch, một trong những loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất được biết cho đến nay đã gây ra hàng triệu ca tử vong trên thế giới và có thể được sử dụng như một vũ khí sinh học có tính hủy diệt cao. Để chẩn đoán bệnh dịch hạch ở người cũng như phát hiện Y. pestis trong môi trường, người ta thường dựa trên việc phát hiện kháng nguyên nang F1 của loại vi khuẩn này. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm tạo kháng nguyên F1 của Y. pestis để làm nguyên liệu cho que thử sắc ký miễn dịch phát hiện nhanh Y. pestis. Do việc nuôi cấy Y. pestis để thu nhận kháng nguyên F1 hoặc DNA của vi khuẩn này rất khó khăn nên chúng tôi đã tiến hành tổng hợp nhân tạo gen mục tiêu caf1, mã hóa kháng nguyên F1, nhằm biểu hiện trong tế bào Escherichia coli. Sau khi tối ưu hóa mã bộ ba mã hóa amino acid (codon) cho E. coli, gen caf1 đã được tổng hợp bằng phương pháp “gapless” PCR. Kết quả giải trình tự cho thấy phương pháp này cho phép tổng hợp được trình tự gen mục tiêu với độ chính xác là 2/6 dòng plasmid. Tiếp đó, trình tự gen này đã được đưa vào vector pET-52b(+) và biểu hiện trong tế bào E. coli BL21 (DE3) ở dạng dung hợp với đuôi ái lực (His)10. Các kết quả điện di protein SDS-PAGE, tinh sạch protein bằng sắc ký ái lực Ni và Western blot cho thấy kháng nguyên tái tổ hợp F1 đã được tạo ra thành công với hiệu suất lớn ở dạng thể vùi trong tế bào E. coli

    THỰC TRẠNG HỢP TÁC, LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA HỮU CƠ Ở XÃ THỦY PHÙ, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá thực trạng hợp tác, liên kết của nông hộ trong sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ tại xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát 60 hộ sản xuất lúa hữu cơ bằng bảng hỏi bán cấu trúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 80% lúa hữu cơ được tiêu thụ thông qua hợp đồng, tỉ lệ hộ thực hiện theo hợp đồng chiếm tỉ lệ 98%. Liên kết giữa nông hộ sản xuất lúa hữu cơ là liên kết miệng, chưa chặt chẽ; liên kết này thực hiện chủ yếu thông qua trao đổi thông tin về kỹ thuật sản xuất; việc trao đổi thông tin về đầu vào và đầu ra chưa được nông hộ quan tâm. Liên kết giữa hộ với doanh nghiệp được thực hiện qua qua hợp đồng và khá chặt chẽ. Ngoại trừ điều khoản về xử lý rủi ro, các điều khoản về giá cả, phương thức thanh toán, số lượng và chất lượng sản phẩm, và phương thức giao nhận được đánh giá khá chặt chẽ trong hợp đồng. Các dịch vụ đầu vào, đầu ra và giá cả sản phẩm trong liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ ở vùng nghiên cứu tốt hơn so với sản xuất lúa thường. Từ khóa: nông hộ trồng lúa, hợp tác, liên kết, hợp đồng, lúa hữu cơ 

    ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM BOKASHI TRẦU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ HỆ SỐ CHUYỂN ĐỔI THỨC ĂN CỦA CÁ CHẠCH BÙN (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842)

    Get PDF
    Tóm tắt: Thí nghiệm được tiến hành trong bể xi măng với 3 nghiệm thức (NT) được bổ sung các mức bokashi trầu khác nhau vào thức ăn của cá (NT1–10 mL/kg, NT2–15 mL/kg và NT3–20 mL/kg) và nghiệm thức đối chứng không bổ sung bokashi trầu (ĐC). Con giống có chiều dài trung bình 5,3 cm và trọng lượng trung bình 6,2 gam, được thả với mật độ 100 con/m3. Sau 4 tháng thí nghiệm nuôi cá Chạch bùn thu được một số kết quả sau: Các yếu tố môi trường (Nhiệt độ, pH, DO và NH3) trong thời gian thí nghiệm nằm trong ngưỡng cho phép đối với cá. Kết quả về tăng trưởng cho thấy chế phẩm bokashi trầu đã ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá (p < 0,05), ở NT3 cá tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là NT2, NT1 và cuối cùng là nghiệm thức ĐC. Tỷ lệ sống của cá Chạch bùn cao ở NT2 và NT3, lần lượt là 89,4 % và 89,6 %, tiếp đến là NT1 88,3 % và nghiệm thức ĐC cho tỷ lệ sống thấp nhất 82,5 % (p < 0,05). Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ở NT3 là 1,73 thấp hơn so với NT2 là 1,74, NT1 là 1,79 và nghiệm thức ĐC là cao nhất là 1,84                       (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung chế phẩm bokashi trầu 15–20 mL/kg thức ăn giúp cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn của cá Chạch bùn (p < 0,05).Từ khóa: bokashi trầu, cá Chạch bùn, tăng trưởng, tỷ lệ sốn

    Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng Blockchain trong chuyển giao dữ liệu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

    Get PDF
    Nghiên cứu khảo sát 120 nhân viên và quản lý thuộc 31 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam, sử dụng mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ - UTAUT để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ chuỗi (Blockchain) trong việc chuyển giao dữ liệu giữa các ngân hàng. Kết quả cho thấy, Sự hỗ trợ pháp lý điều tiết sự ảnh hưởng của nhân tố Niềm tin và sự yêu thích công nghệ đến Khả năng áp dụng Blockchain. Hơn nữa, những nhân tố, như: Nỗ lực mong đợi, Điều kiện thuận lợi và Hiệu quả mong đợi đều tác động tích cực đến Khả năng áp dụng Blockchain trong chuyển giao dữ liệu tại các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất một số giải pháp cho các NHTM Việt Nam nhằm nâng cao khả năng áp dụng thành công Blockchain trong tương lai gần. [This study surveyed 120 employees and managers of 31 commercial banks in Vietnam, using the model unified theory of acceptance and use of technology - UTAUT to identify factors affecting the application of chain technology (Blockchain) in data transfer between banks. The results show that legal support moderates the influence of Trust and love of technology on the Likelihood of Blockchain adoption. Furthermore, factors such as Expected effort, Favorable conditions, and Expected efficiency all positively impact the ability to apply Blockchain in data transfer at banks. The research results are the basis for proposing several solutions for Vietnamese commercial banks to improve the ability to successfully apply Blockchain soon.

    Xác định nguồn gen kháng rầy nâu ở một số giống lúa bằng chỉ thị phân tử

    Get PDF
    Brown plant hopper (Nilaparvata lugens Stal.) is the one of dangerous pests for rice that were reported in most of rice growing countries. Twenty seven BPH resistance genes have been detected in cultivated and wild rice. However, each resistance gene is able to resist with only strain or certain biotype. Besides, many studies indicated that the toxicity of BPH strains tend to change and loss the resistance of rice lines. The breeding of rice varieties that resist to many BPH biotypes is being the breeders towards. With helping of the development of molecular markers and genetic engineering, the breeders are hopping to identify the molecular markers that linked tightly with BPH resistance genes and develop the rice varieties can gather many resistance genes in a well genomic platform. In this study, we assessed the resistance of rice lines of Vietnam and imported rice lines. The resistance was ditermined by using assessement method in the galvanized box and molecular markers linkage with resistance genes (Bph1, bph2, Bph3, Bph9 and Bph17). The results showed that there was a high affinity between the two methods with 70.59% and 86.27% of lines that have the resistance (respectively). Among of 51 surveyed rice lines, 44 lines (86.27%) were determined to have at least one marker linkage with resistance genes. 19 lines (37.25%) harbored two or three markers linkage with resistance genes. These lines will be a good genetic resource for screening and breeding the resistant rice varieties.Rầy nâu Nilaparvata lugens, là một trong các loại sâu hại nguy hiểm đối với cây lúa đã được ghi nhận tại hầu hết các nước có trồng lúa. Cho đến nay đã xác định được 27 gen kháng rầy nâu ở các giống lúa trồng và lúa hoang dại. Tuy nhiên, mỗi gen kháng chỉ có khả năng kháng với những chủng hoặc biotype rầy nâu nhất định. Việc chọn tạo các giống lúa có khả năng kháng với nhiều biotype rầy nâu đang được các nhà chọn tạo giống hướng đến. Với sự phát triển của chỉ thị phân tử và các kỹ thuật di truyền, các nhà chọn giống đã có thể xác định được các chỉ thị liên kết chặt với các gen kháng rầy nâu, từ đó chọn tạo được giống lúa có thể quy tụ nhiều gen kháng trên một nền di truyền ưu việt nhờ sự trợ giúp của chỉ thị phân tử. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá khả năng kháng rầy nâu của một số dòng giống lúa của Việt Nam và nhập nội bằng phương pháp đánh giá nhân tạo của IRRI và bằng chỉ thị phân tử SSR và STS liên kết với gen kháng rầy nâu Bph1, bph2, Bph3, Bph9, Bph17. Kết quả đánh giá cho thấy có sự tương đồng cao giữa hai phương pháp, trong số 51 dòng/giống lúa khảo sát có 70,59% và 86,27% (đánh giá theo từng phương pháp) dòng có khả năng kháng, 37,25% số dòng mang từ hai đến ba chỉ thị liên kết với gen kháng. Đây là nguồn nguyên liệu tốt cho các nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng rầy

    NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MÀNG BAO SINH HỌC TỪ DỊCH CHIẾT VI KHUẨN Pseudomonas putida 199B ĐẾN KHÁNG NẤM Aspergilus flavus T1 TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN HẠT GIỐNG NGÔ

    Get PDF
    Chủng T1 phân lập từ các mẫu ngô nếp NK66 nhiễm nấm mốc tự nhiên được sử dụng để nghiên cứu khả năng kháng nấm của dịch chiết vi khuẩn Pseudomonas putida 199B. Đặc điểm hình thái của chủng T1 đã được quan sát đại thể (màu sắc, hình dáng, kích thước khuẩn lạc) trên môi trường PDA và vi thể (hình dáng bào tử) trên kính hiển vi kết hợp so sánh với loài Aspergilus flavus đối chứng. Kết quả phân tích trình tự gen mã hóa 28S rRNA của chủng T1 cho thấy sự tương đồng trình tự cao với các trình tự tương ứng của loài Aspergilus flavus trên ngân hàng gen. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết vi khuẩn P. putida lên sự phát triển của nấm A.  flavus gây bệnh trên hạt ngô sau thu hoạch và bảo quản ở điều kiện in vitro cho thấy, ở nồng độ P. putida 24% đã ức chế 74,50% sự phát triển đường kính tản nấm sau 10 ngày nuôi cấy, ức chế 79,63% sự hình thành sinh khối sợi nấm sau 7 ngày nuôi cấy. Ở điều kiện in vivo, sự nảy mầm của hạt giống ngô sau 30 ngày được tạo màng bao sinh học bằng dịch chiết vi khuẩn P. putida nồng độ 18% đạt 97,91%, tỉ lệ hạt nhiễm nấm mốc giảm còn 20% so với 72% ở mẫu đối chứng

    Xác định sự hiện diện của mầm bệnh ký sinh trùng và vi khuẩn trên ếch Thái Lan (Rana sp.) bị bệnh trương bụng

    Get PDF
    Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu mầm bệnh ký sinh trùng và vi khuẩn ký sinh trên ếch (Rana sp.) bị bệnh trương bụng. Kết quả kiểm tra 110 mẫu ếch thu tại Đồng Tháp từ tháng 4/2021 đến 02/2022 cho thấy ếch bệnh thường nhiễm 9 loài trùng lông gồm Balantidium coli, B. elongatum, B. entozoon, B. honghuensis, Cepedea longa, C. magna, Opalina natalensis, O. ranarum và Zelleriella binucleata. Kết quả định danh vi khuẩn đã xác định được 77 chủng thuộc 2 loài là Aeromonas hydrophila và Pseudomonas putida. Trong đó, loài vi khuẩn P. putida có tỷ lệ nhiễm cao nhất (74%). Kết quả mô học cho thấy mô gan có biểu hiện viêm, mất cấu trúc, vùng đảo tụy xung huyết, hoại tử và mất cấu trúc. Mô thận sưng tấy, viêm mô và xung huyết. Cấu trúc ống thận và nang Bowman’s bị biến đổi, vỡ và phình to. Mô ruột có lớp biểu mô bị phá vỡ, các tế bào bị mất cấu trúc và có sự hiện diện của trùng lông. Các nếp gấp ở niêm mạc ruột bị dính lại và nhiều nơi xung huyết. Mô phổi có hiện tượng..

    ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN TUYẾN TRÙNG HẠI KHOAI TÂY (Solanum tuberosum) TẠI ĐÀ LẠT

    Get PDF
    Plant-parasitic nematodes on potato were identified by morphology of juveniles and adults. Extraction of vermiform nematodes in soil and roots was made by modified Baermann technique and root gall index was dertermined following Bridge and Page (1980) chart. Results show that there were six genus, five families and one order of parasitic-plant nematodes in soil. The ratio of Helicotylenchus was the highest (93.33%), followed by Meloidogyne (83.33%), Pratylenchus (50%), Criconemella (33.33%), Ditylenchus (30%), and Globodera at only 20%. Density of plant parasitic nematodes ranged from 500 individuals to 3,000 individuals per 50 cm3 of soil, 200 to 2,204 individuals per 5 grams of roots. Root gall index ranged from 1,754 to 5,262.Điều tra xác định thành phần tuyến trùng ký sinh thực vật bằng mô tả hình thái tuyến trùng tuổi hai và tuyến trùng trưởng thành. Xác định mật số tuyến trùng trong đất và trong rễ khoai tây bằng phương pháp Baermann cải biên, mức độ gây hại của tuyến trùng bằng phương pháp của Bridge và Page (1980). Qua quá trình điều tra đã xác định được sáu giống thuộc năm họ và một bộ tuyến trùng thực vật ký sinh gây hại trên khoai tây. Trong đó giống Helicotylenchus có tần suất xuất hiện cao nhất với 93.33%, Meloidogyne có tần suất xuất hiện 83.33%, Pratylenchus có tần suất xuất hiện 50%, và Criconemella có tần suất xuất hiện 33.33%, Ditylenchus có tần suất xuất hiện 30%, Globodera có tần suất xuất hiện 20% trong tổng số 30 vườn được điều tra. Mật số tuyến trùng ký sinh gây hại trong đất phổ biến ở khoảng từ 500 cá thể đến 3,000 cá thể trong 50cm3 đất, trong rễ từ 200 đến 2,204 cá thể và mức độ gây hại là 1,754 đến mức 5,262

    ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VI KHUẨN LAM TIỀM NĂNG SINH HOẠT CHẤT KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM TỪ ĐẤT RUỘNG LÚA HUYỆN PHÚ VANG THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Với mục đích tìm kiếm các loài vi khuẩn lam có tiềm năng sản sinh các hợp chất hoạt tính sinh học, chúng tôi trình bày kết quả phân lập, xác định thành phần loài vi khuẩn lam (VKL) từ đất ruộng lúa huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế và thăm dò khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của chúng. Đã thu thập được 22 loài vi khuẩn lam thuộc 2 bộ (Nostocales và Oscillatoriales), 3 họ (Nostocaceae, Rivulariaceae và Oscillatoriaceae) và 6 chi (Anabaena, Cylindrospermum, Nostoc, Calothrix, Oscillatoria và Phormidium). 20 chủng VKL được phân lập và duy trì ổn định trong môi trường nhân tạo.  12 chủng được làm sạch khuẩn và xác định hoạt tính kháng vi sinh vật của dịch chiết của chúng đối với Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Escherichia coli và Candida albicans, trong số đó 9 chủng kháng Bacillus subtilis, 9 chủng kháng Staphylococcus aureus, 5 chủng kháng Escherichia coli, 5 chủng kháng nấm Candida albicans. Chủng có hoạt tính cao nhất và cũng là chủng kháng được cả 3 loại VSV kiểm định là chủng HN42 của loài Nostoc muscorum với đường kính vòng kháng từ 4,5 đến 9,0 mm.Từ khóa: vi khuẩn lam, đa dạng, kháng khuẩn, kháng nấm, dịch chiế
    corecore