96 research outputs found

    KÊNH DẪN TRUYỀN NA+ CỔNG ĐIỆN ÁP (NaV) VÀ TÍNH KHÁNG THUỐC DIỆT CÔN TRÙNG Ở MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

    Get PDF
    Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch lớn và có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh lưu hành trên hơn 100 quốc gia trên thế giới ở hầu hết các châu lục. Sốt xuất huyết được lây truyền qua vector trung gian là muỗi Aedes (Aedes aegypti và Aedes albopictus). Việc kiểm soát vector truyền bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự bùng phát của dịch. Trong các biện pháp kiểm soát vector truyền bệnh, việc sử dụng thuốc diệt côn trùng đã mang lại những hiệu quả đáng kể và thuốc diệt côn trùng được sử dụng rộng rãi hiện nay thuộc nhóm pyrethroid. Các hóa chất thuộc nhóm pyrethroid chủ yếu tác động lên côn trùng thông qua các thụ thể trên kênh dẫn truyền Na+ của các neuron thần kinh ở côn trùng. Pyrethroid cản trở sự ngừng hoạt động của kênh dẫn truyền, kết quả là kênh K+ mở trong thời gian dài làm gián đoạn tín hiệu điện trong hệ thống thần kinh, làm mất khả năng bay của côn trùng. Tuy nhiên, khả năng kháng thuốc ở côn trùng trong đó có muỗi đang khiến cho hiệu quả của thuốc diệt côn trùng bị giảm đi. Khả năng kháng thuốc được xác định là do các đột biến trên gen mã hóa cho kênh dẫn truyền Na+ (voltage-gated sodium channel – VGSC). Cho đến nay, rất nhiều đột biến đã được xác định có liên quan đến tính kháng ở các quần thể muỗi Aedes. Thêm vào đó, tần xuất của các đột biến trên gen VGSC ở các quần thể muỗi khác nhau có sự khác biệt rất lớn. Vì vậy, nghiên cứu tính kháng thuốc diệt ở muỗi Aedes sẽ giúp cho việc kiểm soát tốt đối với vector truyền bệnh sốt xuất huyết

    Cơ sở di truyền của bệnh vảy nến

    Get PDF
    Psoriasis is a chronic dermatitis disease. Although the disease is not dangerous but it affects patients’s life in many aspects and involving a large number of people in the world. Besides that, psoriasis related to many other diseases such as metabolic disorder, diabetes, cardiovascular disease or can develop into servere arthritis and psoriasis arthritis leading to joint deformities. HLAC gene located on chromosome 6 (locus PSORS1) is known to have an important role in the susceptibility of disease. Besides, investigations showed that psoriasis is controlled by many loci and genes. By using traditional methods and genome wide association studies (GWAS) have been identified 13 loci and many genes involved of disease. However, the role of each locus and gene influence to the susceptibility of disease, presentation of disease, time onset and the links with other diseases have not yet been defined clearly. Among the relevant loci, the PSORS1 locus still considered the main influence on the susceptibility of disease. Noteworthy, the factors of age, gender and race have influences to the disease manifestation of different loci. The studies also provides evidences of the relation of proriasis and increasing risk cardiovascular, hypertension, diabetes and other diseases. So that, by understanding the genetic basis of the disease, the doctors and patients can get orientation in prevention, treatment and minimizing the impact of the disease. In this article, we give a clearer view of the genetic basis of psoriasis.Bệnh vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính, tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đời sống của bệnh nhân và ảnh hưởng lên một số lượng lớn người trên thế giới. Bên cạnh đó, bệnh vảy nến còn liên quan đến nhiều bệnh khác như rối loạn trao đổi chất, tiểu đường, tim mạch, hoặc có thể phát triển thành viêm khớp vảy nến, viêm khớp nặng dẫn đến biến dạng khớp. Gen HLAC nằm trên nhiễm sắc thể số 6 (locus PSORS1) được biết đến là có vai trò quan trọng trong sự mẫn cảm với bệnh. Bên cạnh đó, các nghiên cứu bằng phương pháp truyền thống và phương pháp nghiên cứu hệ gen cho thấy bệnh vảy nến còn do nhiều locus gen và nhiều gen khác kiểm soát. Cho đến nay, đã xác định được 13 locus gen và hàng chục gen liên quan đến bệnh này. Tuy nhiên, vai trò ảnh hưởng của mỗi locus, mỗi gen lên sự mẫn cảm đối với bệnh, sự biểu hiện của bệnh cũng như thời gian phát bệnh, mối liên hệ với các bệnh khác chưa được xác định rõ ràng. Trong số các locus gen liên quan, locus gen PSORS1 vẫn được coi là có ảnh hưởng chính lên sự mẫn cảm với bệnh. Đáng chú ý là các yếu tố tuổi, giới tính và chủng tộc cũng có sự tác động qua lại với biểu hiện bệnh của các locus gen khác nhau. Các nghiên cứu cũng đưa ra nhiều bằng chứng về mối liên quan của bệnh vảy nến và nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường và nhiều bệnh khác. Chính vì vậy, hiểu rõ về sự di truyền của bệnh sẽ giúp cho bác sỹ và bệnh nhân có thể có được hướng phòng ngừa, điều trị, giảm thiểu các tác động của bệnh. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra một cái nhìn rõ nét hơn về cơ sở di truyền của bệnh vảy nến

    Xác định nguồn gen kháng rầy nâu ở một số giống lúa bằng chỉ thị phân tử

    Get PDF
    Brown plant hopper (Nilaparvata lugens Stal.) is the one of dangerous pests for rice that were reported in most of rice growing countries. Twenty seven BPH resistance genes have been detected in cultivated and wild rice. However, each resistance gene is able to resist with only strain or certain biotype. Besides, many studies indicated that the toxicity of BPH strains tend to change and loss the resistance of rice lines. The breeding of rice varieties that resist to many BPH biotypes is being the breeders towards. With helping of the development of molecular markers and genetic engineering, the breeders are hopping to identify the molecular markers that linked tightly with BPH resistance genes and develop the rice varieties can gather many resistance genes in a well genomic platform. In this study, we assessed the resistance of rice lines of Vietnam and imported rice lines. The resistance was ditermined by using assessement method in the galvanized box and molecular markers linkage with resistance genes (Bph1, bph2, Bph3, Bph9 and Bph17). The results showed that there was a high affinity between the two methods with 70.59% and 86.27% of lines that have the resistance (respectively). Among of 51 surveyed rice lines, 44 lines (86.27%) were determined to have at least one marker linkage with resistance genes. 19 lines (37.25%) harbored two or three markers linkage with resistance genes. These lines will be a good genetic resource for screening and breeding the resistant rice varieties.Rầy nâu Nilaparvata lugens, là một trong các loại sâu hại nguy hiểm đối với cây lúa đã được ghi nhận tại hầu hết các nước có trồng lúa. Cho đến nay đã xác định được 27 gen kháng rầy nâu ở các giống lúa trồng và lúa hoang dại. Tuy nhiên, mỗi gen kháng chỉ có khả năng kháng với những chủng hoặc biotype rầy nâu nhất định. Việc chọn tạo các giống lúa có khả năng kháng với nhiều biotype rầy nâu đang được các nhà chọn tạo giống hướng đến. Với sự phát triển của chỉ thị phân tử và các kỹ thuật di truyền, các nhà chọn giống đã có thể xác định được các chỉ thị liên kết chặt với các gen kháng rầy nâu, từ đó chọn tạo được giống lúa có thể quy tụ nhiều gen kháng trên một nền di truyền ưu việt nhờ sự trợ giúp của chỉ thị phân tử. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá khả năng kháng rầy nâu của một số dòng giống lúa của Việt Nam và nhập nội bằng phương pháp đánh giá nhân tạo của IRRI và bằng chỉ thị phân tử SSR và STS liên kết với gen kháng rầy nâu Bph1, bph2, Bph3, Bph9, Bph17. Kết quả đánh giá cho thấy có sự tương đồng cao giữa hai phương pháp, trong số 51 dòng/giống lúa khảo sát có 70,59% và 86,27% (đánh giá theo từng phương pháp) dòng có khả năng kháng, 37,25% số dòng mang từ hai đến ba chỉ thị liên kết với gen kháng. Đây là nguồn nguyên liệu tốt cho các nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng rầy

    Thành phần loài và mật độ giáp xác râu ngành (Cladocera) và giáp xác chân chèo (Copepoda) trong ao nuôi tôm nước lợ thâm canh

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm đánh giá sự biến động về thành phần loài Cladocera và Copepoda trong các ao nuôi tôm nước lợ. Nghiên cứu được thực hiện ở 6 ao tôm gồm 3 ao nuôi tôm sú  và 3 ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường nước các ao nuôi tôm như nhiệt độ, pH, độ mặn, TAN, NO3-, PO43-, TN, TP và chlorophyll-a trong giới hạn phù hợp của tôm. Có 34 loài động vật nổi được ghi nhận trong các ao nuôi tôm, trong đó Cladocera (1 loài) và Copepoda (4 loài) chiếm tỉ lệ khá thấp. Mật độ của Copepoda (gồm ấu trùng nauplius) biến động từ 19.112 đến 169.778 cá thể/m³ và Cladocera từ 0 đến 2.650 cá thể/m3. Các loài được xác định gồm Acartia clausi, Apocylops sp., Microsetella norvegica, Schmackeria dubia (Copepoda) và Moina sp. (Cladocera). Schmackeria dubia và ấu trùng nauplius (Copepoda) chiếm ưu thế ở cả các ao tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Năng suất tôm tương quan thuận (p>0,05) với mật độ Copepoda. Sự phát triển của Copepoda góp phần làm tăng năng suất tôm trong ao nuôi

    ĐẶC TRƯNG QUANG ĐIỆN TỬ CỦA PIN MẶT TRỜI TRÊN CƠ SỞ MÀNG MỎNG Ag/SnS CHẾ TẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÚN XẠ SÓNG VÔ TUYẾN TẦN SỐ CAO

    Get PDF
    We report the characteristics of solar cells manufactured with silver deposited on SnS thin film (Ag/SnS) synthesized with the radio frequency sputtering method. The Ag/SnS film significantly improves the reliable photocurrent density (JSC), photoconversion efficiency, long-term stability due to high transfer carriers of Ag/SnS, suppressed leakage current, and low surface resistance based on sufficient ohmic contact. The Ag/SnS film-based solar cell obtains a power conversion efficiency (h) of 4.83% with a short circuit current density (JSC) of 15.1 mA/cm2 and open-circuit voltage (VOC) of 0.5 V at room temperature. Based on these findings, we propose a potential application of noble metals on the SnS film for enhancing the efficiency and long-term stability of SnS film–based solar cells.Chúng tôi trình bày các đặc trưng về pin năng lượng mặt trời chế tạo với màng mỏng SnS/Ag/SnS được tổng hợp bằng phương pháp phún xạ sóng vô tuyến tần số cao. Cấu trúc này có khả năng tăng cường hiệu suất chuyển đổi quang và độ ổn định cao của pin năng lượng mặt trời nhờ khả năng truyền hạt tải tốt dựa vào sự đồng nhất và liên tục của màng Ag/SnS, giảm dòng điện thất thoát và điện trở tiếp xúc nhỏ dựa vào tiếp xúc ohmic tốt giữa điện cực và lớp TiO2. Linh kiện chế tạo dựa trên cấu trúc SnS/Ag/SnS cung cấp hiệu suất chuyển đổi quang học (h) là 4,83% (mật mật độ dòng quang điện ngắn mạch (JSC) 15,1 mA/cm2, hiệu điện thế hở mạch (VOC) 0,5 V) tại nhiệt độ phòng. Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi hướng đến khả năng kết hợp giữa một số kim loại quý với vật liệu SnS nhằm nâng cao hiệu suất chuyển đổi quang điện và độ ổn định của pin năng lượng mặt trời SnS

    ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIẢI TRÌNH TỰ GEN THẾ HỆ MỚI VÀ CÁC PHẦN MỀM TIN SINH HỌC TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ BIẾN THỂ DI TRUYỀN Ở NGƯỜI BỆNH TỰ KỶ VIỆT NAM

    Get PDF
    Tự kỷ là một hội chứng rối loạn phát triển của hệ thần kinh. Bệnh được biểu hiện bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp và các hành vi sở thích hạn chế, lặp đi lặp lại. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ và có xu hướng ngày càng tăng nhanh trên thế giới. Hiện nay chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm cho các triệu chứng của bệnh tự kỷ. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng tự kỷ là một trong bệnh có yếu tố di truyền chiếm từ 40-80%, và do nhiều gen liên quan. Nguy cơ di truyền của bệnh có liên quan đến ảnh hưởng kết hợp của các biến thể khác nhau. Giải trình tự vùng mã hóa - Whole exome sequencing (WES) đã xác định hàng chục nghìn biến thể gen trong mỗi exome ở nhiều bệnh đa gen như: tim mạch, thần kinh Vì thế, WES đang được coi là hướng đi đúng đắn để nghiên cứu di truyền bệnh tự kỷ. Bằng cách ứng dụng các phần mềm tin sinh học chuyên sâu như BWA (Burrows-Wheeler Alignment Tool); Picard; GATK (Genome Analysis Tool Kit), SnpEff, SnpSift, PolyPhen-2, nghiên cứu này đưa ra một quy trình cơ bản nhất để xác định các biến thể di truyền ở người bệnh tự kỷ. Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng phương pháp WES để phân tích mối liên quan di truyền với bệnh nhân tử kỷ ở Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu này làm cơ sở để định hướng cách thức phân tích số liệu WES

    Đặc điểm phân bố của lớp chân bụng (Gastropoda) ở khu vực nuôi trồng thủy sản trên tuyến sông Hậu

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định sự xuất hiện lớp Gastropoda ở khu vực nuôi trồng thủy sản trên tuyến sông Hậu thuộc tỉnh An Giang và Cần Thơ làm cơ sở đánh giá chất lượng nguồn nước. Nghiên cứu được thực hiện qua việc thu mẫu động vật đáy tại 19 điểm trên sông chính và sông nhánh vào thời điểm tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 năm 2019. Kết quả ghi nhận được 24 loài lớp chân bụng thuộc 17 giống, 11 họ và 7 bộ.  Số lượng loài ở An Giang (19 loài) thấp hơn Cần Thơ (21 loài). Số loài thu được trên sông chính là 22 loài và sông nhánh là 19 loài. Mật độ Gastropoda dao động từ 0 đến 5.447 cá thể/m2 và không tìm thấy cá thể nào ở điểm AG4 vào đợt 2; số cá thể trên sông chính và sông nhánh biến động từ 42-1.341 cá thể/m2. Thành phần loài và mật độ lớp Gastropoda phân bố rất rộng và có sự khác biệt giữa các điểm thu, theo từng đợt và kể cả trên sông chính và sông nhánh tại khu vực nghiên cứu. Chỉ số đa dạng Shannon (H’), độ giàu loài (d) và chỉ số đồng đều (J’) trên tuyến sông Hậu dao động lần lượt là 0,9-2,0, 0,7-3,5 và 0,4-0,9. Chỉ số H’ cho thấy các vị trí thu mẫu ở mức ô nhiễm trung bình đến ô nhiễm nặng. Kết quả nghiên cứu còn là nguồn dữ liệu cơ bản để xây dựng chương trình quan trắc sinh học trong khu vực nuôi trồng thủy sản trên sông Hậu

    Khảo sát hoạt tính sinh học một hợp chất flavonoid glucoside phân lập từ cao ethyl acetate hoa mai vàng (Ochna integerrima (Lour.) Merr.)

    Get PDF
    Từ hoa mai vàng, một dihydroflavonol glucoside đã được phân lập và khảo sát các hoạt tính sinh học. Cao ethyl acetate (cao EA) của hoa mai vàng có hoạt tính sinh học rất tốt như là chất kháng oxy hóa với IC50 là 2,27 µg/mL, (gấp 2 lần chất đối chứng acid ascorbic) và ức chế enzyme α-glucosidase với giá trị IC50 = 0,22±0.05 µg/mL (mạnh hơn 800 lần chất đối chứng Acarbose). Cao EA ức chế một chủng vi khuẩn Gram dươngC50 = 136,0±3,09 µg/mL). Cấu trúc hóa học của hợp chất phân lập từ cao EA được làm sáng tỏ bằng phân tích phổ nghiệm NMR và HR-MS và so sánh với các bài báo đã xuất bản, là 6-γ,γ-dimethylallyldihydrokaempferol 3-O-β-D-glucopyranoside. Tìm hiểu tổng quan xác nhận đây là một hợp chất mới trong chi Ochna. Hợp chất thể hiện tính kháng oxy hóa tốt (IC50 = 7,34 µg/mL), nhưng lại yếu trong ức chế vi sinh vật và enzyme acetylcholineesterase (IC50 > 256 µg/mL). Trong thử nghiệm trên enzyme acetylcholinesterase gây bệnh Alzheimer, cao EA có nồng độ ức chế tốt hơn của hợp chất (IC50-EA-extract = 128,00±9,67 µg/mL)..

    TỔNG HỢP DIESEL SINH HỌC TỪ DẦU HẠT CAO SU

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này là tổng hợp diesel sinh học từ một loại dầu thực vật không ăn được đó là dầu hạt cao su (RSO). Dầu hạt cao su dạng thô thường chứa nhiều chất bẩn và có hàm lượng acid béo tự do cao. Vì vậy, một quá trình gồm ba giai đoạn: xử lý sơ bộ dầu thô với methanol, ester hóa xúc tác acid và transester hóa xúc tác base đã được nghiên cứu để chuyển CRSO thành những mono?ester. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu suất phản ứng như tỷ lệ mol (methanol/dầu), hàm lượng xúc tác, nhiệt độ và thời gian phản ứng đã được khảo sát. Chất lượng của biodiesel được đánh giá thông qua việc xác định những tính chất quan trọng như: tỷ trọng tại 15oC, độ nhớt động học tại 40oC, chỉ số acid (AV), chỉ số iot (IV), thành phần acid béo, độ bền oxi hóa (OS), hàm lượng methyl ester, ăn mòn lá đồng (50oC, 3h), chỉ số cetane (CN), hàm lượng glycerin tự do, hàm lượng glycerin tổng và hàm lượng methanol
    corecore