21 research outputs found

    GIẢI PHÁP TẠO QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Với mục tiêu tìm ra các giải pháp tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội cho tỉnh Quảng Bình trong những năm tới, bài viết đã thể hiện kết quả thực hiện cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo quỹ đất tại tỉnh trong giai đoạn 2015–2018 làm luận cứ khoa học và thực tiễn cho giai đoạn tiếp theo. Số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình và số liệu sơ cấp được thu thập từ việc khảo sát trực tiếp 30 cán bộ chuyên môn từ cấp tỉnh cho đến cấp huyện bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn theo thang đo Likert năm cấp độ. Sau đó, các số liệu này được đưa vào phần mềm MS Excel để tiến hành xử lý và phân tích. Kết quả cho thấy trong giai đoạn 2015–2018, tỉnh Quảng Bình có tổng diện tích đất được khai thác là 398,55 ha trong 128 dự án với tổng mức đầu tư hơn 1.792 tỷ đồng. Trong đó, thành phố Đồng Hới có diện tích quỹ đất được khai thác nhiều nhất và huyện Bố Trạch có số lượng dự án tạo quỹ đất lớn nhất toàn tỉnh. Nghiên cứu đã xác định được bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác tạo quỹ đất phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Bình trong thời gian vừa qua, bao gồm chính sách, tài chính, quy hoạch và tổ chức thực hiện. Từ kết quả đánh giá thực trạng và xác định được các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đã đề xuất được năm nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo quỹ đất cho tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.Từ khóa: giải pháp, phát triển kinh tế – xã hội, quỹ đất, tỉnh Quảng Bìn

    Ảnh hưởng cường độ ánh sáng lên sinh trưởng và chất lượng của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi theo công nghệ biofloc

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm xác định cường độ ánh sáng thích hợp cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng trong mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức với các mức cường độ ánh sáng khác nhau: (i) ánh sáng tự nhiên; (ii) che tối hoàn toàn; (iii) đèn compact 30w; (iv) đèn compact 55w và (v) đèn compact 110w. Tôm được nuôi theo công nghệ biofloc (C:N=15:1), thể tích nước trong bể 300L với độ mặn 15‰ và mật độ 150 con/m3, khối lượng trung bình của tôm bố trí là 0,54 g và chiều dài là 3,69 cm. Các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi trong thời gian 90 ngày nuôi i. Chiều dài của tôm nuôi ở các nghiệm thức dao động từ 11,9 – 12,9 cm tương ứng với khối lượng là 18 – 21,9 g. Trong đó, khối lượng của tôm nuôi ở nghiệm thức đối chứng là cao nhất (21,9 g) nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức chiếu sáng bằng đèn 55w (20,5 g). FCR của nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức đèn 55w là thấp nhất (2,08) nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với các nghiệm thức khác. Tỉ lệ sống của tôm ở nghiệm thức chiếu sáng bằng đèn 55w đạt cao nhất (58,9%), tuy nhiên cũng khác biệt không có ý nghĩa với các nghiệm thức khác (p>0,05). Như vậy, thay thế ánh sáng tự nhiên bằng đèn 55w cho thấy sự tăng trưởng của tôm về khối lượng, chiều dài cũng như tỷ lệ sống tương đương nhau và có thể áp dụng với các hệ thống nuôi tôm biofloc trong nhà

    Bảo quản fillet cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) đông lạnh bằng hợp chất gelatin kết hợp với gallic hoặc tannic acid

    Get PDF
    Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của gelatin kết hợp với gallic acid hoặc tannic acid đến sự giảm thất thoát khối lượng sau khi lạnh đông – tan giá và sự oxi hóa lipid thông qua chỉ số PV và TBARS cá tra phi lê đông lạnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mẫu nhúng trong dung dịch gelatin nồng độ 1,5% có bổ sung gallic acid 2% hoặc tannic acid 2% không ảnh hưởng đến cấu trúc và chất lượng cảm quan của sản phẩm. Tuy nhiên, chỉ số peroxide (1,25 và 1,2 meq/kg) và TBARS (3,01 và 2,91 mgMDA/kg) của mẫu nhúng trong dung dịch gelatin bổ sung gallic hoặc tannic acid khác biệt có ý nghĩa thống kê và thấp hơn so với mẫu nhúng STPP (1,61 meq/kg và 4,37 mgMDA/kg) và mẫu trắng (2,64 meq/kg và 5,44 mgMDA/kg). Sử dụng gelatin kết hợp với gallic acid hoặc tannic acid bảo quản fillet cá tra đông lạnh cho hiệu quả hạn chế sự oxy hóa lipid của sản phẩm

    Tiến trình hội nhập và phát triển của chế định pháp nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam

    No full text
    In terms of legal science about legal relations, a legislatorial person is an independent subject. The birth of a legal entity has an important meaning and marks a development step of the law. The theory of legal entities has been formed quite early in the world and is gradually developing and advancing. In the process of integration and development, Vietnam has absorbed experiences from other countries and legislate a sovereign institution for legal entities in the Civil Code. Through the three Civil Codes, the legal entity has increasingly affirmed its role as a legal instrument with important and practical significance for economic development. The establishment of a legal entity aims not only to gain profits from assets put into investment, but also to ensure material conditions for management, scientific, charity and social activities

    Nghiên cứu gắn kết collagen da cá tra lên bề mặt hydroxyapatite từ xương cá tra

    Get PDF
    Nghiên cứu được tiến hành nhằm gắn kết collagen trích ly từ da cá tra (Pangasiidae) lên bề mặt hydroxyapatite (HA) tổng hợp từ xương cá tra làm tăng khả năng ứng dụng trong lĩnh vực y sinh. Sau khi trích ly, collagen được gắn kết lên bề mặt HA thông qua cầu nối glutaraldehyde. Các hạt HA trước tiên gắn kết với 3 – amino propyl triethoxysilane (APTES) tạo nhóm chức amine trên bề mặt. Glutaraldehyde là cầu nối gắn kết HA và collagen thông qua phản ứng giữa nhóm chức amine và aldehyde. Các yếu tố ảnh đến sự gắn kết như nồng độ collagen, pH dung dịch phản ứng, thời gian và nhiệt độ của phản ứng được tiến hành khảo sát. Kết quả thí nghiệm cho thấy nồng độ collagen 1 mg/mL, dung dịch acetic acid hòa tan collagen có pH 3, thời gian phản ứng 3 giờ và nhiệt độ phản ứng 37C là điều kiện thích hợp để tiến hành gắn kết. Ngoài ra, kết quả chụp SEM cho thấy rằng các hạt HA được chế tạo có kích thước khoảng 1.000 nm và bị phủ một lớp collagen sau khi gắn kết

    Sản xuất phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng phân hữu cơ và hiệu quả đối với cây trồng. Vật liệu ủ là chất thải hữu cơ được phân loại và có sử dụng nấm Trichoderma. Thí nghiệm thực hiện trên mẻ ủ thể tích 0,144 m3, ở hai nghiệm thức có bổ sung nấm Trichoderma với liều lượng 20 g/m3 và không dùng chế phẩm. Sau 60 ngày ủ, các chỉ số như nhiệt độ, ẩm độ, pH, sụt giảm thể tích, cac-bon tổng, ni-tơ tổng ở hai nghiệm thức giảm dần theo thời gian; ngược lại, tổng đạm, tổng lân dễ tiêu tăng. Sản phẩm phân sau ủ có pH, độ ẩm, tổng cacbon, tổng nitơ, tổng phốtpho theo thứ tự là 7,93, 34,2%, 15,18%, 1,52%, 2,65%. Mẻ ủ quy mô lớn ngoài thực tế với khối lượng ủ xấp xỉ 9,0 tấn cũng được thực hiện và cho kết quả tương đồng với kết quả ghi nhận ở thí nghiệm. Quy trình sản xuất phân compost được đề xuất thông qua kết quả nghiên cứu này

    Ảnh hưởng của pH, khối lượng, thời gian và nồng độ nitrate lên khả năng hấp phụ nitrate của than tre trong nước thải biogas

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá khả năng hấp phụ nitrate trong nước thải biogas bằng than sinh học tre. Đặc điểm của than tre được xác định bằng cách đo diện tích bề mặt riêng (BET) và chụp ảnh SEM. Thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm và được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 lần lặp lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình hấp phụ nitrate đạt tối ưu khi pH dung dịch bằng 4, với khối lượng than là 1 g, thời gian hấp phụ đạt cân bằng sau 15 phút. Dữ liệu thí nghiệm phù hợp với các mô hình hấp phụ đẳng nhiệt khác nhau (mô hình Langmuir, mô hình Freundlich). Dung lượng nitrate hấp phụ cực đại của than tre đạt 8,1 mg/g
    corecore