156 research outputs found

    Child Labor and Poverty Reduction in Vietnam: Issues and Policy Implications

    Get PDF
    There is a relationship between child labor and poverty. The unaffordable financial state of households is the main reason to force children to become workers at an early age. One of the main points to respond to eliminating and preventing child labor is how to reduce poverty. Accordingly, many legal tools are designed and applied, such as forming regulations in finance supports and vocational training programs. This study provided practical evidence on the link between child labor and poverty in Vietnam as well as analysis on which legal measures the Vietnamese Government has done to tackle child labor based on the poverty approach. It was followed by some recommendations to eliminate child labor, especially in the context that negative impacts of COVID-19 pandemic push children to fall into poverty again and force them to continue to work in early-stage in most countries, including Vietnam. The study used a qualitative approach, including on desk review and a second-date analysis on regulations on child labor and poverty reduction policies in Vietnam. This study found that there existed a gap between policies on poverty to reduce child labor and practices. Comprehensive approaches in making policies, as well as law enforcement, are the core reasons. The gap should be overcome by providing unified action plans with an effective governmental authority system. KEYWORDS: Child Labor, Children Rights, Poverty Reduction

    KHXH&NV: Hơn một thập kỷ tăng số lượng và chất lượng công bố quốc tế

    Get PDF
    Trong những năm gần đây, mặc dù lĩnh vực KHXH&NV của Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình hội nhập về công bố quốc tế và xuất bản học thuật, nhưng các con số thống kê được vẫn rất đáng khích lệ

    XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CÂY ĐỊA LIỀN (KAEMPFERIA GALANGAL) TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018. Bước đầu đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá đặc điểm nông sinh học cây địa liền với 30 chỉ tiêu định tính và 18 chỉ tiêu định lượng bao gồm mức độ biểu hiện, điểm đánh giá, thời điểm và phương pháp đánh giá cho mỗi chỉ tiêu. Giống địa liền trồng ở Thừa Thiên Huế có những đặc điểm nổi bật như sau: Thời gian từ trồng đến thu hoạch khoảng 270 ngày; chiều cao cây đạt 17,8 cm, đường kính tán lá đạt 19,6 cm/cây, số lá xanh trên cây đạt 3,0 lá, chiều dài lá đạt 12,8 cm, chiều rộng lá đạt 8,5 cm, bẹ lá màu nhạt, sắc tố antoxyanin của lá và chồi mầm trung bình, lá xanh đậm; hoa có 4 cánh màu trắng, vòi nhụy màu tím, chiều dài cánh hoa đạt   2,7 cm, chiều rộng cánh hoa đạt 3,3 cm; số nhánh trên bụi củ ở năm thứ nhất đạt 12,6 nhánh và ở năm thứ hai đạt 18,1 nhánh, đường kính bụi củ đạt 22,3 cm, đường kính nhánh củ đạt 2,1 cm, chiều dài nhánh củ đạt 4,6 cm, khối lượng nhánh củ đạt 15,9 g, khối lượng bụi củ năm thứ nhất đạt 271,4 g và năm thứ hai đạt 361,9 g, vỏ củ trơn và có màu xám vàng, thịt củ màu trắng ngà; cây có khả năng chịu hạn khá và chịu úng kém.Từ khóa: địa liền, đánh giá, đặc điểm nông sinh học, Thừa Thiên Hu

    Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên thuộc thế hệ Z: Nghiên cứu thực nghiệm tại TP. Cần Thơ

    Get PDF
    Thông qua phỏng vấn 150 đáp viên là nhân viên thuộc thế hệ Z hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ, kết quả nghiên cứu cho thấy, có 6 nhân tố ảnh hưởng tích cực đến Động lực làm việc của nhân viên thế hệ Z, bao gồm: Lãnh đạo; Lương và phúc lợi; Môi trường làm việc; Cơ hội phát triển trong công việc; Tính chất công việc và Sự linh hoạt. So với các nghiên cứu trước, Sự linh hoạt trong công việc của thế hệ Z là một trong những nhân tố mang tính khác biệt so với những thế hệ trước. Nghiên cứu này góp phần giúp các nhà quản lý nhân sự có thể có những chính sách phù hợp để nâng cao động lực làm việc cho nhân viên, đặc biệt là nhân viên thế hệ Z

    MộT Số BIệN PHáP Xử Lý NGọN Và Lá MíA (SACCHARUM OFFICINARUM) Để CảI TIếN MứC TIÊU HóA LàM THứC ĂN GIA SúC

    Get PDF
    Thí nghiệm xác định khả năng dự trữ, hàm lượng dưỡng chất và mức phân giải vật chất khô bằng phương pháp in sacco được tiến hành trên lá mía và ngọn mía. Lá mía được ủ với 3% mật đường (LM3), 4% urea (LM4) và 4% urea 3% mật đường (LMU43) và ngọn mía ủ với 3% mật đường (NM3); 4% urea (NU4) và không có chất phụ gia, lặp lại 3 lần để đánh giá nồng độ pH, hàm lượng vật chất khô (DM), protein thô (CP), xơ trung tính (NDF), xơ acid (ADF)  và mức phân giải in sacco của vật chất khô qua các thời điểm 0, 7, 14, 30, 45, 60 ngày

    Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa và ức chế vi khuẩn gây bội nhiễm mụn trứng cá của lá trứng cá (Muntingia calabura L.)

    Get PDF
    Cây trứng cá (Muntingia calabura L.) là loài cây mọc hoang hoặc được trồng để lấy bóng mát ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, những nghiên cứu về hoạt tính sinh học của lá cây này vẫn còn hạn chế. Vì vậy, đề tài khảo sát hoạt tính chống oxy hóa và ức chế vi khuẩn của lá trứng cá được thực hiện. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết toàn phần từ lá trứng cá với ethanol 96% bằng phương pháp trung hòa gốc tự do của DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl). Khảo sát sự ức chế vi khuẩn Propionibacterium acnes, Staphylococcus aureus và Staphylococcus epidermidis phân lập từ da của người bị mụn trứng cá bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch. Kết quả cho thấy hoạt tính chống oxy hóa cao nhất của cao lá trứng cá là 91,38% ở nồng độ 250 µg/mL và IC50 là 34,26 µg/mL thấp hơn vitamin C 1,8 lần (IC50 của vitamin C là 18,18 µg/mL). Khả năng ức chế vi khuẩn Propionibacterium acnes với đường kính vòng vô khuẩn là 16,33±2,08 mm, Staphylococcus aureus là 12,3 ±1,52 mm và Staphylococcus epidermidis là 15,33±0,57 mm ở nồng độ cao 50 mg/mL. Giá trị MIC (Minimal Inhibitory Concentration) của Propionibacterium acnes là 10mg/mL, Staphylococcus aureus và Staphylococcus epidermidis là 12,5 mg/mL. Với kết quả trên, việc tiếp tục phân lập và xác định hoạt chất chống oxy hóa và kháng khuẩn từ lá trứng cá là vấn đề lý thú có thể tiếp tục được nghiên cứu

    Kaempferol, quercetin và dẫn xuất diglycosid của chúng tách từ lá chay bắc bộ (Artocarpus tonkinensis)

    Get PDF
    The present study reported the isolation and identification of five flavonols named kaempferol, kaempferol 3-rutinoside, kaempferol 3-neohesperidoside, quercetin-3-O-b-D-glucopyranoside and quercetin 3-rutinoside from the leaves of Artocarpus tonkinensis A. Chev. ex  Gagnep. Their structures were identified by combination of spectroscopic methods (NMR, HR-ESI-MS) and comparison with reported data. Three flavonol glycosides kaempferol 3-rutinoside, kaempferol 3-neohesperidoside and quercetin 3-rutinoside were found for the first time in the genus Artocarpus J.R. Forst. G. Forst. Keywords. Artocarpus tonkinensis; astragalin; kaempferol 3-rutinoside; kaempferol 3-neohesperidoside; quercetin 3-rutinoside
    corecore