52 research outputs found

    KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KÍCH THƯỚC HẠT TINH THỂ ZEOLIT Y BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ TÁN XẠ LASER

    Get PDF
    Trong  nghiên  cứu  này,  ngoài  phương  pháp  truyền  thống  trong  nghiên  cứu  cấu  trúc  của zeolit, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước hạt tinh thể của zeolit HY bằng phương pháp tán xạ laser. Phổ tán xạ laser cho biết phân bố đường kính hạt của một mẫu vật liệu cũng như các kích thước này có phân bố tập trung hay là dàn trải, đồng thời đây là phương pháp đáng tin cậy và chính xác trong nghiên cứu kích thước hạt zeolit.  Nghiên cứu đã tổng hợp thành công các mẫu zeolit HY với tỉ lệ Si/Al cao cùng với các kích thước hạt  trung bình khác nhau  là 720, 547, 260 và 199 nm. Qua nghiên cứu cho  thấy,   zeolit HY tổng hợp từ nguồn nhôm Boemit tạo ra các hạt nhỏ hơn so với nguồn nhôm Al(OH)3. Ngoài ra, thời gian già hóa cũng có ảnh hưởng tích cực đến độ tinh thể và kích thước tinh thể của zeolit HY: thời gian già hóa càng dài (trong khoảng thời gian khảo sát từ 12 giờ  đến 24 giờ) thì kích thước tinh thể càng nhỏ

    NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH CACBON HÓA KHÔNG HOÀN TOÀN NGUỒN TINH BỘT NHẰM CHẾ TẠO XÚC TÁC ĐỂ TỔNG HỢP BIODIESEL TỪ DẦU HẠT CAO SU

    Get PDF
    Carbon based catalyst was prepared through partial carbonization of starch followed by sulfonation of product called “black powder” after the carbonization. The as-synthesized catalyst possessed very strong acid sites classified as a typical superacid assigned for –SO3H groups located by valance bonds on the catalyst surface. Some parameters such as carbonization temperature, time were controlled for optimizing the black powder properties and the catalyst activity. The catalyst was tested with rubber seed oil methanolysis in a batch process with reaction parameters such as temperature of 120oC, time of 5 hours, methanol/oil volume ratio of 1/1 and catalyst dosage of 10% oil weight. According to the partial carbonization optimizations, the conditions was temperature of 400oC, time of 90 minutes. The methyl ester yield after methanolysis was 95,8% proving favorable catalyst activity

    NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH CACBON HÓA KHÔNG HOÀN TOÀN NGUỒN TINH BỘT NHẰM CHẾ TẠO XÚC TÁC ĐỂ TỔNG HỢP BIODIESEL TỪ DẦU HẠT CAO SU

    Get PDF
    Carbon based catalyst was prepared through partial carbonization of starch followed by sulfonation of product called “black powder” after the carbonization. The as-synthesized catalyst possessed very strong acid sites classified as a typical superacid assigned for –SO3H groups located by valance bonds on the catalyst surface. Some parameters such as carbonization temperature, time were controlled for optimizing the black powder properties and the catalyst activity. The catalyst was tested with rubber seed oil methanolysis in a batch process with reaction parameters such as temperature of 120oC, time of 5 hours, methanol/oil volume ratio of 1/1 and catalyst dosage of 10% oil weight. According to the partial carbonization optimizations, the conditions was temperature of 400oC, time of 90 minutes. The methyl ester yield after methanolysis was 95,8% proving favorable catalyst activity

    Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng Blockchain trong chuyển giao dữ liệu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

    Get PDF
    Nghiên cứu khảo sát 120 nhân viên và quản lý thuộc 31 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam, sử dụng mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ - UTAUT để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ chuỗi (Blockchain) trong việc chuyển giao dữ liệu giữa các ngân hàng. Kết quả cho thấy, Sự hỗ trợ pháp lý điều tiết sự ảnh hưởng của nhân tố Niềm tin và sự yêu thích công nghệ đến Khả năng áp dụng Blockchain. Hơn nữa, những nhân tố, như: Nỗ lực mong đợi, Điều kiện thuận lợi và Hiệu quả mong đợi đều tác động tích cực đến Khả năng áp dụng Blockchain trong chuyển giao dữ liệu tại các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất một số giải pháp cho các NHTM Việt Nam nhằm nâng cao khả năng áp dụng thành công Blockchain trong tương lai gần. [This study surveyed 120 employees and managers of 31 commercial banks in Vietnam, using the model unified theory of acceptance and use of technology - UTAUT to identify factors affecting the application of chain technology (Blockchain) in data transfer between banks. The results show that legal support moderates the influence of Trust and love of technology on the Likelihood of Blockchain adoption. Furthermore, factors such as Expected effort, Favorable conditions, and Expected efficiency all positively impact the ability to apply Blockchain in data transfer at banks. The research results are the basis for proposing several solutions for Vietnamese commercial banks to improve the ability to successfully apply Blockchain soon.

    HÀM LƯỢNG As, Pb TÍCH LŨY TRONG LOÀI HẾN (Corbicula sp.) VÀ HÀU SÔNG (Ostrea rivularis Gould, 1861) TẠI CỬA SÔNG CU ĐÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

    Get PDF
    Động vật hai mảnh vỏ rất phổ biến và được ghi nhận là một loài chỉ thị sinh học tốt bởi vì nó có phân bố rộng và phổ biến ở nhiều thủy vực, có đời sống tĩnh, sức chống chịu tốt với ô nhiễm và tích lũy cao các chất ô nhiễm từ nước và trầm tích. Động vật hai mảnh vỏ đã được nghiên cứu để chỉ thị cho ô nhiễm KLN trong môi trường. Hơn nữa, công nghệ này dễ dàng đánh giá KLN tích lũy trong sinh vật, thường là cao hơn trong các thành phần khác, phản ánh được KLN linh động và có thể đi vào trong chuỗi thức ăn như là chất độc và gây độc hại đối với hệ sinh thái. Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu về tích lũy KLN As và Pb trong loài Hến (Corbicula sp.) và loài Hàu sông (Ostrea rivularis G.) từ cửa sông Cu Đê, TP. Đà Nẵng. Dữ liệu nghiên cứu này của chúng tôi góp phần quan trọng trong việc sử dụng loài Hến (Corbicula sp.) và loài Hàu sông (Ostrea rivularis G.) làm sinh vật chỉ thị ô nhiễm KLN.Summary: Bivalves are widely regarded as good bioindicator species because of their widespread distribution and abundance in many aquatic habitats. They have sedentary life, hardiness and ability to bioaccumulate from water and sediments. Bivalves have been studied to indicate the pollution of heavy metal in environment. Besides the technical facilities to determine metal concentration in organisms, usually higher than that of the other components, represent the amount of metals bioavailability and thus possibly going into food chain with possible toxic and deleterious impacts to the ecosystem. In this study, we present the studied results about concentration of As, Pb in Clam (Corbicula sp.) and Oyster (Ostrea rivularis G.) from Cu De estuarine, Da Nang city. Our data have important implications for biomonitor of heavy metal by Clam (Corbicula sp.) and Oyster (Ostrea rivularis G.)

    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CƠ TU Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Là một quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên, Việt Nam xác định đất nông nghiệp đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là khu vực miền núi. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của người Cơ Tu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam. Thông tin thứ cấp là các báo cáo của chính quyền địa phương và thông tin sơ cấp là kết quả điều tra đối với 84 hộ dân và 3 cuộc thảo luận nhóm tại xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy có 6 loại hình sử dụng đất chính tại địa bàn nghiên cứu, nhưng chỉ có đất trồng cây Keo là mang lại hiệu quả. Cụ thể, với các giá trị IRR = 9,35%, cao hơn lãi suất ngân hàng hiện tại (6,8%) và NPV hơn 1,4 triệu đồng, Keo là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với với lúa, ngô và sắn. Khoảng cách giữa ruộng keo đến đường chính có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với doanh thu (p < 0,05). Keo rất dễ trồng, phù hợp với điều kiện canh tác của người dân địa phương, nhưng hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao

    MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm hiểu các mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu với đối tượng tham gia chính là 90 hộ dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Ba kết quả chính được phát hiện trong quá trình điều tra gồm: thứ nhất, người Xơ Đăng nhận thức được việc khí hậu đang thay đổi và có tác động đến sinh kế của họ; hầu hết hộ đồng ý rằng hạn hán đang kéo dài hơn; tần suất của các đợt lũ lụt, bão có xu hướng giảm dần nhưng mạnh hơn; thứ hai, người dân đưa ra bốn biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm (1) điều chỉnh lịch canh tác, (2) điều chỉnh kỹ thuật canh tác, (3) sử dụng giống bản địa và (4) xen canh cây trồng; thứ ba, trong năm mô hình canh tác chính, xen canh keo và lúa rẫy (Pế-tru) là mô hình thích ứng có hiệu quả kinh tế cao nhất với các giá trị IRR = 10,23%; NPV đạt 2,6 triệu đồng; thời gian thu hồi vốn là 3,5 năm. Kết quả cũng cho thấy có hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa (p < 0,05) tới hiệu quả kinh tế của mô hình này là loại giống keo và khoảng cách từ rẫy keo đến đường chính
    corecore