84 research outputs found

    Công nghệ số thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học: Phân tích trắc lượng thư mục

    Get PDF
    Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích trắc lượng thư mục nhằm khám phá tác động của công nghệ trong việc thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH). Nghiên cứu được thực hiện với cơ sở dữ liệu Scopus trong giai đoạn 2014-2023. Kết quả cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng các công trình, chủ yếu là sau năm 2019, cũng như mạng lưới hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng. Bốn xu hướng nghiên cứu chính nổi lên gồm: quá trình chuyển đổi số, ảnh hưởng của Covid-19 đối với GDĐH, sự hội tụ các công nghệ số trong giáo dục và nhu cầu về tính sáng tạo và thích ứng ngày càng tăng trong GDĐH. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp cận các đổi mới công nghệ để thúc đẩy chuyển đổi số bền vững nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động và chất lượng giáo dục

    THANH LỌC HAI GIỐNG LÚA MÙA CHỦ LỰC MỘT BỤI LÙN (ORYZA SATIVA) VÀ CHÍN TÈO (ORYZA SATIVA) CỦA CÁC TỈNH BẠC LIÊU, KIÊN GIANG VÀ CÀ MAU BẰNG KỸ THUẬT ĐIỆN DI SDS-PAGE PROTEIN

    Get PDF
    Kết quả điều tra đánh giá hai giống lúa mùa Một Bụi Lùn và Chín Tèo, thu 6 dòng Một Bụi Lùn và 7 dòng Chín Tèo, mỗi dòng thu 1.000 đến 1.200 bông tại tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau. Mỗi dòng/giống chọn ra 500 bông tốt nhất để thanh lọc bằng kỹ thuật điện di SDS-PAGE protein chọn lọc những hạt tốt nhất đem nhân trong nhà lưới. ứng dụng kỹ thuật điện di protein giúp chọn các hạt lúa có đặc tính phẩm chất mềm cơm. Trồng đánh giá độ thuần trên đồng năm 2010 và đánh giá năng suất 6 dòng Một Bụi Lùn và 7 dòng Chín Tèo tại tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau trong mô hình lúa tôm vụ mùa năm 2011. Các dòng này cũng được đánh giá khả năng chống chịu rầy nâu, bệnh cháy lá và phẩm chất hạt. Kết quả nghiên cứu đã chọn ra Một Bụi Lùn (Một Bụi Lùn 3) và Chín Tèo (Chín Tèo 1) có độ thuần cao, mềm cơm, kháng bệnh cháy lá và năng      suất khá

    TÌM DẤU CHỈ THỊ PROTEIN TƯƠNG QUAN VỚI HÀM LƯỢNG PROTEIN TRÊN HẠT ĐẬU NÀNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN DI SDS-PAGE

    Get PDF
    Nhằm tuyển chọn giống đậu nành theo hướng nâng cao hàm lượng protein, đánh giá hàm lượng protein của 166 giống đậu nành bằng phương pháp Kjeldahl và phương pháp điện di protein SDS-PAGE. Kết quả ghi nhận được giống đậu nành ngoại nhập có khoảng biến thiên hàm lượng protein (34,83 ? 47,09%) cao hơn giống nội địa (31,29? 43,36%). Phương pháp điện di SDS-PAGE cho phép đánh giá được độ thuần các giống đậu nành đã được khảo sát và mối tương quan giữa hàm lượng protein với tiểu đơn vị b, acidic và basic là tương quan thuận, chọn được giống đậu nành: BA Vì và BOONE ngoài mức độ thuần còn có hàm lượng protein rất cao

    Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) tỉnh An Giang, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp chưa cao, chỉ có 55% HTXNN được xếp loại mạnh, trung bình/yếu (45%). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra khó khăn của HTXNN là thiếu vốn (do số góp vốn của các thành viên HTX thấp, bình quân 100.000 đồng/thành viên HTX); và quy mô diện tích đất do HTXNN quản lý thấp (do thành viên HTX tham gia vào HTXNN có diện tích đất sản xuất ít, thấp nhất 0,2 ha). Đồng thời, qua phân tích kết quả hồi quy cho thấy, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTXNN bị tác động bởi các yếu tố: năm thành lập HTXNN, nguồn vốn, trình độ quản lý của ban giám đốc và hình thức hoạt động dịch vụ của HTXNN

    ĐáNH GIá KHả NăNG CHịU MặN Và PHẩM CHấT CủA GIốNG LúA SỏI, MộT BụI HồNG Và NàNG QUớT BIểN

    Get PDF
    Lúa mùa ở đồng bằng Sông Cửu Long phần lớn được trồng ở ven biển trong thời gian dài. Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, người dân đã tận dụng nước biển để nuôi tôm, đất đai bị nhiễm mặn, do đó lúa không thể canh tác được, dịch bệnh trên tôm ngày càng trở nên phổ biến. Mục đích của nghiên cứu này là để tìm ra được các giống lúa có khả năng chịu được độ mặn đất cao. Thí nghiệm được tiến hành để kiểm tra khả năng chịu mặn theo phương pháp của IRRI, 1997, thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô phụ, 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại với 3 giống là Lúa Sỏi, Một Bụi Hồng và Nàng Quớt Biển, IR28 làm giống chuẩn nhiễm, Đốc Phụng làm giống chuẩn kháng. Kết quả đánh giá cấp chống chịu mặn của 5 giống lúa sau 16 ngày thử mặn, giống Đốc Phụng, Lúa Sỏi, Nàng Quớt Biển có khả năng chịu mặn ở cấp 5 (chống chịu trung bình) ở độ mặn 12,5?, giống Một Bụi Hồng có khả năng chịu mặn ở cấp 5 (chống chịu trung bình) ở độ mặn 10? khi giống chuẩn nhiễm IR28 ở cấp 9 (rất nhiễm)

    Các hợp chất flavonoid và polyphenol từ cây mỏ quạ (Maclura cochinchinensis)

    Get PDF
    From the ethyl acetate extract of Maclura cochinchinenis six flavonoids: kaempferol, dihydrokaempferol, quercetin, 6-p-hydroxybenzyl-dihydrokaempferol (gericudranin E), oxyresveratrol and 2',4',5,7-tetrahydroxy-flavanone (steppogenin) were isolated. Their structures were established by analysis of the NMR and mass spectra. Compound 6-p-hydroxybenzyl-dihydroquercetin was isolated for the first time from M. cochinchinenis

    Thủ thuật sử dụng máy tính

    No full text
    26tr.; 26cm

    FIREFOX

    No full text
    26tr.; 26cm
    corecore