8 research outputs found

    Khả năng sinh trưởng và tích lũy sinh khối của bồn bồn (Typha orientalis), cỏ bàng (Lepironia articulata) và năn tượng (Scirpus littoralis) trồng trên đất phèn

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và tích lũy sinh khối ở ba loài thực vật thủy sinh gồm bồn bồn (Typha orientalis C. Presl), cỏ bàng (Lepironia articulata Retz. Domin.) và năn tượng (Scirpus littoralis Schrab.) trồng trên đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trước khi trồng cây, thí nghiệm đánh giá khả năng cải thiện pH đất bằng CaCO3 được thực hiện trên 2 nghiệm thức bón 2 tấn CaCO3/ha và không bón CaCO3 (được xem là nghiệm thức đối chứng). Đất này được sử dụng để trồng cây cho thí nghiệm tiếp theo với ba loài cây, bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại. Sau 42 ngày ngâm đất, giá trị pH trong đất đạt 4,02 ở nghiệm thức có CaCO3 và cao hơn so với đất ban đầu (pH=3,02). Sau 90 ngày trồng cây, khả năng sinh trưởng và tiềm năng tích lũy sinh khối tươi và khô của phần thân và rễ cây và chỉ số diệp lục tố (SPAD) của bồn bồn và năn tượng tốt hơn khi cây trồng trên đất phèn có bón CaCO3

    Macrobiotics, the way of health and happiness

    No full text
    231 tr. : minh họa ; 19 cm

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA BỆNH NHÂN MẮC BỆNH MÃN TÍNH TRONG THỜI KỲ GIÃN CÁCH XÃ HỘI DO DỊCH COVID-19

    No full text
    A cross-sectional study was conducted on 299 patients with NCDs through quota sampling from January to July 2021 to assess the accessibility of medical services of NCDs patients during the period of social distancing due to the COVID-19 pandemic and identify its related factors. Pre-design questionnaires are used to assess the patient's ability to access health services. In total, 299 patients participated in the study, 47.2% did not have access to medical services with the main barriers including difficulty finding public transport to frequently used healthcare facilities (20.7%), difficulty due to the limited number of patients examined by health facilities (21.7%), Facing difficulties due to the health workers in charge of medical examination and treatment having to take on the tasks of preventing/fighting against COVID-19 (30.4%). Multivariable logistic regression model showed that educational level (OR=3.11, 95%KTC 1.50-6.45, p=0.002), distance to medical facilities (OR=1.1.95) %CI 1.05-1.14; p = 0.01), fear of the impact of COVID on health (OR = 1.15, 95% CI 1.01-1.32; p = 0.03) were associated with the patient's lack of access to medical servicesNghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2021 trên 299 bệnh nhân mắc bệnh mạn tính thông qua phương pháp chọn mẫu chỉ tiêu nhằm đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của bệnh nhân NCDs trong thời kỳ giãn cách xã hội do dịch COVID-19 và xác định một số yếu tố liên quan. Bộ câu hỏi thiết kể sẵn được để đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy có có 47,2 % không tiếp cận dịch vụ y tế trong thời gian giãn cách xã hội với các rào cản chủ yếu là: gặp khó khăn trong việc tìm các phương tiện công cộng để đến các cơ sở chăm sóc Y tế thường sử dụng (20,7%), gặp khó khăn do việc hạn chế số bệnh nhân khám bệnh của các CSYT (21,7%), gặp khó khăn do CBYT phụ trách KCB phải phụ trách các công việc phòng/chống dịch (30,4%). Mô hình hồi quy logistic đa biến cho thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn (OR=3,11, 95%KTC 1,50-6,45, p=0,002), khoảng cách đến cơ sở y tế (OR = 1,1, 95%KTC 1.05-1.14; p = 0,01), lo sợ tác động của COVID-19 đến sức khỏe (OR = 1,15, 95%KTC 1,01-1.32; p = 0,03) với việc không tiếp cận dịch vụ y tế của bệnh nhâ

    Ảnh hưởng của mặn NaCl đến sự tăng trưởng và tích lũy sinh khối của ba loài cỏ voi (Pennisetum sp.) ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Đề tài thực hiện trong điều kiện nhà lưới nhằm đánh giá khả năng chịu mặn của ba loài cỏ voi (Pennisetum sp.) bao gồm cỏ voi VA06 (Pennisetum purpureum), cỏ voi xanh Thái Lan (Pennisetum glaucum) và cỏ voi tím (Pennisetum setaceum), làm cơ sở cho việc lựa chọn bổ sung các loài cỏ trồng trên vùng đất nhiễm mặn. Cây được trồng bằng phương pháp thủy canh trong dung dịch dinh dưỡng Hoagland với năm mức độ muối NaCl 0, 5, 10, 15 và 20 g NaCl/L. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên thừa số 2 nhân tố với ba lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Kết quả cho thấy cả ba loài cỏ voi đều giảm sinh trưởng, sinh khối tươi, sinh khối khô, tốc độ tăng trưởng và chỉ số SPAD khi độ mặn tăng lên. Cỏ voi tím là loài có khả năng chịu mặn kém nhất trong ba loài cỏ voi nghiên cứu, cây có dấu hiệu ngộ độc mặn cháy lá ở 10 g NaCl/L và tất cả cây chết khi độ mặn tăng lên 15 và 20 g NaCl/L. Kết quả cho thấy cỏ voi Thái Lan và cỏ voi xanh VA06 là hai loài cỏ voi có tiềm năng để chọn trồng kết hợp với chăn nuôi gia súc ở những vùng đất bị nhiễm mặn trong bối cảnh xâm nhập mặn hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long
    corecore