210 research outputs found

    Đánh giá thực trạng lao động và hiệu quả công tác đào tạo nghề nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Trong tiến trình phát triển nông thôn, vấn đề lao động, đào tạo nghề và cải thiện thu nhập là các vấn đề đã và đang được quan tâm. Vì vậy, phân tích đánh giá thực trạng lao động và hiệu quả đào tạo nghề nông thôn nhằm tổng kết kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề nông thôn. Số liệu sơ cấp từ phỏng vấn các chuyên gia, lãnh đạo ban điều phối dự án đào tạo nghề nông thôn, cùng với 1.540 người lao động tham gia và chưa tham gia các lớp đào tạo nghề nông thôn của 11/13 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong 3 năm 2017-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy có hơn 75% học viên đánh giá công tác đào tạo nghề có hiệu quả, thu nhập sau học nghề của học viên được nâng lên. Qua phân tích đã xác định được các yếu tố tác động tích cực, hạn chế đến hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn ĐBSCL..

    A study on group efficiency of piles in sand

    Get PDF
    Bearing capacity of pile group in cohesionless soil is an interesting topic with studies about coefficient of efficiency, about critical depth where skin friction seems constant with respect to depth of embedment/installation etc. This article focuses on bearing capacity of pile group with variety ofconfiguration with numbersof piles in group, and with pile center-to-center distance. Single pile and pile group in non-cohesive nearly homogenous soil foundation was modelled using Plaxis 3D. Result indicates that pile group capacity varies as the distance or number of piles changes, not only decreases as the number of piles increases; besides, efficiency depends on a) considering various number of piles with the same center-to-center distance, or b) considering as same number but at different pile distances. Discussion then suggests a reasonable configuration for pile group in non-cohesive soil foundation

    Ảnh hưởng của một số yếu tố lên sự tăng sinh và tái sinh huyền phù tế bào sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.)

    Get PDF
    Ngoc Linh ginseng also known as Vietnamese ginseng (Panax Vietnamensis Ha et Grushv.) is a perennial medicinal plant. This plant is extremely rare and belongs to the Araliaceae family. Scientists are focusing on studies of Ngoc Linh ginseng nowadays. In this research, the effects of 2,4-dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D), a-naphthaleneacetic acid (NAA), indole-3-butyric acid (IBA), 6-benzylaminopurine (BA), Kinetin (KIN), mineral salt formulations and cultural conditions, pH, sucrose concentration, medium volume on cell suspension culture of Panax vietnamensis Ha et Grushv. were investigated. In addition, growth curves and the effect of several plant grow regulators including a-naphthaleneacetic acid (NAA), indole-3-butyric acid (IBA), 6-benzylaminopurine (BA) on the regeneration of Ngoc Linh ginseng‘s cell suspension were also presented in this study. After 28 days in culture, the results showed that the best growth of a cell suspension of Ngoc Linh ginseng were obtained on ½MS liquid medium supplemented with 1.5 mg/l NAA, 50 g/l sucrose and the most suitable pH was 6.3. The acceptable medium volume for cell suspension growth was 30 ml. The growth curve of Ngoc Linh ginseng’s cell suspension showed that it should be subcultured at the beginning of the stationary phase approximately the 14th-16th day of culture. Ngoc Linh ginseng’s cell suspension exhibited the strongest growth at this time. When Ngoc Linh ginseng’s cell suspension was transferred to fresh medium, somatic embryos were formed in MS medium supplemented with 3.0 mg/l NAA after 30 days culture. The results shown that the potential regeneration of cell suspension of Ngoc Linh ginseng is very high.Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) là một loài cây dược liệu lâu năm quý hiếm thuộc họ Araliaceae. Nghiên cứu về đối tượng dược liệu quý này đang là mối quan tâm của các nhà khoa học hiện nay. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của 2,4-dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D), a-naphthaleneacetic acid (NAA), indole-3-butyric acid (IBA), 6-benzylaminopurine (BA), Kinetin (KIN), môi trường khoáng và điều kiện chiếu sáng, pH, nồng độ sucrose, thể tích môi trường lên sự tăng sinh huyền phù tế bào sâm Ngọc Linh đã được tiến hành khảo sát. Bên cạnh đó, đường cong sinh trưởng của tế bào và ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng như NAA, BA, IBA lên khả năng tái sinh của huyền phù tế bào sâm Ngọc Linh cũng được trình bày trong nghiên cứu này. Kết quả sau 28 ngày nuôi cấy cho thấy, tế bào sâm Ngọc Linh tăng trưởng tốt trong môi trường khoáng ½MS lỏng có bổ sung 1,5 mg/l NAA, 50 g/l sucrose và pH phù hợp nhất cho tế bào tăng trưởng là 6,3. Thể tích môi trường thích hợp nhất khi nuôi cấy 1,0 g mô sẹo “xốp” sâm Ngọc Linh là 30 ml. Dựa vào đường cong sinh trưởng của huyền phù tế bào sâm Ngọc Linh cho thấy thời gian cấy chuyền thích hợp nhất để duy trì huyền phù tế bào sâm Ngọc Linh là vào đầu pha ổn định khoảng ngày nuôi cấy thứ 14 đến ngày thứ 16. Tại thời điểm này, các tế bào sâm Ngọc Linh sinh trưởng mạnh nhất. Phôi vô tính sâm Ngọc Linh được hình thành sau 30 ngày nuôi cấy khi huyền phù tế bào được cấy chuyền sang môi trường MS có bổ sung 3,0 mg/l NAA cho thấy khả năng tái sinh của huyền phù tế bào sâm Ngọc Linh là rất cao

    PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ VẾT LẮNG ĐỌNG TRONG KHÔNG KHÍ QUA RÊU BARBULA INDICA TẠI THÀNH PHỐ BẢO LỘC SỬ DỤNG KỸ THUẬT HUỲNH QUANG TIA X PHẢN XẠ TOÀN PHẦN

    Get PDF
    In this investigation, the Total Reflection X-ray Fluorescence (TXRF) technique detected 24 elements: Al, P, S, Cl, K, Sr, Sc, Ti, Mn, Fe, Co, Cu, Zn, As, Br, Ba, La, Eu, Tb, Dy, Ta, Pb, Th, and U in Barbula indica moss collected at Baoloc (Vietnam) from November 2019 to March 2020. Factor analysis was used to explain contamination sources at the sampling sites. This study showed that the passive moss biomonitoring and TXRF techniques are efficient and very suitable for detecting trace elements due to atmospheric deposition in developing countries, especially Vietnam and some Asian countries.Trong nghiên cứu này, kỹ thuật huỳnh quang tia X phản xạ toàn phần (TXRF) được ứng dụng đã xác định được 24 nguyên tố, bao gồm: Al, P, S, Cl, K, Sr, Sc, Ti, Mn, Fe, Co, Cu, Zn, As, Br, Ba, La, Eu, Tb, Dy, Ta, Pb, Th, và U trên rêu Barbula Indica tại thành phố Bảo Lộc (Việt Nam) từ tháng mười một năm 2019 đến tháng ba năm 2020. Kết quả cũng đã dự đoán những nguồn ô nhiễm mang lại. Ở nghiên cứu này cho thấy việc sử dụng mẫu rêu có sẵn, và kỹ thuật TXRF là hiệu quả, rất thuận lợi để xác định sự lắng động các nguyên tố vết trong không khí cho những quốc gia đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam và các nước Châu Á

    HÀM LƯỢNG As, Pb TÍCH LŨY TRONG LOÀI HẾN (Corbicula sp.) VÀ HÀU SÔNG (Ostrea rivularis Gould, 1861) TẠI CỬA SÔNG CU ĐÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

    Get PDF
    Động vật hai mảnh vỏ rất phổ biến và được ghi nhận là một loài chỉ thị sinh học tốt bởi vì nó có phân bố rộng và phổ biến ở nhiều thủy vực, có đời sống tĩnh, sức chống chịu tốt với ô nhiễm và tích lũy cao các chất ô nhiễm từ nước và trầm tích. Động vật hai mảnh vỏ đã được nghiên cứu để chỉ thị cho ô nhiễm KLN trong môi trường. Hơn nữa, công nghệ này dễ dàng đánh giá KLN tích lũy trong sinh vật, thường là cao hơn trong các thành phần khác, phản ánh được KLN linh động và có thể đi vào trong chuỗi thức ăn như là chất độc và gây độc hại đối với hệ sinh thái. Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu về tích lũy KLN As và Pb trong loài Hến (Corbicula sp.) và loài Hàu sông (Ostrea rivularis G.) từ cửa sông Cu Đê, TP. Đà Nẵng. Dữ liệu nghiên cứu này của chúng tôi góp phần quan trọng trong việc sử dụng loài Hến (Corbicula sp.) và loài Hàu sông (Ostrea rivularis G.) làm sinh vật chỉ thị ô nhiễm KLN.Summary: Bivalves are widely regarded as good bioindicator species because of their widespread distribution and abundance in many aquatic habitats. They have sedentary life, hardiness and ability to bioaccumulate from water and sediments. Bivalves have been studied to indicate the pollution of heavy metal in environment. Besides the technical facilities to determine metal concentration in organisms, usually higher than that of the other components, represent the amount of metals bioavailability and thus possibly going into food chain with possible toxic and deleterious impacts to the ecosystem. In this study, we present the studied results about concentration of As, Pb in Clam (Corbicula sp.) and Oyster (Ostrea rivularis G.) from Cu De estuarine, Da Nang city. Our data have important implications for biomonitor of heavy metal by Clam (Corbicula sp.) and Oyster (Ostrea rivularis G.)

    CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH ĐẦM THỊ NẠI, TỈNH BÌNH ĐỊNH

    Get PDF
    Nội dung bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu chất lượng môi trường trầm tích đầm Thị Nại vào tháng 11/2008 (mùa mưa) và tháng 4/2009 (mùa khô). Từ kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng trong trầm tích đầm Thị Nại biến đổi trong phạm vi rộng (C hữu cơ từ 0,09 - 1,16 %, N hữu cơ từ 88,7 - 1826,0 mg/g, P tổng số từ 44,2 - 938,2 mg/g, Zn từ 3,4 - 75,6 mg/g, hydrocarbon từ 108 - 423 mg/g, Cu từ 0,1 - 15,3 mg/g, Pb từ 2,3 - 35,2 mg/g, Fe từ 1379 - 14981 mg/g), có xu hướng tăng dần từ đỉnh đầm về phía cửa đầm và có mối quan hệ mật thiết với độ hạt của trầm tích. Hàm lượng của chúng cao trong trầm tích bùn sét và thấp hơn trong trầm tích hạt thô. Vật chất hữu cơ trong trầm tích chủ yếu có nguồn gốc lục nguyên (terrigeneous organic matter). Chất lượng môi trường trầm tích đầm Thị Nại còn khá tốt, hàm lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng trong trầm tích đầm Thị Nại đều phù hợp cho đời sống thủy sinh. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường trầm tích gồm vật chất từ tự nhiên (chủ yếu là vật chất từ sông Côn và sông Hà Thanh) và từ các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực liền kề.Vào thời kỳ mưa lũ, sự lắng đọng vật chất xảy ra trong toàn đầm, nhưng vào mùa khô hiện tượng này chủ yếu diễn ra trong khu vực đỉnh đầm. Tốc độ lắng đọng trầm tích (TĐLĐTT) vào mùa mưa cao hơn so với mùa khô nhưng hàm lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng trong vật liệu trầm tích mới lắng đọng vào mùa mưa lại thấp hơn. Summary: The paper represents some aspects on the quality of the sediments in Thi Nai lagoon. Results of 2 surveys (performed in November 2008, rainy season, and April 2009, dry season) show that the contents of the organic materials and heavy metals in the sediment were considerably various (organic C: 0.09 -1.16%, organic N: 88.7 – 1826.0 mg/g, total P:  44.2 - 938.2 mg/g; Zn: 3.4 - 75.6 mg/g; Cu: 0.1 - 15.3 mg/g, Pb: 2.3 – 35.2 mg/g, Fe: 1379 - 14981 mg/g; HC: 108 - 423 mg/g). Content of organic matters, heavy metals and hydrocarbon increases from the top toward the mouth of the lagoon because of the increase of pelite fraction in the sediments. The most part of the organic matters are terrigeneous in origin particularly in rainy season. Generally, the sediment in Thi Nai lagoon, in term of organic materials and heavy metals, was suitable for the aquatic life. The factors affecting to the sediment quality included the materials from natural sources (mainly from Con and Ha Thanh rivers) and human activities. In the rainy season, the deposition on the sediment took place in the whole of the lagoon, whereas during the dry season, it prevailed mainly in the top of the lagoon. Sedimentation rate was higher in rainy season compared to dry season but the contents of the organic matters and heavy metals of materials in sediment traps were higher in dry season
    corecore