64 research outputs found

    MÔ PHỎNG PHỔ NĂNG LƯỢNG NƠTRON CỦA CHÙM NƠTRON NHIỆT TRUYỀN QUA PHIN LỌC

    Get PDF
    In this paper, simulation calculations of the energy spectra distribution of thermal neutrons transmitted through a filter section of sapphire and bismuth crystals were carried out. Techniques used sapphire and bismuth as neutron filters. The PHITS (Particle and Heavy Ion Transport System) simulation code was used to characterize the neutron energy spectra based on the material design parameters, geometrical structure, and shielding thickness.Trong bài báo, các tính toán mô phỏng về phân bố phổ năng lượng của các neutron nhiệt truyền qua phin lọc của tinh thể sapphire và bistmut đã được thực hiện. Kỹ thuật nơtron phin lọc sử dụng bismuth, sapphire đã được áp dụng. Mô phỏng PHITS (Particle and Heavy Ion Transport System) đã được áp dụng để mô tả đặc điểm của phổ năng lượng neutron dựa trên các tham số thiết kế vật liệu, cấu trúc hình học, và độ dày lớp che chắn

    Nghiên cứu gia công khẩu trang kháng bức xạ cực tím từ sợi chuối

    Get PDF
    Nghiên cứu trình bày quy trình gia công khẩu trang thân thiện môi trường từ sợi chuối và đánh giá khả năng kháng bức xạ UV của khẩu trang thông qua khảo sát các yếu tố ảnh hưởng. Cấu trúc mặt cắt ngang và trên bề mặt của sợi chuối được quan sát thông qua kính hiển vi điện tử quét. Các yếu tố ảnh hưởng (gồm nhiệt độ ép, thời gian ép) để gia công khẩu trang đã được khảo sát. Để cải thiện khả năng kháng bức xạ UV của khẩu trang, một lượng muối lignin đã được bổ sung hoặc tăng bề dày tấm sợi. Khẩu trang từ sợi chuối đã được gia công thành công với khả năng sàng lọc bức xạ UV tối đa là 50,88% trong điều kiện gia công như: nhiệt độ ép tấm sợi là 130ºC, thời gian ép là 20 phút, thể tích muối lignin là 30 mL, bề dày tấm sợi là 3 mm. Hơn nữa, việc gia công thành công khẩu trang từ sợi chuối có khả năng kháng bức xạ UV đã tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về khẩu trang thân thiện môi trường

    Tổng hợp vật liệu Fe3O4/lignin ứng dụng xử lý methylene blue

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tổng hợp vật liệu Fe3O4/lignin và đánh giá khả năng xử lý methylene blue của vật liệu. Trong đó, Fe3O4 được tổng hợp bằng phương pháp đồng kết tủa, lignin được trích ly từ bã mía và vật liệu Fe3O4/lignin được kết hợp thông qua tác nhân liên kết citric acid. Các vật liệu sau khi tổng hợp được đánh giá bởi các phương pháp phân tích hiện đại như kỹ thuật nhiễu xạ tia X để xác định đặc điểm cấu trúc của các hạt Fe3O4; kỹ thuật quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier để xác định sự có mặt của các liên kết trong phân tử vật liệu hấp phụ; kính hiển vi quang học để xác định hình thái bề mặt của Fe3O4/lignin. Độ bão hòa từ của các hạt Fe3O4 và Fe3O4/lignin được xác định bằng từ kế mẫu rung lần lượt là 95 và 49,5 emu.g-1. Khả năng hấp phụ và nhả hấp phụ methylene blue của Fe3O4/lignin được đánh giá bằng phương pháp UV-Vis. Kết quả cho thấy hiệu suất hấp phụ tối đa của Fe3O4/lignin đối với metylen blue có thể đạt 96,53% ở pH 6-7 trong 60 phút và hiệu suất nhả hấp phụ là 66,5% trong 75 phút. Việc xử lý metylene blue tuân theo mô hình động học giả kiến bậc hai và mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir

    ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ CHẨN ĐOÁN BỆNH VỚI CÁCH TIẾP CẬN Y HỌC CÁ THỂ HÓA TRÊN DỮ LIỆU METAGENOMIC

    Get PDF
    In recent years, Metagenomic data, or “multi-genome” data, has been increasingly used for research in “personalized medicine” approaches with the purpose of improving and enhancing effectiveness in human health care. Many studies have experimentally analyzed this data and proposed many methods to improve the accuracy of the analysis. Applying and integrating information technology to process and analyze Metagenomic data for personalized medicine approaches are necessary because of the enormous complexity of Metagenomic data. The potential advantages of Metagenomic data have been proven through many studies. Within the scope of this research, we introduce and evaluate useful tools for studying Metagenomic data in supporting the diagnosis of human disease and health conditions. From these studies, we may develop extensive and in-depth studies from previous studies to explore the important effect of the microbial ecosystem that is a rich set of microbial features for prediction and biomarker discovery in the human body. Moreover, there are trends diagnosis, appropriate treatments to improve and enhance human health.Trong những năm gần đây, dữ liệu Metagenomic hay còn gọi là dữ liệu “hệ đa gen” được sử dụng ngày càng nhiều cho các nghiên cứu trong các tiếp cận “Y học cá thể hóa” với mục tiêu cải thiện và nâng cao tính hiệu quả trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu đã thực nghiệm phân tích trên bộ dữ liệu này và đề xuất nhiều phương pháp để cải thiện độ chính xác trong phân tích. Việc ứng dụng công nghệ thông tin để xử lý và hỗ trợ phân tích dữ liệu này phục vụ cho Y học cá thể là không thể thiếu bởi khối lượng công việc xử lý và độ phức tạp là rất lớn. Với những lợi ích đầy tiềm năng của dữ liệu Metagenomic đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Trong phạm vi bài báo này, nhóm nghiên cứu giới thiệu và đánh giá những công cụ rất hữu ích phục vụ cho việc nghiên cứu dữ liệu Metagenomic trong hỗ trợ chẩn đoán bệnh cho con người. Từ các nghiên cứu này, chúng ta có thể phát triển những nghiên cứu mở rộng và sâu hơn để khám phá những ảnh hưởng quan trọng của hệ sinh thái vi sinh vật trong cơ thể con người ảnh hưởng đến sức khỏe và từ đó đề xuất những xu hướng chẩn đoán và điều trị phù hợp để nâng cao và cải thiện sức khỏe con người

    Lựa chọn mô hình sản xuất của hộ trồng lúa trong điều kiện xâm nhập mặn: Trường hợp Cà Mau và Sóc Trăng

    Get PDF
    Diễn biến xâm nhập mặn có ảnh hưởng rất lớn đến hộ trồng lúa ở các tỉnh ven biển ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm Cà Mau và Sóc Trăng. Bài viết này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mô hình canh tác trên đất lúa trong điều kiện xâm nhập mặn dựa vào mô hình Ricardian. Kết quả chỉ ra rằng nhiều mô hình trồng lúa kết hợp như lúa cá, lúa tôm, và lúa màu được ghi nhận trên địa bàn của hai tỉnh bên cạnh mô hình chuyên canh cây lúa. Xu hướng chuyển đổi từ mô hình trồng lúa chuyên canh 2 vụ và 3 vụ sang mô hình lúa kết hợp trong điều kiện xâm nhập mặn được ghi nhận với tỉ lệ khá cao trên 50%. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn giữa mô hình sản xuất lúa chuyên canh và mô hình lúa kết hợp của hộ trồng lúa ở Cà Mau và Sóc Trăng bao gồm: diện tích đất, vay vốn, địa bàn và xâm nhập mặn. Trong đó, xâm nhập mặn là yếu tố quan trọng nhất tác động tích cực trực tiếp đến quyết định lựa chọn mô hình sản xuất từ lúa chuyên canh sang lúa kết hợp. Kết quả này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của các tỉnh khác ở trong vùng

    KíCH THíCH TíNH KHáNG BệNH THáN THƯ TRÊN RAU KHI ĐƯợC Xử Lý BởI MộT Số HóA CHấT

    Get PDF
    Nghiên cứu về kích thích tính kháng bệnh thán thư trên rau do nấm Colletotrichum gây ra được thực hiện trong điều kiện nhà lưới đối với ớt và cà chua và điều kiện nhà lưới và ngoài đồng đối với dưa leo nhằm đánh giá khả năng kích kháng của một số hóa chất đối với bệnh thán thư dựa trên khảo sát về sinh học, mô học và sinh hóa học. Đối với bệnh thán thư dưa leo, kết quả cho thấy calcium chloride không chỉ cho hiệu quả tốt và bền trong điều kiện ngoài đồng mà còn giúp gia tăng hoạt tính enzyme chitinase sớm và đạt đỉnh cao vào 144 giờ sau khi phun nấm lây bệnh. Đối với bệnh thán thư trên cà chua, chitosan có khả năng làm giảm kích thước vết bệnh cấp 1,2 và 3, giảm sự hình thành bào tử và gia tăng sự tích tụ polyphenol. Đối với bệnh thán thư trên ớt, axít salicylic có khả năng giúp hạn chế bệnh thông qua làm giảm sự mọc mầm của bào tử nấm gây bệnh, ức chế sự hình thành đĩa áp, kích thước đĩa áp, cho phản ứng tế bào thể hiện sớm và gia tăng sự tích tụ polyphenol và callose

    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CƠ TU Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Là một quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên, Việt Nam xác định đất nông nghiệp đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là khu vực miền núi. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của người Cơ Tu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam. Thông tin thứ cấp là các báo cáo của chính quyền địa phương và thông tin sơ cấp là kết quả điều tra đối với 84 hộ dân và 3 cuộc thảo luận nhóm tại xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy có 6 loại hình sử dụng đất chính tại địa bàn nghiên cứu, nhưng chỉ có đất trồng cây Keo là mang lại hiệu quả. Cụ thể, với các giá trị IRR = 9,35%, cao hơn lãi suất ngân hàng hiện tại (6,8%) và NPV hơn 1,4 triệu đồng, Keo là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với với lúa, ngô và sắn. Khoảng cách giữa ruộng keo đến đường chính có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với doanh thu (p < 0,05). Keo rất dễ trồng, phù hợp với điều kiện canh tác của người dân địa phương, nhưng hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao

    MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm hiểu các mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu với đối tượng tham gia chính là 90 hộ dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Ba kết quả chính được phát hiện trong quá trình điều tra gồm: thứ nhất, người Xơ Đăng nhận thức được việc khí hậu đang thay đổi và có tác động đến sinh kế của họ; hầu hết hộ đồng ý rằng hạn hán đang kéo dài hơn; tần suất của các đợt lũ lụt, bão có xu hướng giảm dần nhưng mạnh hơn; thứ hai, người dân đưa ra bốn biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm (1) điều chỉnh lịch canh tác, (2) điều chỉnh kỹ thuật canh tác, (3) sử dụng giống bản địa và (4) xen canh cây trồng; thứ ba, trong năm mô hình canh tác chính, xen canh keo và lúa rẫy (Pế-tru) là mô hình thích ứng có hiệu quả kinh tế cao nhất với các giá trị IRR = 10,23%; NPV đạt 2,6 triệu đồng; thời gian thu hồi vốn là 3,5 năm. Kết quả cũng cho thấy có hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa (p < 0,05) tới hiệu quả kinh tế của mô hình này là loại giống keo và khoảng cách từ rẫy keo đến đường chính

    NGHIÊN CỨU NẤM MỐC CÓ KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI TINH BỘT PHÂN LẬP TỪ AO NUÔI TÔM Ở ĐẦM SAM – CHUỒN, THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Để có cơ sở tạo chế phẩm vi sinh làm sạch ao nuôi tôm, từ bùn ao nuôi tôm ở đầm Sam – Chuồn, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, các chủng nấm mốc có hoạt lực phân giải tinh bột đã được phân lập và tuyển chọn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Số lượng nấm mốc trong các mẫu bùn ao nuôi tôm khá cao, từ 0,54 x 106 đến 2,45 x 106 CFU/g, ngoại trừ mẫu bùn ao đất PA1 với 12,65 x 106 CFU/g. Phân lập được 53 chủng nấm mốc có khả năng phân giải tinh bột và chọn được hai chủng MA20 và M102 có hoạt tính amylase mạnh. Trong môi trường Czapeck dịch thể với nguồn carbon là tinh bột, nuôi cấy lắc sau 96 giờ: - Chủng MA20 thể hiện hoạt tính amylase mạnh nhất trong môi trường với nguồn nitrogen là NaNO3, pH 6,5 và tích lũy sinh khối lớn nhất với nguồn nitrogen là gelatine. - Chủng M102 thể hiện hoạt tính amylase mạnh nhất trong môi trường với nguồn nitrogen là KNO3, pH 5,5 và tích lũy sinh khối lớn nhất với nguồn nitrogen là NaNO3
    corecore