476 research outputs found

    PHÂN LẬP CHỦNG VI KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY POLY( L-LACTIC AXIT)

    Get PDF
    Ngày nay, các sản phẩm nhựa truyền thống ngày càng được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, do đặc tính khó phân hủy, các sản phẩm nhựa có nguồn gốc hóa dầu này đã gây nên hiện tượng ô nhiễm rác thải đáng báo động. Việc sử dụng các vật liệu sinh học (biopolymer) có tính năng tự phân hủy như hydroxybutyrate  (PHB), poly  (lactic acid)  (PLA), poly  (ε-caprolactone)  (PCL)... để  thay  thế  các  sản  phẩm  nhựa  truyền  thống  đã  và  đang  thu  hút  sự  quan  tâm  của  nhiều  nhà nghiên cứu. Mặc dù là vật liệu có khả năng tự phân hủy sinh học, tuy nhiên có ít nghiên cứu về khả năng tự phân hủy sinh học của PLA, đặc biệt là sự phân hủy nhờ các vi sinh vật. Từ các mẫu đất và nước thải thu được tại các địa điểm ô nhiễm rác thải ở Việt Nam, 12 chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy PLA đã được phân lập bằng phương pháp làm giàu môi trường. Trong số các chủng phân  lập,  chủng T2 được chọn cho nghiên cứu  tiếp  theo nhờ khả năng  sinh  trưởng  tốt trong môi trường tuyển chọn có bổ sung PLA là nguồn cac bon duy nhất. Sau 20 ngày nuôi cấy ở nhiệt độ 37 oC, chủng T2 có khả năng phân hủy hơn 79,9 % lượng PLA được bổ sung vào môi trường. Chủng T2 cũng phân hủy hơn 39,9 % PCL và 71 % PHB ban đầu sau 20 ngày nuôi cấy ở 37 oC. Kết quả phân  tích  trình  tự 16S  rDNA cho  thấy chủng T2  tương đồng 99,9 % với trình tự gen 16S rDNA của Klebsiella variicola_AJ783916

    Thực trạng lao động nông thôn, ảnh hưởng của đào tạo nghề, việc làm và thu nhập của lao động tỉnh Vĩnh Long

    Get PDF
    Nghiên cứu “Thực trạng lao động nông thôn, ảnh hưởng của đào tạo nghề, việc làm và thu nhập của lao động tỉnh Vĩnh Long” nhằm tìm hiểu: (1) Thực trạng lao động, đào tạo nghề, việc làm và thu nhập, (2) Ảnh hưởng của đào tạo nghề, (3) Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm, (4) Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tạo việc làm và nâng cao thu nhập. Nghiên cứu được thực hiện thông qua thảo luận nhóm và phỏng vấn 180 hộ. Phân tích số liệu bằng thống kê mô tả, phân tích bảng chéo, hồi quy tương quan và ma trận SWOT. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Vĩnh Long có lao động nông thôn dồi dào, trình độ học vấn có hạn; nhận thức của lao động học nghề tốt, có nhu cầu học nghề. Tuy nhiên, khả năng gắn kết giữa cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp và người học còn hạn chế; (2) Các nhân tố như số lần học nghề, thời gian học, đa dạng nghề và liên kết sau đào tạo ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ, (3) Đào tạo nghề còn gặp khó khăn như trang thiết bị không đủ, lao động không có thời gian học,

    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH CANH TÁC 2 LÚA + ĐẬU NÀNH TRÊN NỀN ĐẤT 3 VỤ LÚA TẠI TAM BÌNH, VĨNH LONG (2004-2007)

    Get PDF
    Mô hình 2 lúa + 1đậu nành (2L+1ĐN) được thực hiện ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long từ năm 2004-2007 nhằm so sánh hiệu quả của chúng so với mô hình 3 lúa hiện có. Sáu hộ nông dân được chọn, trong đó, 3 hộ thực hiện mô hình 2L+1ĐN và 3 hộ trồng 3 vụ lúa/năm (3L). Các chỉ tiêu về năng suất, chi phí sản xuất, thu nhập, lợi nhuận, hiệu quả đồng vốn và một số đặc tính quan trọng của đất được ghi nhận và phân tích. Kết quả, năng suất lúa ĐX tăng, nhưng không có ý nghĩa so với 3L. Năng suất lúa HT ở mô hình 2L+1ĐN cao hơn đối chứng 3L, do đóng góp dinh dưỡng sau khi trồng đậu nành XH. Chi phí sản suất ở 2L+1ĐN giảm làm cho lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao hơn so với 3L. Luân canh lúa-đậu nành sau 3 năm đã tăng hàm lượng NH4+ và P2O5. Tóm lại, mô hình luân canh 2L+1ĐN cần được khuyến cáo và áp dụng ở huyện Tam Bình nhằm tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

    Khám phá các phân tử thuốc từ cơ sở dữ liệu Drugbank như là hợp chất ức chế Kinesin Eg5 ở người bằng docking phân tử

    Get PDF
    Kinesin Eg5 đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình nguyên phân và là một mục tiêu thú vị để thiết kế các loại chất ức chế. Trong nghiên cứu này, sự kết hợp giữa mô hình nghiên cứu 2D-QSAR và docking  phân tử đã được thực hiện trên các loại thuốc từ cơ sở dữ liệu của Drugbank như là các chất ức chế Eg5. Sáu loại thuốc bao gồm Mimosine, Flubendazole, Perampanel, Asenapine, Cloxacillin và Zaleplon được dự đoán là rất tiềm năng cho định hướng ức chế Eg5 với năng lượng liên kết thấp hơn -19 kJ/mol. Kết quả docking cho thấy bốn tương tác hydro với các amino acid Glu116, Gly117, Glu118 và Arg22 tại khoang gắn kết của Eg5. Do đó, kết quả của nghiên cứu này là những thông tin có giá trị cho việc thiết kế và dự đoán các chất ức chế Eg5 tiềm năng mới trong tương lai

    Tổng hợp và biểu hiện gen caf1 mã hóa kháng nguyên F1 của vi khuẩn Yersinia pestis

    Get PDF
    Yersinia pestis is the etiologic agent of plague, one of the most deadly infectious diseases described in the history of humanity. It was responsible for millions of deaths all over the world. Yersinia pestis also can be used as a highly lethal biological potential weapon. For plague diagnosis in humans as well as to detect Y. pestis in the environment, fraction 1 capsular antigen (F1) of the bacteria was usually used as a good marker. The aim of this study is to produce Y. pestis F1 antigen to serve as a material for development of immunochromatographic test strips for rapid detection of Y. pestis. Because of the difficulty in Y. pestis culture for DNA extraction as well as F1 antigen production, we artificially synthesized the target caf1 coding for F1 antigen for expression in Escherichia coli. After the codon optimization step, caf1 was synthesized by “gapless” PCR using 22 overlaping oligonucleotides cover the complete sequence of this gene. The sequencing result showed that we successfully synthesized the target gene. In total 6 clones sequence, there are 2 clones sequence which were 100% identity with reference sequence. The target sequence was then introduced into pET-52b(+) vector and expressed in E. coli BL21 (DE3) in the form of (His)10 affinity tag fusion. As the result of SDS-PAGE, the recombinant protein Caf1 of 18 kDa was highly expressed in E. coli as inclusion body form and was purified by His-tag affinity chromatography. The recombinant Caf1 was then confirmed by Western blot with His-tag antibody.Vi khuẩn Yersinia pestis là tác nhân gây bệnh dịch hạch, một trong những loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất được biết cho đến nay đã gây ra hàng triệu ca tử vong trên thế giới và có thể được sử dụng như một vũ khí sinh học có tính hủy diệt cao. Để chẩn đoán bệnh dịch hạch ở người cũng như phát hiện Y. pestis trong môi trường, người ta thường dựa trên việc phát hiện kháng nguyên nang F1 của loại vi khuẩn này. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm tạo kháng nguyên F1 của Y. pestis để làm nguyên liệu cho que thử sắc ký miễn dịch phát hiện nhanh Y. pestis. Do việc nuôi cấy Y. pestis để thu nhận kháng nguyên F1 hoặc DNA của vi khuẩn này rất khó khăn nên chúng tôi đã tiến hành tổng hợp nhân tạo gen mục tiêu caf1, mã hóa kháng nguyên F1, nhằm biểu hiện trong tế bào Escherichia coli. Sau khi tối ưu hóa mã bộ ba mã hóa amino acid (codon) cho E. coli, gen caf1 đã được tổng hợp bằng phương pháp “gapless” PCR. Kết quả giải trình tự cho thấy phương pháp này cho phép tổng hợp được trình tự gen mục tiêu với độ chính xác là 2/6 dòng plasmid. Tiếp đó, trình tự gen này đã được đưa vào vector pET-52b(+) và biểu hiện trong tế bào E. coli BL21 (DE3) ở dạng dung hợp với đuôi ái lực (His)10. Các kết quả điện di protein SDS-PAGE, tinh sạch protein bằng sắc ký ái lực Ni và Western blot cho thấy kháng nguyên tái tổ hợp F1 đã được tạo ra thành công với hiệu suất lớn ở dạng thể vùi trong tế bào E. coli

    Nghiên cứu tác động của β-glucan cắt mạch bằng phương pháp bức xạ lên các chỉ số tăng trọng và sinh hóa máu ở chuột nhắt

    Get PDF
    The suspension solution containing 10% water-insoluble β-glucan extracted from yeast cell wall was irradiated by gamma rays from a Co-60 source for degradation. The water-soluble β-glucan products with molecular weight (Mw) of about 30.5, 24.9 and 10.8 kDa were successfully prepared from the samples irradiated at the doses of 100, 200 and 300 kGy, respectively. The obtained water-soluble β-glucan products were tested in mice for examination of their effect on the weight gain, feed conversation rate and blood chemistry indexes. The results after 4 weeks testing indicated that the oral supplementation of all water-soluble β-glucan samples prepared by gamma rays Co-60 irradiation method promoted the increase of body weight as well as the efficiency in converting the feed mass into the weight gain in the tested mice. In addition, β-glucan samples also reduded some contents of blood biochemistry indexes such as of glucose, urea, total protein, triglyceride and cholesterol in tested mice. The supplementation by 2 mg per mouse water-soluble β-glucan product with Mw ~ 24.9 kDa prepared by gamma irradiation at 200 kGy enhanced 16.1% the body weight and decresed 13.3% the feed conversation rate for the tested mice. The results on the blood biochemistry indexes also indicated that this β-glucan product reduced the contents of glucose, urea, total protein, triglyceride, and cholesterol in blood of tested mice by 27.1, 67.3, 56.0, 57.4 and 51.5%, respectively, compared to those in blood of the control ones. Thus, the low Mw and water-soluble β-glucan prepared by irradiation method can be applied as a potential material for production of the functional foods.Dung dịch huyền phù gồm 10% β-glucan không tan trong nước tách chiết từ thành tế bào nấm men được chiếu xạ bởi tia gamma từ nguồn Co-60 để cắt mạch. Chế phẩm β-glucan tan nước có khối lượng phân tử (KLPT) là 30,5; 24,9 và 10,8 kDa được chế tạo thành công từ các mẫu chiếu xạ ở các liều xạ tương ứng là 100, 200 và 300 kGy. Các chế phẩm β-glucan tan nước nói trên được thử nghiệm trên chuột nhắt để kiểm tra hiệu ứng của chúng đối với sự tăng trọng, hệ số tiêu tốn thức ăn và các chỉ tiêu sinh hóa trong máu. Kết quả sau 4 tuần thử nghiệm đã cho thấy tất cả các chế phẩm β-glucan tan nước chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ tia gamma Co-60 đã có tác dụng thúc đẩy sự gia tăng thể trọng cũng như hiệu quả chuyển hóa thức ăn ở chuột khi cho uống bổ sung. Thêm vào đó, β-glucan chiếu xạ còn có tác dụng làm giảm hàm lượng của một số chỉ số sinh hóa máu ở chuột thử nghiệm như glucose, urea, protein toàn phần, triglyceride và cholesterol. Khi cho uống bổ sung 2 mg/con chế phẩm β-glucan tan nước có KLPT ~ 24,9 kDa chế tạo ở liều xạ 200 kGy đã có tác dụng làm gia tăng 16,1% thể trọng và giảm 13,3% hệ số tiêu tốn thức ăn ở chuột thí nghiệm. Kết quả xét nghiệm các chỉ số sinh hóa cũng cho thấy khi cho chuột uống bổ sung chế phẩm β-glucan nói trên cũng đã có tác dụng làm giảm hàm lượng đường, urea, protein toàn phần, triglyceride và cholesterol trong máu chuột lần lượt là 27,1; 67,3; 56,0; 57,4 và 51,5% so với hàm lượng tương ứng trong máu của chuột đối chứng. Như vậy β-glucan tan nước có KLPT thấp chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ là một loại nguyên liệu rất triển vọng ứng dụng trong sản xuất thực phẩm chức năng

    Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VEN BIỂN TẠI KHU VỰC KHAI THÁC SA KHOÁNG TITAN Ở THIỆN ÁI, HUYỆN BẮC BÌNH, TỈNH BÌNH THUẬN

    Get PDF
    Bài báo làm sáng tỏ vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực khai thác sa khoáng Titan (Ti) ở Thiện Ái, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Đã có sự ô nhiễm dầu khoáng, hoạt độ phóng xạ (a, b), hữu cơ, vi khuẩn và nhiễm mặn vào môi trường tại và xung quanh khu vực khai khoáng. Ngoại trừ hữu cơ và vi khuẩn, các thành phần ô nhiễm khác bắt nguồn từ hoạt động khai thác sa khoáng. Sự xuất hiện các thành phần ô nhiễm đang đe doạ môi trường ven biển và cộng đồng dân cư địa phương. Nhiễm mặn vào nước ngầm gây thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt của người dân. Hoạt động khai thác sa khoáng Titan cũng làm biến đổi nghiêm trọng cảnh quan tự nhiên vùng ven biển. Ô nhiễm môi trường ven biển ở vùng này hiện còn mang tính cục bộ tại chỗ. Nếu quy mô khai thác được mở rộng, việc đánh giá tác động môi trường và giám sát hoạt động khai thác cần được tiến hành đầy đủ và nghiêm túc để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường

    KHẢ NĂNG PHÂN HUỶ POLY (L-LACTIC) CỦA MỘT SỐ CHỦNG XẠ KHUẨN PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM

    Get PDF
    SUMMARYDegradable polymers are increasingly considered as an attractive alternative to the current petroleum-derived plastics from the viewpoint of environmental protection and solid-waste management. Various types of biodegradable polyesters are presently manufactured, such as poly (L- lactide) (PLA), poly (b-hydroxybutyrate) (PHB), poly (e-caprolactone) (PLC) and poly (butylenes succinate) (PBS)... We used the plate count and clear zone methods to evaluate the distribution of polyester-degrading microorganism in different soil environments and found some actinomyces were degraded PLA. Two of them, strains XKG3 and XKG5 were created large clear zone on agar plate containing PLA as carbon sources. Base on morphology and some of biochemistry characterizations two actinomyces trains isolated XKG3 and XKG5 were belong to Streptomyces groups. Strains XKG3 and XKG5 after 20 days cultivation were degraded from 41.04% to 53.42% total PLA (base on molecular weight) added in the media culture and 51.75% to 65.91%, respectively total amounts of PHB. Two strains could grew well in the media have only PLA film as carbon and energy sources. Two actinomyces have ability produce some enzymes degradable such as amylase, protease, cellulase. Further studies with the selected microorganisms will help us to better understand their actual potential to biodegradation of biopolymer.SUMMARYDegradable polymers are increasingly considered as an attractive alternative to the current petroleum-derived plastics from the viewpoint of environmental protection and solid-waste management. Various types of biodegradable polyesters are presently manufactured, such as poly (L- lactide) (PLA), poly (b-hydroxybutyrate) (PHB), poly (e-caprolactone) (PLC) and poly (butylenes succinate) (PBS)... We used the plate count and clear zone methods to evaluate the distribution of polyester-degrading microorganism in different soil environments and found some actinomyces were degraded PLA. Two of them, strains XKG3 and XKG5 were created large clear zone on agar plate containing PLA as carbon sources. Base on morphology and some of biochemistry characterizations two actinomyces trains isolated XKG3 and XKG5 were belong to Streptomyces groups. Strains XKG3 and XKG5 after 20 days cultivation were degraded from 41.04% to 53.42% total PLA (base on molecular weight) added in the media culture and 51.75% to 65.91%, respectively total amounts of PHB. Two strains could grew well in the media have only PLA film as carbon and energy sources. Two actinomyces have ability produce some enzymes degradable such as amylase, protease, cellulase. Further studies with the selected microorganisms will help us to better understand their actual potential to biodegradation of biopolymer

    TINH SẠCH VÀ XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH CỦA LACCASE TÁI TỔ HỢP TỪ ASPERGILLUS NIGER D15#26 lcc1 1.8B

    Get PDF
    Laccase  là  một  enzym  có  ứng  dụng  công  nghiệp  rất  rộng  rãi.  Laccase  từ  Trametes versicolor là enzym có thế oxy hóa khử lớn và là nguồn gen hấp dẫn cho nghiên cứu biểu hiện enzym. Laccase 1  từ T. versicolor 06 được biểu hiện  trong A. niger D15#26  lcc1 1.8B, với cơ chất cảm ứng là glucose, đạt hoạt độ cao nhất 4250 U/L sau 7 ngày nuôi ở tốc độ lắc 200 v/phút, pH 6. Laccase tái tổ hợp đã được tinh chế nhờ kết tủa phân đoạn  với ammonium sulfate 40 % - 80 % bão hòa ở 4 oC và sắc kí trên cột Hitrap Q Fast Flow với gradien NaCl 0 – 1 M, đạt hiệu suất  thu hồi enzym 26 %, hoạt độ  riêng 34,7 U/mg protein,  tăng 41,19  lần  so với enzym  thô. Laccase  tinh sạch có   khối  lượng phân  tử 70 kDa, phản ứng  tối ưu ở nhiệt độ 450C và pH   4. Enzym bền trong khoảng nhiệt độ từ 30 – 35 0C và pH 4 - 6. Các thông số động học của laccase trong phản ứng với ABTS là Km 1,35 µM; Vmax 53,14 µM/phút-1; Kcat 10,42 × 106 s-1 và Kcat/Km 7,72 × 106 µM-1s-1 cho thấy enzyme hoạt động hiệu quả trong oxy hóa cơ chất ABTS

    PHÂN LẬP PHOMOPSIS SP. N 7.2 SINH TỔNG HỢP LACCASE

    Get PDF
    SUMMARYAmong 56 strains collected from degraded rice straw, paper and dye effluent samples, 38 strains were positively screened as potentially laccase producers on the solid medium added with enzyme indicators (tannic acid and RBBR) but only two were positive with Syringaldazine. The strains N 7.2 identified as Phomopsis sp. via analysis of its ITS sequence can achieve an laccase activity towards Syringaldazine up to 213,2 UI/ml after 6 days of cultivation. To date, this is the first report on the laccase from Phomopsis sp. SUMMARYAmong 56 strains collected from degraded rice straw, paper and dye effluent samples, 38 strains were positively screened as potentially laccase producers on the solid medium added with enzyme indicators (tannic acid and RBBR) but only two were positive with Syringaldazine. The strains N 7.2 identified as Phomopsis sp. via analysis of its ITS sequence can achieve an laccase activity towards Syringaldazine up to 213,2 UI/ml after 6 days of cultivation. To date, this is the first report on the laccase from Phomopsis sp
    corecore