454 research outputs found

    Nghiên cứu trích ly và bảo quản -oryzanol, acid ferulic từ cám gạo

    Get PDF
    Cám gạo là một nguồn nguyên liệu dồi dào rẻ tiền nhưng giàu các hợp chất chức năng, chất chống oxy hóa như γ-oryzanol, acid ferulic và tocopherols. Tuy nhiên, hầu hết cám gạo sau quá trình xay xát chỉ được sử dụng như là một phụ phẩm.  Vì vậy, nghiên cứu tối ưu hóa các điều kiện trích ly γ-oryzanol và acid ferulic từ cám gạo giống lúa IR 50404 bằng phương pháp sóng siêu âm đã được thực hiện nhằm nâng cao giá trị nguồn nguyên liệu này. Ba thông số được khảo sát trong quá trình trích ly gồm tỷ lệ nguyên liệu/dung môi ethanol sử dụng (g/mL), nhiệt độ (°C) và thời gian trích ly (phút). Hàm lượng γ-oryzanol và acid ferulic thu được trong dịch trích ly cao nhất đạt 1.544,552 mg/100g và 18,537 mg/100g trong điều kiện trích ly có tỷ lệ nguyên liệu và dung môi ethanol sử dụng là 1/20 g/mL ở nhiệt độ 40°C và thời gian 40 phút. Với kết quả thu được, nghiên cứu tiếp tục khảo sát tỷ lệ dịch trích ly và hỗn hợp dung môi (methanol:acetone) sử dụng trong quá trình làm giàu γ-oryzanol. Tỷ lệ dịch trích ly và hỗn hợp dung môi sử dụng thích hợp được lựa chọn là 1/60 g/mL thu được hàm lượng γ-oryzanol và acid ferulic trong sản phẩm tăng lên đạt 2.485,604 mg/100g chất khô nguyên liệu (CKNL) và 27,748 mg/100g CKNL. Cuối cùng, sản phẩm được bảo quản trong bao bì thủy tinh màu tối ở nhiệt độ -18°C trong thời gian 3 tuần cho thấy ít có sự biến động về hàm lượng γ-oryzanol, acid ferulic và hoạt tính chống oxi hóa trong sản phẩm

    On the behavior of the algebraic transfer

    Get PDF
    Let Tr_k : ��_2 (⊗ over GL_k) PH_i(B��_k) → Ext^(k,k+i)_A(��_2,��_2) be the algebraic transfer, which is defined by W. Singer as an algebraic version of the geometrical transfer tr_k : π_∗^S((B��_k)_+) → π_∗^S(S^0). It has been shown that the algebraic transfer is highly nontrivial and, more precisely, that Tr_k is an isomorphism for k = 1,2,3. However, Singer showed that Tr_5 is not an epimorphism. In this paper, we prove that Tr_4 does not detect the non zero element g_s ∈ Ext^(4,12·2^s)_A(��_2,��_2) for every s ≥ 1. As a consequence, the localized (Sq^0)^(−1)Tr_4 given by inverting the squaring operation Sq^0 is not an epimorphism. This gives a negative answer to a prediction by Minami

    Nghiên cứu thủy phân protein cám gạo bằng enzyme sử dụng trong nuôi cấy Bacillus subtilis

    Get PDF
    Cám gạo là một trong những nguồn phụ phẩm từ công nghiệp chế biến gạo với hàm lượng protein cao. Để nâng cao giá trị của nguồn phụ phẩm này, nghiên cứu thủy phân protein từ cám gạo của giống lúa IR 50404 và thử nghiệm trên nuôi cấy vi sinh vật đã được thực hiện. Trước tiên, tiến hành nghiên cứu xác định các điều kiện tối ưu về nồng độ cơ chất (1,75-2,5%), nồng độ enzyme sử dụng (50-150 U) và thời gian thủy phân (60-240 phút) khi sử dụng papain và neutrase trên cơ chất protein được chiết tách từ cám gạo. Sau đó, dịch thủy phân được sấy phun ở 170oC làm môi trường nuôi cấy Bacillus subtilis (thời gian ủ 72 giờ, 4 giờ thu mẫu một lần). Kết quả nghiên cứu cho thấy enzyme papain và neutrase lần lượt có hoạt động thủy phân hiệu quả nhất ở nồng độ cơ chất 2,5% và 2%, nồng độ enzyme sử dụng 100 U và 125 U trong cùng thời gian 180 phút cho hiệu suất thủy phân đạt 20,97% và 14,66%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, dịch thủy phân protein cám gạo bằng enzyme papain và neutrase đều có đặc tính dinh dưỡng tương đương pepton thương mại khi được sử dụng là môi trường nuôi cấy vi khuẩn Bacillus subtilis (mật số 1x108 (cfu/mL) và 8,6x107 (cfu/mL), cùng đạt cực đại sau 24 giờ nuôi ủ). Protein từ cám gạo có thể sử dụng như thành phần dinh dưỡng có giá trị cho vi khuẩn

    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN LÊN TỶ LỆ SỐNG VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ KHOANG CỔ NEMO CON (AMPHIPRION OCELLARIS CUVIER, 1830)

    Get PDF
    Cá khoang cổ nemo 15 ngày tuổi được nuôi trong hệ thống nước hở gồm các bể kính có thể tích 15lít, mật độ 2 con/lít, với 4 loại thức ăn khác nhau: lô 1: ấu trùng (Nauplius) của Artemia (mật độ 5 – 7 con/ml); lô 2: thịt tôm tươi xay nhỏ; lô 3: thức ăn tổng hợp (VANNA); lô 4: Copepoda (mật độ 5 – 7 con/ml). Các lô thí nghiệm được kiểm tra tỷ lệ sống và quan sát tình trạng sức khỏe của cá hàng ngày. Định kỳ cân, đo cá 10 ngày/lần, xác định tăng trưởng chiều dài (L, mm), khối lượng (W, g) và tốc độ sinh trưởng đặc trưng ngày về chiều dài toàn thân (SGRL) của các lô cá thí nghiệm. Kết quả cho thấy tăng trưởng chiều dài và khối lượng của cá khoang cổ nemo 60 ngày tuổi ăn Copepoda (21,8mm và 0,204g) và thức ăn tổng hợp (21,5 mm và 0,19g)  cao hơn đáng kể so với cá ăn Artemia (20,3mm; 0,16g) và ăn tôm (17,2mm; 0,102 g). Tốc độ sinh trưởng đặc trưng trung bình ngày của lô cá ăn Copepoda (1%/ngày) và thức ăn tổng hợp (0,98%/ngày) cao hơn đáng kể so với cá ăn Artemia (0,87%/ngày) và thịt tôm (0,53%/ngày). Tỷ lệ sống của cá khoang cổ nemo 60 ngày tuổi dao động từ 74 - 88%, đạt cao nhất ở lô cá ăn Artemia (88%), tiếp theo là cá ăn thức ăn tổng hợp (84%), Copepoda (80%) và thấp nhất ở lô cá ăn thịt tôm (74%).Summary: Nemo fish (Amphiprion ocellaris) were cultured in open system including 15-liter tanks, with density of 2 individuals/liter and fed on 4 different diets separately: diet 1: Nauplius of Artemia (density of 5-7 individuals/ml); diet 2: shrimp flesh; diet 3: commercial diet (VANNA); diet 4: Copepod (density of 5 – 7 individuals/ml). Survival and health of the fish were observed daily. Every 10 days, total length (L,mm), weight  (W,g) and specific growth rate in length (SGRL%/day) of the fish were estimated. The result showed that the length and weight of 60 days-old nemo fish fed on Copepod (21.8mm and 0.204g) and commercial diet  (21.5mm and 0.19g)  were significantly higher than those of  the fish fed on Artemia (20.3mm; 0.16g) and shrimp flesh  (17.2mm; 0.102 g). The average specific growth rate of the fish fed on Copepod (1%/day) and the commercial diet (0.98%/day) were significantly higher than those of the fish fed on Artemia (0.87%/day) and shrimp flesh (0.53%/day). The survival rate of the fish ranged from 74-88%, with the highest of the fish fed on Artemia (88%), following the fish fed on commercial diet (84%) and Copepod (80%), the lowest of the fish fed on shrimp flesh (74%)

    Sự biến đổi của acid glutamic và hoạt tính glutamate decacboxylase trong quá trình ngâm và nảy mầm của gạo lứt nguyên phôi

    Get PDF
    Để hiểu rõ hơn về quá trình ngâm và nảy mầm của gạo lứt nguyên phôi, nghiên cứu về sự thay đổi hoạt tính enzyme GAD và hàm lượng acid glutamic của 2 giống lú a MBĐ và IR50404 ở các điều kiện dung dịch ngâm có pH 3÷ 6; pH tối thích bổ sung dịch cám 3÷7% và pH tối thích bổ sung acid glutamic 0,2÷0,6% đã được thực hiện. Gạo lứt sau khi ngâm ở pH tối ưu, pH tối ưu có bổ sung dịch cám tốt nhất và pH tối ưu có bổ sung acid glutamic thích hợp nhất được đem ủ ở 37 oC, yếm khí để quan sát sự biến đổi của GAD cũng như acid glutamic từ 20÷28 giờ. Kết quả cho thấy, sau 6 giờ ngâm, IR50404 có hoạt tính GAD cao nhất tại pH 5 đạt 15,475 UI/g, acid glutamic là 1410,150 mg%, MBĐ có hoạt tính GAD cao nhất tại pH 4 đạt 12,069 UI/g, acid glutamic là 1337,950 mg%. Khi bổ sung 0,6% acid glutamic, hoạt tính GAD tăng đáng kể ở cả hai giống lúa IR50404 là 20,148 UI/g và MBĐ là 18,811 UI/g. Trong khi đó, việc bổ sung dịch cám không có ảnh hưởng nhiều đến hoạt tính GAD cũng như acid glutamic trong gạo ở cả hai giống trong suốt quá trình ngâm. Trong giai đoạn nảy mầm, sau 28 giờ ủ, khi có bổ sung 0.6% acid glutamic thì hoạt tính GAD cao hơn nhiều so với mẫu đối chứng và mẫu có bổ sung dịch cám; đối với IR50404 là 37,108 UI/g, với MBĐ là 34,527 UI/g. Như vậy, chỉ có acid glutamic là có tác động đến việc tăng hoạt tính GAD trong quá trình ngâm và nảy mầm

    Ảnh hưởng của thời gian ngâm và nẩy mầm đến sự thay đổi thành phần acid amin hòa tan và hoạt tính enzyme protease của một số giống lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Ảnh hưởng của điều kiện ủ nẩy mầm lên đến sự thay đổi của thành phần acid amin hòa tan và hoạt tính enzyme protease trong 5 giống lúa: IR 5451, IR 50404, OM 4900, Jasmine 85, OM 6976 được khảo sát. Hạt được ngâm trong 24 giờ bằng nước cất (sau 12 giờ ngâm, để ráo 30 phút và thay nước mới) và nảy mầm ở nhiệt độ 30oC, thời gian nẩy mầm thay đổi từ 1-8 ngày. Kết quả cho thấy, hoạt tính của enzyme protease gia tăng theo suốt thời gian nẩy mầm từ ngày 1-8 ở tất cả 5 giống lúa khảo sát và đạt cao nhất ở ngày thứ 6-7 nẩy mầm và bắt đầu giảm hoạt tính từ ngày 8, ngoại trừ giống lúa Jasmine 85, hoạt tính enzyme protease đạt cao nhất sau ngày 3 và bắt đầu giảm hoạt tính từ ngày 4 nẩy mầm. Sự thay đổi hàm lượng acid amin hòa tan (mg/g) thể hiện theo hướng gia tăng tương ứng với gia gia tăng hoạt tính của enzyme protease và không giống nhau ở các giống. Tổn thất chất khô của hạt trong quá trình nẩy mầm cũng gia tăng theo thời gian và thể hiện không giống nhau ở các giống. Như vậy, thời gian ngâm và nẩy mầm có tác động khác nhau đối với hoạt tính enzyme protease đối với từng giống lúa, và sự thay đổi đặc tính hạt sau nẩy mầm cũng thể hiện sự khác nhau ở mỗi giống lúa khác nhau

    Thiết kế máy cắt bột và tạo viên trân châu hỗ trợ các làng nghề sản xuất bột truyền thống

    Get PDF
    Bài báo trình bày một giải pháp thiết kế máy cắt bột tự động cho các làng nghề làm bột gạo nguyên liệu ở Việt Nam. Gạo sau khi ngâm và xay ra thành nước bột sẽ được tách nước, nén và cắt với kích thước định trước. Để phơi mau khô và tạo tính đồng đều cho bột nguyên liệu, cơ cấu cắt bột tự động được đề xuất. Từ kinh nghiệm của các hộ sản xuất bột tại các làng nghề và thử nghiệm thực tế, máy nén bột với cơ cấu vít-me được dùng trong nghiên cứu này. Kết quả thử nghiệm thực tế tại làng nghề huyện Mỹ Tú cho thấy, cơ cấu nén bột dùng vít-me cho bột đầu ra đồng đều và tự nhiên hơn. Năng suất trung bình của máy đạt xấp xỉ 400 kg/ngày. Ngoài ra để tạo tính linh hoạt cho máy cắt bột tự động này, một cơ cấu tạo các viên trân châu được tích hợp như một lựa chọn. Nếu muốn tạo viên trân châu, khung dao tạo khối bột hình trụ được sử dụng. Khối bột hình trụ này được cắt và tạo viên nhờ vào cơ cấu vo viên tự động sử dụng hai ru-lô quay cùng chiều nhưng khác tốc độ. Với kết quả đạt được, máy cắt bột tự động nên được đưa vào sử dụng tại các làng nghề làm bột ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và ở Việt Nam nói chung

    Tổng hợp và biểu hiện gen caf1 mã hóa kháng nguyên F1 của vi khuẩn Yersinia pestis

    Get PDF
    Yersinia pestis is the etiologic agent of plague, one of the most deadly infectious diseases described in the history of humanity. It was responsible for millions of deaths all over the world. Yersinia pestis also can be used as a highly lethal biological potential weapon. For plague diagnosis in humans as well as to detect Y. pestis in the environment, fraction 1 capsular antigen (F1) of the bacteria was usually used as a good marker. The aim of this study is to produce Y. pestis F1 antigen to serve as a material for development of immunochromatographic test strips for rapid detection of Y. pestis. Because of the difficulty in Y. pestis culture for DNA extraction as well as F1 antigen production, we artificially synthesized the target caf1 coding for F1 antigen for expression in Escherichia coli. After the codon optimization step, caf1 was synthesized by “gapless” PCR using 22 overlaping oligonucleotides cover the complete sequence of this gene. The sequencing result showed that we successfully synthesized the target gene. In total 6 clones sequence, there are 2 clones sequence which were 100% identity with reference sequence. The target sequence was then introduced into pET-52b(+) vector and expressed in E. coli BL21 (DE3) in the form of (His)10 affinity tag fusion. As the result of SDS-PAGE, the recombinant protein Caf1 of 18 kDa was highly expressed in E. coli as inclusion body form and was purified by His-tag affinity chromatography. The recombinant Caf1 was then confirmed by Western blot with His-tag antibody.Vi khuẩn Yersinia pestis là tác nhân gây bệnh dịch hạch, một trong những loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất được biết cho đến nay đã gây ra hàng triệu ca tử vong trên thế giới và có thể được sử dụng như một vũ khí sinh học có tính hủy diệt cao. Để chẩn đoán bệnh dịch hạch ở người cũng như phát hiện Y. pestis trong môi trường, người ta thường dựa trên việc phát hiện kháng nguyên nang F1 của loại vi khuẩn này. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm tạo kháng nguyên F1 của Y. pestis để làm nguyên liệu cho que thử sắc ký miễn dịch phát hiện nhanh Y. pestis. Do việc nuôi cấy Y. pestis để thu nhận kháng nguyên F1 hoặc DNA của vi khuẩn này rất khó khăn nên chúng tôi đã tiến hành tổng hợp nhân tạo gen mục tiêu caf1, mã hóa kháng nguyên F1, nhằm biểu hiện trong tế bào Escherichia coli. Sau khi tối ưu hóa mã bộ ba mã hóa amino acid (codon) cho E. coli, gen caf1 đã được tổng hợp bằng phương pháp “gapless” PCR. Kết quả giải trình tự cho thấy phương pháp này cho phép tổng hợp được trình tự gen mục tiêu với độ chính xác là 2/6 dòng plasmid. Tiếp đó, trình tự gen này đã được đưa vào vector pET-52b(+) và biểu hiện trong tế bào E. coli BL21 (DE3) ở dạng dung hợp với đuôi ái lực (His)10. Các kết quả điện di protein SDS-PAGE, tinh sạch protein bằng sắc ký ái lực Ni và Western blot cho thấy kháng nguyên tái tổ hợp F1 đã được tạo ra thành công với hiệu suất lớn ở dạng thể vùi trong tế bào E. coli

    Xây dựng phương pháp sàng lọc đột biến gen RB1 thông qua mRNA

    Get PDF
    Retinoblastoma (Rb) is a malignant tumor of the retina, occurring usually in children before age five. The heritable form acounting for about 40% of Rb making genetic analysis of RB1 gene is a important part of disease management. In previous study, we have successfully employed a method of direct sequencing for RB1 mutation screening from genomic DNA. However, given the large size of this gene and no reported mutation hotspots, the testing can be costly and time consuming method. To overcome this problem, we have developed a method to detect mutation from RB1 mRNA. Total RNA was isolated from blood leukocytes of a healthy individual and a Rb patient, cDNA was subsequently synthesized using reverse-transcriptase PCR. Whole cDNA of RB1 was amplified using six specific primer pairs and sequenced by Sanger method. The PCR products from healthy individual were showed as six specific bands on the agarose gel and could be used as the standard pattern of the normally spilced transcripts. Those of PCR products were sequenced successfuly and data can be aligned with the reference sequence of RB1 cDNA on the Genebanhk to identify nucleotide variants.  We also identified an upnormal splicing of RB1 gene in the Rb patient haboring a c. G1960C mutation at the end of the exon 19 by amplification of  the RB1 cDNA fragments. Hence using RB1 mRNA test can reveal not only the silent/pathogenic mutations in the coding region of RB1, but also mutations that affect the normal spilcing of RB1 mRNA. This method reduces cost and time, can be used as the first step of RB1 analysis in Rb patients.Ung thư nguyên bào võng mạc (retinoblastoma, Rb) là bệnh ung thư võng mạc ác tính ở trẻ em thường được phát hiện ở trẻ dưới 5 tuổi. Dạng di truyền xuất hiện ở khoảng 40% bệnh nhân UTNBVM cho thấy các phân tích di truyền gen RB1 là một phần quan trọng trong công tác quản lý kiểm soát bệnh. Trong nghiên cứu trước đây, chúng tôi đã sử dụng thành công phương pháp sàng lọc đột biến gen RB1 bằng kỹ thuật giải trình tự gen từ nguồn DNA hệ gen. Tuy nhiên, với kích thước gen lớn lại không có các điểm nóng về đột biến gen được xác định nên việc sàng lọc gen trở nên đắt đỏ và tốn thời gian. Nhằm khắc phục nhược điểm đó, nghiên cứu này tiến hành xây dựng phương pháp sàng lọc đột biến gen RB1 thông qua mRNA. RNA tổng số được tách từ mẫu máu tươi của một người khỏe mạnh và cDNA được tổng hợp thông qua quá trình phiên mã ngược. Toàn bộ vùng mã hóa của gen RB1 được khuếch đại bằng sáu cặp mồi đặc hiệu và giải trình tự bằng phương pháp Sanger. Ở người khoẻ mạnh, sản phẩm PCR từ cDNA là sáu băng đặc hiệu trên bản điện di gel agarose và có thể được dùng như kiểu mẫu chuẩn của bản phiên mã trải qua quá trình cắt nối bình thường của mRNA. Các sản phẩm PCR này được giải trình tự thành công và dữ liệu nhận được có thể so sánh với trình tự mRNA của gen RB1 trên ngân hàng gen. Chúng tôi cũng đã xác định được sự phân cắt bất thường của bản sao gen RB1 ở bệnh nhân mang đột biến c.G1960C tại nucleotide cuối cùng trên exon 19 bằng cách khuếch đại các đoạn cDNA. Như vậy, phương pháp phân tích mRNA của gen RB1 có thể phát hiện không chỉ các đột biến gây bệnh hay đột biến câm trong vùng mã hoá mà còn phát hiện được cả các đột biến gây ảnh hưởng tới quá trình cắt nối của phân tử mRNA. Phương pháp này giúp giảm giá thành, thời gian xét nghiệm và có thể được sử dụng như là bước sàng lọc đầu tiên khi xét nghiệm gen cho bệnh nhân

    MẠNG LƯỚI CÁC TÁC NHÂN CUNG CẤP THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG CHO NGƯỜI NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VÙNG ĐẦM SAM CHUỒN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    TÓM TẮTTóm tắt: Nghiên cứu này nhằm xác định mạng lưới các tác nhân và tiềm năng của các tác nhân trong hoạt động cung cấp thông tin thị trường cho người nuôi trồng thuỷ sản ở vùng đầm Sam Chuồn, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Số liệu được thu thập qua khảo sát 70 hộ thuỷ sản, phỏng vấn sâu 27 tác nhân cung cấp thông tin, 5 chuyên gia thuỷ sản. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process) để phân tích tiềm năng của các tác nhân trong mạng lưới. Kết quả cho thấy mạng lưới cung cấp thông tin thị trường cho người nuôi trồng thủy sản (NTTS) gồm có 3 hợp phần: (1) mạng lưới cung cấp thông tin thị trường từ các tác nhân cung ứng vật tư NTTS gồm đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, cơ sở giống thủy sản; (2) mạng lưới cung cấp thông tin thị trường từ tác nhân tiêu thụ sản phẩm NTTS gồm người bán buôn và thu gom (3) mạng lưới cung cấp thông tin thị trường từ các tác nhân hỗ trợ NTTS gồm cán bộ cấp tỉnh, cán bộ cấp huyện, cán bộ cấp xã, người am hiểu cộng đồng và người NTTS khác. Trong đó, các tác nhân có mức tiềm năng cao gồm cán bộ huyện, cán bộ xã, người am hiểu cộng đồng; mức tiềm năng trung bình gồm người thu gom, cán bộ tỉnh và người NTTS; các tác nhân khác có mức tiềm năng thấp và rất thấp.Từ khoá: nuôi trồng thuỷ sản, thông tin thị trường, mạng lướ
    corecore